Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập năm 2024

Kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập năm 2024 là mẫu kế hoạch được lập ra để lên kế hoạch về việc giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập trong năm học mới.

1. Kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập

1.1. Kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập - Mẫu 1

KẾ HOẠCH

DẠY HỌC HOÀ NHẬP TRẺ KHUYẾT TẬT

NĂM HỌC .....

Căn cứ Thông tư 39/2009/TT-BGDĐT ngày 29 tháng 12 năm 2009 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy định giáo dục hoà nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn;

Căn cứ kế hoạch giáo dục của nhà trường đầu năm học năm học .....

Căn cứ kế hoạch hoạt động đầu năm của tổ khối, nay tôi xây dựng kế hoạch dạy học hòa nhập trẻ khuyết tật năm học ..... cuả lớp như sau:

I. Đặc điểm tình hình

1. Thuận lợi

Lớp ….luôn nhân được sự quan tâm chỉ đạo sâu sắt cảu nhà trường, các tổ chứ trong trường, đặt biệt là tổ khối luôn tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên triển khai thực hiện nhiệm vụ dạy học trẻ khuyết tật trong lớp chủ nhiệm.

Giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo, yêu nghề mến trẻ, đã được tập huấn về dạy học trẻ khuyết tật.

- Gia đình trẻ khuyết tật luôn ủng hộ và hợp tác chặt chẽ với giáo viên để cùng giúp đỡ các cháu.

Các em học sinh chịu khó đến lớp, đến trường, thực hiện khá tốt nội quy trường lớp.

Trường đạt điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đầy đủ đáp ứng được nhu cầu dạy và học.

2. Khó khăn

Giáo viên dạy trẻ hoà nhập chưa được đào tạo bài bản mà chỉ được tập huấn trong thời gian ngắn nên còn gặp khó khăn tỏng một số hoạt động giáo dục.

Nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên có phần hạn chế trong việc giúp đỡ con em mình.

3. Số liệu học sinh

STT

Họ và tên

Lớp

Nữ

Ngày sinh

Loại tật

Ghi chú

1

…..

….

…..

Trí tuệ

….

II. Mục tiêu

Dạy các kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự phục vụ…phù hợp với lứa tuổi, tạo điều kiện tốt nhất về tinh thần cũng như vật chất giúp các em hoà nhập cuộc sống cộng đồng.

Hướng dẫn và tạo điều kiện cho trẻ giao tiếp với bạn bè, thầy cô tạo cơ hội phát triển năng lực bản thân góp phần tạo bầu không khí thân thiện trong nhà trường.

Hướng dẫn học sinh biết ứng xử với những sự việc xung quanh mình, học tập, vui chơi lành mạnh, từng bước hình thành sự tự tin của trẻ trước bạn bè, tập thể và cộng đồng.

Giúp đỡ và dạy học sinh biết đọc, viết, tính toán có thể học tiếp lớp học, cấp học trên.

III. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện

1. Đối với giáo viên

Tìm hiểu kĩ đặc điểm tâm, sinh lí, hoàn cảnh gia đình và điều kiện sống của trẻ từ đó tìm biện pháp giáo dục phù hợp.

Đề xuất, kiến nghị với tổ chuyên môn và nhà trường về những giải pháp giáo dục trẻ.

Kịp thời báo cáo nhà trường về tình hình của trẻ khuyết tật lớp mình phụ trách và những vấn đề liên quan đến giáo dục trẻ khuyết tật.

Thường xuyên giữ mối liên hệ với cha mẹ học sinh hoặc người đỡ đầu để thông báo kịp thời về tình hình học tập của trẻ tới gia đình đồng thời phối hợp tạo điều kiện tốt nhất để các em học tập và rèn luyện. Hướng dẫn cha mẹ học sinh cách giáo dục trẻ, đồng cảm và chia sẻ với họ bằng tình cảm trân thành, thân thiện.

Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên với trẻ khuyết tật, giữa trẻ KT với học sinh khác trong lớp, trong trường. Tạo cho trẻ có được cảm giác an toàn, được tôn trọng. Giáo dục học sinh khác trong lớp biết cách động viên, chia sẻ, hỗ trợ giúp đỡ trẻ KT bằng tình cảm bạn bè gần gũi.

Tăng cường tự học, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp về phương pháp giáo dục trẻ KT.

Trong giảng dạy và giáo dục luôn dành cho đối tượng này sự quan tâm đặc biệt. Thường xuyên theo dõi chỉ bảo tận tình coi trẻ như con em mình.

Nghiên cứu kĩ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp về công tác giáo dục trẻ KT học hoà nhập để thực hiện.

Thường xuyên hướng tới việc thực hiện mục tiêu, điều chỉnh kế hoạch và có thể đề xuất điều chỉnh mục tiêu phù hợp với sự phát triển của trẻ.

