Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục công dân mô đun 3 THCS

Bài tập cuối khóa môn Giáo dục công dân mô đun 3 THCS

Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục công dân mô đun 3 THCS được VnDoc sưu tầm là mẫu giáo án bài theo chương trình mới để các thầy cô tham khảo phục vụ cho học tập, nghiên cứu module 3. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo.

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

TÊN CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN TRONG SỰ NGHIỆP

CÔNG NGHIỆP HÓA- HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC

GDCD 9

Thời lượng: 01 tiết

Giáo viên:

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

Phẩm chất, năng lực

YCCĐ

(STT của YCCĐ)

NĂNG LỰC ĐẶC THÙ

Năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi đạo đức, hành vi pháp luật

Hiểu được những định hướng cơ bản, những nhiệm vụ quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ CNH- HĐH đất nước

1

Hiểu vị trí, vai trò, trách nhiệm của thế hệ thanh niên trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước

2

NĂNG LỰC CHUNG

Năng lực giao tiếp và hợp tác

Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập

Giải quyết vấn đề và sáng tạo

Sử dụng được các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi phát hiện giải quyết các nhiệm vụ của cuộc sống

PHẨM CHẤT CHỦ YẾU

Trách nhiệm

Hợp tác, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau khi thực hiện nhiệm vụ

Chăm chỉ

Hoàn thành các nhiệm vụ được giao

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. GV:

- Kế hoạch bài học

- Sách học sinh, sách giáo khoa môn GDCD, lớp 9;

- Giấy khổ rộng, bút dạ, băng dính (hồ dán), kéo;

- Trường hợp, tình huống liên quan đến nội dung bài học.

2. HS:

- HS đọc, tìm hiểu trước bài học

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động học

(Thời gian)

Mục tiêu

(STT YCCĐ)

Nội dung dạy học

trọng tâm

PP/KTDH

chủ đạo

Phương án đánh giá

Hoạt động 1: Khởi động

(1)

Cho HS nghe bài hát "Khát vọng tuổi trẻ"- Vũ Hoàng

? Lời bài hát muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì?

Đàm thoại, giải quyết vấn đề

Phương pháp: Vấn đáp

Công cụ: Câu hỏi

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

(1)

(2)

1. Tìm hiểu ý nghĩa của CNH- HĐH

2. Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH- HĐH

3. Phương hướng rèn luyện của thanh niên

Dạy học hợp tác,

đàm thoại, DH theo nhóm

Phương pháp: Vấn đáp

Công cụ: Câu hỏi

Hoạt động 3: Luyện tập

(1)

(2)

- Theo em thanh niên cần có trách nhiệm gì trong sự nghiệp CNH-HĐH?

- Phương hướng rèn luyện của thanh niên

- GV yêu cầu HS về nhà viết(khoảng 10 dòng) nói lên quan điểm, suy nghĩ của em về trách nhiệm của học sinh hiện nay

- Dạy học giải quyết vấn đề, DH theo nhóm

Phương pháp: Vấn đáp, đánh qua sản phẩm của HS

Công cụ: Bài tập

Hoạt động 4: Tìm tòi và mở rộng

(4)

(5)

(6)

- Hãy xây dựng một kế hoạch học tập, rèn luyện của mình trong năm học này. Trao đổi với các bạn trong nhóm

- So sánh trách nhiệm của thanh niên trong thời kỳ chiến tranh và trong thời kỳ CNH- HĐH đất nước

- Dạy học giải quyết vấn đề, DH KWL

Phương pháp: đánh qua sản phẩm của HS

Công cụ: Thang đánh giá

III. Các công cụ đánh giá trong chủ đề/bài học

1. Câu hỏi (tự xây dựng câu hỏi có liên quan bài học)

2. Thang đánh giá

IV. Xây dựng chi tiết

Thang đánh giá

Nội dung yêu cầu

Mức đánh giá

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Phần xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện

Xây dựng kế hoạch chưa rõ ràng và không cụ thể các mốc thời gian thực hiện

Xây dựng kế hoạch rõ ràng nhưng cụ thể các mốc thời gian thực hiện

Xây dựng kế hoạch rõ ràng và cụ thể các mốc thời gian thực hiện

So sánh trách nhiệm của thanh niên trong thời kỳ chiến tranh và trong thời kỳ CNH- HĐH đất nước

Chỉ ra được 2 trách nhiệm của thanh niên

Chỉ ra được hơn 2 trách nhiệm của thanh niên

Chỉ ra được hơn 5 trách nhiệm của thanh niên

Trên đây là nội dung chi tiết của Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục công dân mô đun 3 THCS. Tất cả các tài liệu về Văn bản Giáo dục đào tạo được VnDoc cập nhật và đăng tải thường xuyên. Chi tiết nội dung của các Văn bản, Thông tư mời các bạn cùng theo dõi và tải về sử dụng.

Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Thư viện Giáo Án điện tử VnDoc

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm