Lưu huỳnh đioxit có thể tham gia phản ứng
Tính chất hóa học của SO2
Lưu huỳnh đioxit có thể tham gia phản ứng được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến tính chất hóa học của lưu huỳnh đioxit (SO2). Cũng như đưa ra các lý thuyết, câu hỏi bài tập liên quan đến SO2. Hy vọng thông qua nội dung câu hỏi cũng như phần bài tập vận dụng, sẽ giúp bạn đọc củng cố kiến thức, rèn luyện thao tác làm bài tập. Mời các bạn tham khảo.
Lưu huỳnh đioxit có thể tham gia những phản ứng sau:
(1) SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
(2) SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
Câu nào sau đây diễn tả không đúng tính chất của các chất trong những phản ứng trên?
A. Phản ứng (1): SO2 là chất khử, Br2 là chất oxi hóa.
B. Phản ứng (2): SO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.
C. Phản ứng (2): SO2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử.
D. Phản ứng (1): Br2 là chất oxi hóa, phản ứng (2): H2S là chất khử.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Đáp án B
Tính chất hóa học của lưu huỳnh đioxit
1. SO2 là oxit axit
a) Lưu huỳnh đioxit Tác dụng với nước:
SO2 + H2O ⇋ H2SO3
b) Lưu huỳnh đioxit Tác dụng với dung dịch bazơ (có thể tạo thành 2 loại muối sunfit và hiđrosunfit)
SO2 + NaOH → NaHSO3
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
c) Lưu huỳnh đioxit Tác dụng với oxit bazơ → muối:
SO2 + CaO → CaSO3
* SO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa (do S trong SO2 có mức oxi hóa trung gian +4)
2. Lưu huỳnh đioxit là chất oxi hóa
SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
3. Lưu huỳnh đioxit là chất khử
2SO2 + O2 ⇋ 2SO3 (V2O5, 4500C)
Cl2 + SO2 + 2H2O → H2SO4 + 2HCl
5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → 2MnSO4 + K2SO4 + 2H2SO4
SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr
Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1: Cho phản ứng hóa học:
FeS + H2SO4 đặc \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
Sau khi cân bằng phản ứng hoá học trên với hệ số của các chất là những số nguyên dương, tối giản thì tổng hệ số của H2SO4 và FeS là bao nhiêu?
A. 12
B. 10
C. 14
D. 16
Phương trình phản ứng FeS tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng
2FeS + 10H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 9SO2 + 10H2O
Câu 2. Dãy các chất tác dụng với lưu huỳnh đioxit là
A. Na2O, CO2, NaOH, Ca(OH)2
B. CaO, K2O, KOH, Ca(OH)2
C. HCl, Na2O, Fe2O3, Fe(OH)3
D. Na2O, CuO, SO3, CO2
A. Loại CO2 không phản ứng
C. Loại HCl, Fe2O3 ,Fe(OH)3 không phản ứng.
D. Loại CuO, SO3 ,CO2 không phản ứng.
Câu 3. Khi sục khí SO2 vào dung dịch H2S thì
A. dung dịch bị vẩn đục màu vàng.
B. không có hiện tượng gì.
C. dung dịch chuyển thành màu nâu đen.
D. tạo thành chất rắn màu đỏ.
Khi sục khí SO2 vào dung dịch H2S thì dung dịch bị vẩn đục màu vàng do S sinh ra:
SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
Câu 4. Cho các sơ đồ phản ứng sau:
(1) MnO2 + HCl → khí X;
(2) FeS + HCl → khí Y;
(3) Na2SO3 + HCl → khí Z;
(4) NH4HCO3 + KOH (dư) → khí G.
Những khí sinh ra tác dụng được với NaOH là
A. Y, Z, G.
B. X, Y, G.
C. X, Z, G.
D. X, Y, Z.
(1) MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 (X) + 2H2O
(2) FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S (Y)
(3) Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + SO2 (Z) + H2O
(4) NH4HCO3 + 2KOH (dư) → K2CO3 + NH3 (G) + 2H2O
=> những khí tác dụng được với NaOH là: Cl2 (X), H2S (Y), SO2 (Z)
-----------------------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lưu huỳnh đioxit có thể tham gia phản ứng. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 10, Giải bài tập Sinh học lớp 10, Giải Vở BT Sinh Học 10, Giải bài tập Sinh học 10 ngắn nhất, Tài liệu học tập lớp 10.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.