Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập Sự chuyển thể của các chất

Chuyên đề Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể

Bài tập Sự chuyển thể của các chất thuộc chuyên đề Vật lý 10 với các dạng bài tập vận dụng và câu hỏi trọng tâm hỗ trợ học sinh ôn luyện môn Lý 10.

Dạng 4: Sự chuyển thể của các chất

A. Phương pháp & Ví dụ

- Công thức tính nhiệt nóng chảy: Q = λ m

Với λ(J/kg) là nhiệt nóng chảy riêng.

- Công thức tính nhiệt hóa hơi: Q = Lm.

Với L (J/kg) : Nhiệt hoá hơi riêng.

- Công thức tính nhiệt lượng thu vào hay tỏa ra: Q = m.c.(t2 – t1).

Bài tập vận dụng

Bài 1: Người ta thả một cục nước đá khối lượng 80g ở 0°C vào một cốc nhôm đựng 0,4kg nước ở 20°C đặt trong nhiệt lượng kế. Khối lượng của cốc nhôm là 0,20kg. Tính nhiệt độ của nước trong cốc nhôm khi cục nước vừa tan hết. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.105J/kg. Nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K và của nước là J/kg.K. Bỏ qua sự mất mát nhiệt độ do nhiệt truyền ra bên ngoài nhiệt lượng kế.

Hướng dẫn:

- Gọi t là nhiệt độ của cốc nước khi cục đá tan hết.

- Nhiệt lượng mà cục nước đá thu vào để tan thành nước ở t°C là: Q1 = l.m + c.m.t

- Nhiệt lượng mà cốc nhôm và nước tỏa ra cho nước đá là: Q2 = cAl . mAl ( t1 – t ) + cn . mn (t1– t)

- Áp dụng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Q1 = Q2 Φt = 4,5°C

Bài 2: Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho 5kg nước đá ở -10°C chuyển thành nước ở 0°C. Cho biết nhiệt dung riêng của nước đá là 2090J/kg.K và nhiệt nóng chảy riêng của nước đá 3,4.105J/kg.

Hướng dẫn:

- Nhiệt lượng cần cung cấp cho 5kg nước đá ở -10°C chuyển thành nước đá ở 0°C là: Q1 = m.c.Δt = 104500 J

- Nhiệt lượng cần cung cấp để 5kg nước đá ở 0°C chuyển thành nước ở 0°C là: Q2 = λ.m = 17.105 J

- Nhiệt lượng cần cung cấp cho 5kg nước đá ở -10°C chuyển thành nước ở 0°C là: Q = Q1 + Q2 = 1804500 J

Bài 3: Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho 10kg nước ở 25°C chuyển thành hơi ở 100°C. Cho biết nhiệt dung riêng của nước 4180 J/kg.K và nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.106J/kg.

Hướng dẫn:

- Nhiệt lượng cần cung cấp cho 10kg nước ở 25°C tăng lên 100°C là: Q1 = m.c.Δt = 3135 KJ

- Nhiệt lượng cần cung cấp để 10kg nước đá ở 100°C chuyển thành hơi nước ở 100°C là: Q2= L.m = 23000 KJ

- Nhiệt lượng cần cung cấp cho 10kg nước đá ở 25°C chuyển thành hơi nước ở 100°C là: Q = Q1 + Q2 = 26135 KJ

Bài 4: Tính nhiệt lượng cần phải cung cấp để làm cho 0,2 kg nước đá ở -20°C tan thành nước và sau đó được tiếp tục đun sôi để biến hoàn toàn thành hơi nước ở 100°C. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.105J/kg, nhiệt dung riêng của nước đá là 2,09.103 J/kg.K, nhiệt dung riêng của nước 4,18.103 J/kg.K, nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.106 J/kg.

Hướng dẫn:

- Nhiệt lượng cần phải cung cấp để làm cho một cục nước đá có khối lượng 0,2kg ở -20°C tan thành nước và sau đó tiếp tục đun sôi để biến hoàn toàn thành hơi nước ở 100°C.

Q = cd.m (t0 – t1) + l.m + cn.m(t2 - t1)+ L m = 619,96 kJ

Bài 5: Lấy 0,01kg hơi nước ở 100°C cho ngưng tụ trong bình nhiệt lượng kế chứa 0,2kg nước ở 9,5°C. nhiệt độ cuối cùng là 40°C, cho nhiệt dung riêng của nước là c = 4180 J/kg.K. Tính nhiệt hóa hơi của nước.

Hướng dẫn:

- Nhiệt lượng tỏa ra khi ngưng tụ hơi nước ở 100°C thành nước ở 100°C:

Q1 = L m1 = 0,01.L

- Nhiệt lượng tỏa ra khi nước ở 100°C thành nước ở 40°C:

Q2 = mc(100 - 40) = 0.01 .4180 (100 - 40) = 2508 J

- Nhiệt lượng tỏa ra khi hơi nước ở 100°C biến thành nước ở 40°C:

Q = Q1 + Q2 = 0,01 L + 2508 (1)

- Nhiệt lượng cần cung cấp để 0,2kg nước từ 9,5°C thành nước ở 40°C:

Q3 = 0,2.4180 (40 - 9,5) = 25498 J (2)

- Theo phương trình cân bằng nhiệt: (1) = (2). Vậy 0,01 L + 2508 = 25498. Suy ra:

L = 2,3.106J/kg.

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Điều nào sau đây là sai khi nói về sự đông đặc?