IV. Kế hoạch thực hiện cụ thể

Thời gian

Nội dung

TT/ cá nhân thực hiện

Tồn tại/

điều chỉnh

Tháng 8/....

- Điều tra nắm số liệu trẻ KT.

- Huy động trẻ ra lớp.

- GVCN

- GVCN

Tháng 9/....

- Xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật ở lớp học, ở nhà.

- Lập hồ sơ theo dõi, họp phụ huynh.

- GV

-GVCN

Tháng 10/......

- Giáo viên làm hồ sơ theo dõi.

- Tiến hành giáo dục các em theo đặc thù đối tượng để các em hoà nhập.

- GVCN

Từ 11/..... đến 4/....

- Tiếp tục giáo dục các em theo đặc thù đối tượng để các em hoà nhập.

- Theo dõi, đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh khuyết tật theo từng tháng.

- Theo dõi tình hình sức khỏe củe học sinh theo từng tháng.

- GVCN và GV

- NV ytế

Tháng 5/......

- Tổng kết đánh giá công tác giáo dục, chăm sóc trẻ khuyết tật

- GVCN

1.2. Kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập - Mẫu 2

PHÒNG GDĐT ...........
TRƯỜNG TIỂU HỌC ..............

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:............

.............., ngày ... tháng ... năm ....

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT
Năm học .......

Căn cứ vào Điều 10 tại thông tư 32/2009/TT-BGDĐT của BGDĐT ngày 27/10/2009 về đánh giá học sinh khuyết tật;

Căn cứ Công văn 2345/BGDĐT- GDTH ngày 07/6/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường cấp tiểu học;

Căn cứ hướng dẫn số ........., ngày ........ của Phòng Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học ...... của Cấp Tiểu học;

Căn cứ tình hình thực tế của địa phương xã .............., tình hình thực tế của nhà trường, phát huy những thành tích đã đạt được năm học trước; Trường tiểu học .............. xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật năm học .......... như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:

1. Thuận lợi:

- Được sự quan tâm của ngành cấp trên về công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.

- Mỗi năm đều được tập huấn về dạy học hòa nhập trẻ khuyết tật cho giáo viên chủ nhiệm.

- Tất cả thầy cô giáo đều có sự quan tâm đặt biệt đến đối tượng này.

- Ý thức học tập của các em có phần tiến bộ.

2. Khó khăn:

- Việc xác định năng lực còn lại của em để có cơ sở theo dõi quản lí, giáo dục chưa khoa học.

- Do chưa xác định được năng lực của em nên việc đánh giá còn lúng túng.

- Các em chưa được cha mẹ quan tâm, dìu dắt đúng mực.

3. Số lượng học sinh khuyết tật: 02

STT

Họ và tên

Lớp

Dạng Khuyết tật

Ghi chú

II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC HOÀ NHẬP:

1. Giúp trẻ khuyết tật được hưởng quyền học tập bình đẳng như những học sinh khác.

2. Tạo điều kiện và cơ hội cho trẻ khuyết tật học văn hóa, vui chơi giải trí, hòa nhập cộng đồng, phục hồi chức năng và phát triển.

III. NHIỆM VỤ CỤ THỂ:

1. Nhiệm vụ:

1.1 Đối với nhà trường:

  • Huy động và tiếp nhận trẻ khuyết tật đến học;
  • Xây dựng cơ sở vật chất, tạo cơ hội và điều kiện cho trẻ khuyết tật, được tham gia các hoạt động hòa nhập với cộng đồng;
  • Xây dựng kế hoạch hoạt động, đội ngũ giáo viên, nhân viên hỗ trợ cho trẻ khuyết tật theo đơn vị lớp;
  • Phối hợp chặt chẽ với gia đình, các tổ chức xã hội và các lực lượng cộng đồng để chăm sóc, giáo dục cho trẻ khuyết tật;
  • Tạo điều kiện cho giáo viên, nhân viên tham gia học tập nâng cao chuyên môn về giáo dục cho trẻ khuyết tật;

1.2 Đối với lớp hòa nhập:

- Cần quan tâm, chia sẽ, động viên trẻ khuyết tật tham gia các hoạt động của lớp.

- Hỗ trợ trẻ khuyết tật về các hoạt động mà họ chưa thực hiện được.

1.3. Đối với tổ, khối:

  • Xây dựng, thống nhất, triển khai kế hoạch giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở khối lớp phụ trách theo sự chỉ đạo ngành cấp trên;
  • Tham gia xây dựng, giám sát và đánh giá thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân của trẻ khuyết tật, của giáo viên;
  • Sinh hoạt chuyên môn thường kỳ, tổ chức các chuyên đề giáo dục cho trẻ khuyết tật;
  • Phối hợp với các tổ chức, các cơ sở giáo dục khác trong việc giáo dục hòa nhập dành cho trẻ khuyết tật.

