Bài tập Vật lý lớp 10 - Tổng hợp và phân tích lực
Bài tập Vật lý lớp 10 - Tổng hợp và phân tích lực
Bài tập Vật lý lớp 10 - Tổng hợp và phân tích lực là tài liệu hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 10 trong việc ôn tập và củng cố các kiến thức đã học môn Vật lý. Tài liệu này giúp các bạn học sinh hệ thống lại các vấn đề lý thuyết về lực, tổng hợp và phân tích lực. Các bài tập có đáp án đi kèm sẽ giúp các bạn ôn tập hiệu quả hơn. Mời các bạn tải về để tham khảo.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.
Chủ đề 1. TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC
A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT
1. Đặc điểm của vectơ lực:
+ Điểm đặt tại vật
+ Phương của lực tác dụng
+ Chiều của lực tác dụng
+ Độ lớn tỉ lệ với độ lớn cả lực tác dụng
2. Cân bằng lực
- Các lực cân bằng là các lực cùng tác dụng vào một vật và không gây ra gia tốc cho vật.
- Hai lực cân bằng: là hai lực cùng tác dụng vào một vật, cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều.
3. Tổng hợp lực là thay thế hai hay nhiều lực tác dụng đồng thời vào một vật bởi một lực sao cho tác dụng vẫn không thay đổi.
+ Lực thay thế được gọi là hợp lực.
+ Phương pháp tìm hợp lực được gọi là tổng hợp lực.
B. PHƯƠNG PHÁP
1. Phương pháp hình học để tìm hợp lực của hai lực
Bước 1. Tịnh tiến các lực về cùng điểm đặt.
Bước 2. Nếu các lực không cùng phương thì sử dụng quy tắc hình bình hành để xác định véc tơ tổng trên hình vẽ.
Bước 3. Sử dụng các công thức sau để tìm độ lớn của hợp lực.
\(F^2=F^2_1+F_2^2+2F_1F_2 \cos{\alpha}\) với \(\alpha=\left ( \vec{F_1},\vec{F_2} \right )\)
\(\dfrac{F}{\sin{\alpha_1}}=\dfrac{F}{\sin{\alpha_2}}=\dfrac{F}{\sin{\alpha_3}}\)
với α1, α2, α3 là các góc đối diện với các lực tương ứng (định lí hàm số sin).
Các trường hợp đặc biệt
- Nếu \(F_1=F_2=A\) thì \(F=A\sqrt{2+2\cos{\alpha}}=2A.\cos{\dfrac{\alpha}{2}}\)
- Nếu \(\vec{F_1}\perp \vec{F_2}\) thì \(F=\sqrt{F_1^2+F_2^2}\)
- Nếu \(\vec{F_1}\uparrow \uparrow \vec{F_2}\) thì \(F=F_1+F_2\)
- Nếu \(\vec{F_1}\uparrow \downarrow \vec{F_2}\) thì \(F=\left | F_1-F_2 \right |\)
Lưu ý: Nếu có hai lực, thì hợp lực có giá trị trong khoảng: |F2 - F1| ≤ Fhl ≤ |F1 + F2|
2. Phương pháp đại số để tìm hợp lực của ba lực trở lên
Bước 1. Chọn hệ trục tọa độ.
Bước 2. Xác định các góc \(\left ( \vec{F_1},Ox \right ) =\alpha_1;\left ( \vec{F_2},Ox \right )=\alpha_2; \left ( \vec{F_3},Ox \right ) =\alpha_3,...\)
Bước 3. Tìm hình chiếu của các lực trên trục:
\(\left\{\begin{matrix} F_x =F_1\cos{\alpha_1}+F_2\cos{\alpha_2}+F_3\cos{\alpha_3}+... \\ F_y =F_1\sin{\alpha_1}+F_2\sin{\alpha_2}+F_3\sin{\alpha_3}+... \end{matrix}\right.\)
Bước 4. Xác định độ lớn của hợp lực bởi công thức và bởi công thức \(F=\sqrt{F_x^2+F_y^2}\)
\(\left ( \vec{F},Ox \right )=\alpha\) bởi công thức \(\left [ \begin{matrix}\tan{\alpha}=\dfrac{F_x}{F_y}\Leftrightarrow F_x.F_y>0 \\\tan{\alpha}=-\dfrac{F_x}{F_y}\Leftrightarrow F_x.F_y<0\end{matrix} \right.\)
B. BÀI TẬP
Bài 1. Cho hai lực đồng qui có cùng độ lớn 10 (N). Khi đó, hợp lực và góc hợp giữa hai lực thành phần có giá trị lần lượt là bao nhiêu?
ĐS. Fhl = 15 (N); α = 900.
Bài 2. Cho hai lực đồng qui có độ lớn F1 = F2 = 20 (N). Độ lớn của hợp lực là F = 34,6 (N) khi hai lực thành phần hợp với nhau một góc là bao nhiêu?
ĐS. 600
Bài 3. Cho hai lực đồng qui có độ lớn F1 = 16 (N), F2 = 12 (N). Độ lớn hợp lực của chúng có thể là bao nhiêu?
ĐS. F = 20 (N)
Bài 4. Cho hai lực đồng qui có cùng độ lớn 30 (N). Hỏi góc giữa hai lực bằng bao nhiêu thì hợp lực cũng có độ lớn bằng 30 (N)?
ĐS. 1200
Bài 5: Cho ba lực đồng qui cùng nằm trên một mặt phẳng, có độ lớn F1 = F2 = F3 = 20 (N) và từng đôi một với nhau hợp thành góc 1200. Hợp lực của chúng có độ lớn là bao nhiêu?
ĐS. F = 20 (N)
Bài 6. Một vật m = 5kg được giữ yên trên mặt phẳng nghiêng góc \(75^0\) so với phương ngang bằng một sợi dây mảnh và nhẹ, bỏ qua ma sát. Tìm lực căng của sợi dây (lực mà tác dụng lên sợi dây bị căng ra)?
(còn tiếp)
Mời bạn đọc tải tài liệu tham khảo để xem đầy đủ tài liệu!