A. Sự đông đặc là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

B. Với một chất rắn, nhiệt độ đông đặc luôn nhỏ hơn nhiệt độ nóng chảy.

C. Trong suốt quá trình đông đặc, nhiệt độ của vật không thay đổi.

D. Nhiệt độ đông đặc của các chất thay đổi theo áp suất bên ngoài.

Chọn B

Câu 2: Điều nào sau đây là sai khi nói về nhiệt nóng chảy?

A. Nhiệt nóng chảy của vật rắn là nhiệt lượng cung cấp cho vật rắn trong quá trình nóng chảy.

B. Đơn vị của nhiệt nóng chảy là Jun (J).

C. Các chất có khối lượng bằng nhau thì có nhiệt nóng chảy như nhau.

D. Nhiệt nóng chảy tính bằng công thức Q = l.m

Chọn C

Câu 3: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của nhiệt nóng chảy riêng của vật rắn?

A. Jun trên kilôgam độ (J/kg. độ)

B. Jun trên kilôgam (J/ kg).

C. Jun (J)

D. Jun trên độ (J/ độ).

Chọn B

Câu 4: Điều nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt nóng chảy riêng của chất rắn?

A. Nhiệt nóng chảy riêng của một chất có độ lớn bằng nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng chảy 1kg chất đó ở nhiệt độ nóng chảy.

B. Đơn vị của nhiệt nóng chảy riêng là Jun trên kilôgam (J/ kg).

C. Các chất khác nhau thì nhiệt nóng chảy riêng của chúng khác nhau.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Chọn D

Câu 5: Tốc độ bay hơi của chất lỏng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Thể tích của chất lỏng.

B. Gió.

C. Nhiệt độ.

D. Diện tích mặt thoáng của chất lỏng

Chọn A

Câu 6: Điều nào sau đây là sai khi nói về hơi bão hoà?

A. Hơi bão hoà là hơi ở trạng thái cân bằng động với chất lỏng của nó.

B. Áp suất hơi bão hoà không phụ thuộc vào thể tích của hơi.

C. Với cùng một chất lỏng, áp suất hơi bão hoà phụ thuộc vào nhiệt độ, khi nhiệt độ tăng thì áp suất hơi bão hoà giảm.

D. Ở cùng một nhiệt độ, áp suất hơi bão hoà của các chất lỏng khác nhau là khác nhau.

Chọn C

Câu 7: Điều nào sau đây là sai khi nói về nhiệt hoá hơi.

A. Nhệt lượng cần cung cấp cho khối chất lỏng trong quá trình sôi gọi là nhiệt hoá hơi của khối chất lỏng ở nhiệt độ sôi.

B. Nhiệt hoá hơi tỉ lệ với khối lượng của phần chất lỏng đã biến thành hơi.

C. Đơn vị của nhiệt hoá hơi là Jun trên kilôgam (J/kg ).

D. Nhiệt hoá hơi được tính bằng công thức Q = L m trong đó L là nhiệt hoá hơi riêng của chất lỏng, m là khối lượng của chất lỏng.

Chọn C

Câu 8: Câu nào dưới đây là sai khi nói về áp suất hơi bão hoà?

A. Áp suất hơi bão hoà của một chất đã cho phụ thuộc vào nhiệt độ.

B. Áp suất hơi bão hoà phụ thuộc vào thể tích của hơi.

C. Áp suất hơi bão hoà ở một nhiệt độ đã cho phụ thuộc vào bản chất chất lỏng.

D. Áp suất hơi bão hoà không tuân theo định luật Bôi lơ Mari ốt

Chọn B

Câu 9: Chọn câu trả lời đúng. Trong sự nóng chảy và đông đặc của các chất rắn:

A. Mỗi chất rắn nóng chảy ở một nhiệt độ xác định, không phụ thuộc vào áp suất bên ngoài.

B. Nhiệt độ đông đặc của chất rắn kết tinh không phụ thuộc áp suất bên ngoài

C. Mỗi chất rắn kết tinh nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định trong điều kiện áp suất xác định.

D. Mỗi chất rắn nóng chảy ở nhiệt độ nào thì cũng sẽ đông đặc ở nhiệt độ đó.

Chọn C

Câu 10: Chọn câu trả lời đúng. Nhiệt nóng chảy riêng của vàng là 62,8.103 J/Kg.

A. Khối vàng sẽ toả ra nhiệt lượng 62,8.103 J khi nóng chảy hoàn toàn. Mỗi kg vàng cần thu nhiệt lượng 62,8.103 J hoá lỏng hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy.

B. Khối vàng cần thu nhiệt lượng 62,8.103J để hoá lỏng.

C. Mỗi kg vàng toả ra nhiệt lượng 62,8.103J khi hoá lỏng hoàn toàn.

Chọn B

Câu 11: Tính nhiệt lượng Q cần cung cấp để làm nóng chảy 100g nước đá ở 0°C. Biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.105J/kg

A. Q = 0,34.103 J.

B. Q = 340.105J

C. Q = 34.107J.

D. Q = 34.103J.

Nhiệt lượng Q cần cung cấp để làm nóng chảy nước đá là:

Q = λ m = 3,4.105.100 = 340.105 J.

Mời bạn làm thêm

Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Trắc nghiệm Vật lý 10, Giải bài tập Vật Lí 10, Giải bài tập Hóa 10 nâng cao, .... được biên soạn và đăng tải chi tiết.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Chuyên đề Vật lý 10

    Xem thêm