1.4. Đối với cá nhân giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp có trẻ khuyết tật:

Giáo viên trong giáo dục hòa nhập dành cho trẻ khuyết tật phải tôn trọng và thực hiện các quyền của trẻ khuyết tật; có phẩm chất đạo đức tốt, yêu thương trẻ khuyết tật; có năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ về giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật.

Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chương trình, kế hoạch dạy học theo yêu cầu và các quy định của trường.

Chủ động phối hợp với tổ, khối chuyên môn trong việc lập kế hoạch giáo dục cá nhân; tổ chức hoạt động giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục theo kế hoạch giáo dục cá nhân của trẻ khuyết tật.

Thường xuyên tự bồi dưỡng, đổi mới phương pháp, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật.

Tư vấn cho nhà trường và gia đình trẻ khuyết tật trong việc hỗ trợ, can thiệp, xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật.

* Giáo viên lập hồ sơ giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật của lớp gồm:

  • Kế hoạch GDHNNKT (Sổ theo dõi tiến bộ của học sinh khuyết tật);
  • Danh sách trẻ khuyết tật;
  • Bài kiểm tra;
  • Hồ sơ này sẽ được bàn giao cho giáo viên lớp trên.

1.5 Đối với trẻ khuyết tật:

Chăm lo rèn luyện, phục hồi chức năng, bảo vệ sức khỏe; thực hiện nhiệm vụ học tập và rèn luyện theo chương trình và kế hoạch của trường; tham gia các hoạt động trong và ngoài nhà trường phù hợp với khả năng của mình.

Tôn trọng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện; thực hiện nội quy nhà trường; giữ gìn và bảo vệ tài sản chung.

Báo cáo tình hình sức khỏe, khả năng học tập cho người phụ trách lớp hoặc đề xuất nhu cầu hỗ trợ đặc biệt.

2. Xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân dành cho trẻ khuyết tật:

Mỗi trẻ khuyết tật đều được lập hồ sơ giáo dục cá nhân, trong đó có các thông tin về: khả năng, nhu cầu; các đặc điểm cá nhân; mục tiêu hàng năm và mục tiêu học kỳ; thời gian thực hiện; nội dung, biện pháp thực hiện; người thực hiện; kết quả đánh giá và điều chỉnh sau đánh giá đối với người học.

Kế hoạch giáo dục cá nhân dành cho trẻ khuyết tật được xây dựng trên cơ sở chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học chung và nhu cầu, khả năng của trẻ khuyết tật theo hướng dẫn của Bộ. Chú ý trong kế hoạch phải nêu được rõ khả năng học tập của trẻ ở những môn nào với mức độ ra sao để thực hiện đúng thực tế và hiệu quả. Đánh giá học sinh khuyết tật dựa trên mức độ thực tế và khả năng thực tế của các em.

3. Nội dung, phương pháp giáo dục, đánh giá kết quả GDHNNKT;

3.1. Nội dung, phương pháp giáo dục:

Căn cứ nội dung chương trình giáo dục theo quy định của Bộ GD - ĐT đối với cấp Tiểu học.

Dựa vào khả năng, nhu cầu của mỗi trẻ khuyết tật đã xác định trong sổ KHGDCN và kế hoạch giáo dục chung.

Trên cơ sở đó giáo viên điều chỉnh nội dung, chương trình các môn học và phương pháp giáo dục một cách phù hợp với từng đối tượng người học.

GV chủ nhiệm đề xuất miễn, giảm một số môn học, nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của cá nhân người học không thể đáp ứng được.

3.2. Đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật:

Yêu cầu đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập dành cho trẻ khuyết tật dựa vào nội dung, hình thức học tập đã được điều chỉnh; kết quả thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân, chú trọng đến sự tiến bộ trong việc rèn luyện các kỹ năng xã hội, kỹ năng sống, khả năng hòa nhập theo từng đối tượng cụ thể.

Việc đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập dành cho trẻ khuyết tật phải căn cứ vào các hoạt động, kết quả học tập, lưu giữ bài làm, bài tập và nhận xét của giáo viên, được phân công giảng dạy hoặc phụ trách trẻ khuyết tật.

Việc đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập dành cho trẻ khuyết tật được thực hiện theo nguyên tắc động viên, khuyến khích và ghi nhận sự tiến bộ của người học.

Nơi nhận:

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

- Nhà trường (chỉ đạo thực hiện)

- GV có HSKT (Thực hiện)

- Lưu VT.

2. Hồ sơ khuyết tật hòa nhập

Tải về để xem trọn bộ Hồ sơ khuyết tật hòa nhập.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm