Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tài liệu xây dựng trường học không khói thuốc lá

Xây dựng trường học không khói thuốc lá

Tài liệu xây dựng trường học không khói thuốc lá được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải trong bài viết này. Tài liệu gồm biên bản giám sát tình hình triển khai các hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá; những thông tin về thuốc lá, tác hại của thuốc lá, bệnh tật từ thuốc lá.

Những loại ung thư dễ mắc với người hút thuốc

Bài 1

TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ

I. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC LÁ

Trên thế giới hiện có 1,3 tỷ người hút thuốc lá. tại các nước phát triển, tỷ lệ hút thuốc lá đang giảm đi trong những thập kỷ qua, ngược lại tại các nước đang phát triển việc sử dụng thuốc lá có xu hướng gia tăng. tại Việt Nam, theo Điều tra toàn cầu năm 2010 về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành (trên 15 tuổi), Việt Nam là một trong 15 nước có số người hút thuốc cao nhất thế giới. tỷ lệ nam giới trưởng thành hút thuốc là 47,4%. trong giới trẻ độ tuổi từ 15-24, tỷ lệ hút thuốc trong nam giới là 26,1% và nữ giới là 0,3%. Điều tra toàn cầu về tình hình sử dụng thuốc lá trong học sinh từ 13-15 tuổi năm 2014 cho thấy 47,7% học sinh phơi nhiễm với khói thuốc tại nhà; 66,5% học sinh phơi nhiễm với khói thuốc tại địa điểm công cộng trong nhà. Việt Nam hiện có 33 triệu người không hút thuốc thường xuyên phải hít khói thuốc tại nhà và hơn 5 triệu người trưởng thành không hút thuốc thường xuyên phải hít khói thuốc tại nơi làm việc. trong học sinh độ tuổi từ 13-15, có khoảng 60% học sinh hút thuốc thụ động tại nhà và khoảng 70% hút thuốc thụ động tại nơi công cộng

II. TÁC HẠI CỦA HÚT THUỐC VÀ HÚT THUỐC THỤ ĐỘNG

Thành phần và độc tính trong khói thuốc lá:

* Nicotine là một chất gây nghiện có trong thuốc lá, được hấp thụ vào máu và ảnh hưởng đến não bộ trong khoảng 10 giây sau khi hút vào. Sau mỗi lần hít một hơi thuốc lá, Nicotine gây tăng nhịp đập của tim, co thắt mạch máu ở tim, tăng mạch và huyết áp. Cơ quan Kiểm soát Dược và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) xếp nicotine vào nhóm các chất có tính chất dược lý gây nghiện mạnh, tương tự Heroin và Cocain. Khi Nicotine trong khói thuốc gắn kết thụ thể Nicotine trên các tế bào thần kinh tại “trung tâm thưởng” ở hệ viền não bộ, các hóa chất trung gian dẫn truyền thần kinh được phóng thích gây ra một loạt các phản ứng hóa học tạo ra nhiều tác động tâm thần kinh như cảm giác sảng khoái, vui vẻ, tăng hoạt động nhận thức. Tuy nhiên cảm giác đó sẽ mau qua đi sau vài phút. Khi nồng độ Nicotine trong cơ thể giảm xuống, người hút thuốc sẽ cảm thấy bứt rứt, căng thẳng; không tập trung được; buồn bã, lo lắng; rối loạn giấc ngủ... vì vậy để có sự thoải mái, người hút thuốc phải tiếp tục hút thuốc.

Ở những người sử dụng thuốc lá, Nicotine được tìm thấy ở tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể và trong cả sữa mẹ. Đối với những người hút trên 15 điếu thuốc một ngày, nồng độ Nicotine trong máu luôn ở mức cao làm cho việc cai thuốc trở lên khó khăn hơn rất nhiều1. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các nhà sản xuất thuốc lá sử dụng nhiều hoá chất đi kèm nhằm tăng độ hấp thu Nicotine vào cơ thể.

* Hắc ín hay còn gọi là nhựa thuốc lá, có màu đen và quánh giống như nhựa đường, chứa rất nhiều chất gây ung thư.

* Khí CO trong khói thuốc lá khi hấp thụ vào máu sẽ gắn kết rất chặt với hemoglobine trong hồng cầu, làm giảm khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu, giảm nồng độ oxy trong máu, “làm máu đặc hơn và làm tăng gánh nặng cho tim”. Khí CO góp phần hình thành các mảng xơ vữa động mạch, đồng thời làm suy giảm sự hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu và ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và điều chỉnh cơ thể, liên quan đến bệnh tim, đột quỵ và các vấn đề tuần hoàn khác.

* Benzene: Là một chất sinh ung thư được tìm thấy trong khói của dầu khí hay trong thuốc trừ sâu bọ. Chất này có nồng độ rất cao trong khói thuốc lá, lượng Benzene tác động đến con người từ khói thuốc lá chiếm một nửa lượng Benzene xâm nhập vào con người từ tất cả các nguồn.

* Nitrosamines: Là một chất gây ung thư rất mạnh có nhiều trong khói thuốc và cả trong các sản phẩm thuốc lá không khói.

* Ammonia: Là một chất được sử dụng trong thuốc kích thich tăng trưởng và trong các sản phẩm tẩy rửa. Trong sản xuất thuốc lá, chất này được sử dụng tăng cườn g khả năng hấp thụ Nicotine của niêm mạc đườn g hô hấp , vì thế cùn g một lượn g khói thuốc hít vào , lượn g Nicotine được hấp thụ tăng lên.

* Formaldehyde: Dung dịch dùng trong ướp xác, và nó cũng có nhiều trong khói thuốc. Chất này gây kích thích mũi, họng và mắt của người hút thuốc khi hít phải khói thuốc lá.

* Polycyclic aromatic hydrocarbon (PAH): Là một chất gây ung thư tìm thấy trong dầu đi ê zen và sản phẩm đốt cháy khác

Tác hại đối với sức khỏe:

Khói thuốc chứa hơn 7.000 hóa chất, trong đó có khoảng 69 chất gây ung thư. Các hóa chất này khi vào cơ thể, tác động lên tế bào, gây viêm mãn tính, biến đổi tế bào dẫn đến loạn sản rồi ác tính hóa. Nicotine trong khói thuốc lá là chất được các cơ quan kiểm soát Dược và Thực phẩm Hoa kỳ (FDA) xếp vào nhóm có tính dược lý gây nghiện tương tự như Heroin và Cocain.

Với các thành phần độc tính trong khói thuốc, khói thuốc lá đã được khoa học chứng minh là một trong các nguyên nhân gây ra hơn 25 căn bệnh khác nhau như: Ung thư phổi, ung thư thanh quản, ung thư khoang miệng, ung thư da, các bệnh tim mạch,...(xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, đột quỵ, nhồi máu cơ tim,...) và các bệnh về hô hấp,... Sử dụng thuốc lá là một trong các nguyên nhân chính gây ra các bệnh không lây nhiễm. Tính chung trên thế giới, sử dụng thuốc lá gây ra 90% các ca ung thư phổi, 75% các ca bệnh phổi tác nghẽn mạn tính và 25% các trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ(3). Theo ước tính ở Hoa Kỳ, sử dụng thuốc lá là nguyên nhân của khoảng 30% các trường hợp tử vong do bệnh ung thư.

theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới, trong thế kỷ 20 trên thế giới đã có 100 triệu người chết do các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá. Mỗi năm thuốc lá gây ra gần 6 triệu ca tử vong, con số này sẽ tăng thành hơn 8 triệu một người vào năm 2020, trong đó 70% số ca tử vong sẽ xảy ra ở các nước đang phát triển. Nếu các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá hiệu quả không được thực hiện thì trong thế kỷ này sử dụng thuốc lá sẽ giết chết 1 tỷ người.

Tại Việt Nam trong khi xu hướng mắc các bệnh lây nhiễm giảm thì các bệnh không lây nhiễm gia tăng nhanh chóng. các bệnh có nguyên nhân chính từ sử dụng thuốc lá như đột quỵ, mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (cOPD), ung thư phổi... là những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong ở nam giới. Gần 11% tổng số ca tử vong ở nam giới là do các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá(5). Mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 40.000 người tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá. Nếu Việt Nam không thực hiện ngay các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá hiệu quả, con số này sẽ tăng lên thành 70.000 ca/năm vào năm 2030.

Khói thuốc lá cũng được xác định là nguyên nhân gây bệnh ở những người không hút thường xuyên hít phải khói thuốc. Những người này là vợ, con, người sống chung trong gia đình với người hút thuốc và những người làm việc thường xuyên trong môi trường có khói thuốc lá. Theo tổ chức lao động quốc tế, hàng năm trên thế giới có khoảng 200.000 ca tử vong do phải tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá tại nơi làm việc.

2.1. Hút thuốc và bệnh ung thư

Ung thư phổi: Sử dụng thuốc lá là nguyên nhân gây hơn 90 phần trăm các ca ung thư phổi. Trên thế giới tỉ lệ mắc ung thư phổi tăng khá nhanh trong vòng 60 năm qua, tăng hơn nhiều so với các loại ung thư khác và có sự liên quan mật thiết với việc số người hút thuốc tăng. Các nghiên cứu cho thấy ung thư phổi không phổ biến ở nhóm người không hút thuốc.
Ung thư thanh quản: Thanh quản tiếp xúc trực tiếp với chất sinh ung thư (carcinogens trong khói thuốc lá khi hơi thuốc được hít qua thanh môn ở khoảng giữa hai dây thanh âm. Những người hút thuốc từ 30 đến 39 năm có nguy cơ mắc ung thư thanh quản cao gấp 12 lần so với người không hút thuốc. Những người hút từ 40 năm trở lên có nguy cơ mắc ung thư thanh quản gấp 14 lần so với những người không hút thuốc Những người hút thuốc từ 20 đến trên 20 điếu /ngày có nguy cơ mắc ung thư thanh quản cao gấp 12 đến 25 lần so với người không hút thuốc

Ung thư hầu, miệng: Các nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu dịch tễ học đã chứng minh rằng hút thuốc lá là yếu tố nguyên nhân của ung thư hầu và khoang miệng. Các dẫn chất trong khói thuốc lá có chứa các chất thúc đẩy sự phát triển ung thư trong khoang miện.

Nguy cơ mắc ung thư khoang miệng ở nam giới có hút thuốc lá cao hơn 27 lần so với nam giới không hút thuốc lá12. Con số này lên tới 14 lần đối với ung thư hầu họng. Nghiên cứu theo dõi của Hội ung thư Hoa Kỳ theo dõi 352.363 nam và 553.593 nữ từ 1982 - 1996 cho thấy nguy cơ chết do ung thư miệng hầu tăng lên từ 4 đến 13 lần (ở nam) và từ 2 đến 12 lần (ở nữ) khi số lượng điếu thuốc lá hút hàng ngày tăng lên.

Ung thư thực quản: Đến năm 1982, với đầy đủ các bằng chứng từ nghiên cứu dịch tễ học, y sinh học và thực nghiệm các nhà khoa học Hoa Kỳ đã kết luận được hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra ung thư thực quả. Th eo Carstensen và cs qua một nghiên cứu thuần tập theo dõi nam giới trong 16 năm từ năm1963 đến năm 1979 tại Th uỵ Điển cho thấy những người hút thuốc lá liên tục có nguy cơ mắc ung thư này cao hơn gấp 3,7 lần so với người không hút thuốc.

Ung thư bàng quang và ung thư thận

Hút thuốc lá có thể gây ra tới 30% đến 40% các trường hợp ung thư bàng quang. Cai thuốc lá thành công trước tuổi 50 sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh khoảng 50% sau 15 năm so với nguy cơ ở những người tiếp tục hút thuốc. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc ung thư bàng quang và ung thư thận ở cả nam và nữ. Nguy cơ này tăng lên cùng với số lượng và thời gian hút thuốc tăng.

Hút thuốc lá gây ra 70 đến 82% các trường hợp ung thư quanh thận và ung thư niệu quản của nam và 37-61% ở nữ. Nguy cơ mắc ung thư thận ở những người hút thuốc cao hơn người không hút thuốc có thể tới 5 lần.

Ung thư cổ tử cung: Có mối quan hệ nhân quả giữa hút thuốc lá và ung thư cổ tử cung. Nguy cơ mắc ung thư tử cung ở người hút thuốc có thể cao gấp 5 lần người không hút thuốc. Nguy cơ mắc giảm sau khi cai thuốc
Ung thư dạ dà: Nhiều nghiên cứu dịch tễ học đã báo cáo tỷ lệ chết và mắc ung thư dạ dày cao hơn ở nhóm những người hút thuốc. Từ năm 2002, các nhà khoa học thuộc trung tâm nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) đã kết luận rằng có đủ bằng chứng chứng tỏ hút thuốc lá có quan hệ nhân quả với ung thư dạ dày

2.2. Hút thuốc và bệnh tim mạch:

Khói thuốc khi vào cơ thể sẽ gây ra một số tác động ngay lập tức lên tim và mạch máu. Trong phút đầu của quá trình hút thuốc nhịp tim bắt đầu tăng lên, có thể tăng tới 30% trong 10 phút đầu hút thuốc. Nhịp tim có thể giảm xuống từ từ nếu tiếp tục hút thuốc, nhưng không bao giờ trở về bình thường nếu chưa ngừng hút.

Từ năm 1940, các nhà khoa học đã phát hiện mối liên hệ giữa hút thuốc lá và nguy cơ bị bệnh tim mạch, dù hút một vài điếu thuốc trong ngày cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim này. Mối liên quan chặt chẽ giữa hút thuốc lá và bệnh tim mạch không chỉ thấy ở cả 2 giới, trong người trẻ và người già mà còn thấy ở tất cả các chủng tộc.

Xơ vữa động mạch

Chứng xơ vữa động mạch là do tích luỹ các chất béo trong động mạch và gây cản trở và làm hẹp các động mạch. Xơ vữa động mạch là nguyên nhân dẫn đến bệnh mạch vành do lớp nội mạch bị phá huỷ bởi các hóa chất trong khói thuốc.

Một nghiên cứu trên cộng đồng ở Pháp năm 1991 cho thấy so với nhóm nữ không hút thuốc, nhóm nữ hút thuốc có nguy cơ mắc xơ vữa động mạch cao gấp 3,9 lần22. Một nghiên cứu khác do Fine-Edelstein và cs. 1994 tại Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng so với nhóm không hút thuốc, nhóm đang hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn gấp 2,8 lần (ở nam) và 3,1 lần (ở nữ).

Bệnh mạch vành

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra mối quan hệ nhân quả giữa hút thuốc lá và nhồi máu cơ tim cho dù nghiên cứu được thực hiện trên chủng tộc hay dân tộc nào. Hút thuốc lá còn được xác định là yếu tố nguy cơ nghiêm trọng nhất của bệnh nhồi máu cơ tim ở phụ nữ dưới 50 tuổ. So với người không hút thuốc, nguy cơ mắc bệnh mạch vành tăng lên 1,6 lần ở người đã từng hút thuốc, lên 3 lần ở người hút từ 1-14 điếu/ngày và lên 5,5 lần ở người hút trên 14 điếu thuốc/ngày. Nguy cơ mắc và chết do bệnh mạch vành ở người hút thuốc cao hơn người không hút thuốc từ 2,5 lần đến 75 lần tùy theo mức độ hút thuốc, theo giới và tuổi.

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ chết đột ngột do kết dính tiểu cầu, giải phóng những chất catecholamines gây ra huyết khối cấp tính và loạn nhịp tim. Các bằng chứng cho thấy nicotine ảnh hưởng đến khả năng dẫn chuyền của tế bào cơ tim, thể hiện mối quan hệ nhân quả giữa hút thuốc lá với loạn nhịp tim và chết đột ngột.

Bệnh mạch máu não

Bệnh mạch máu não là một hội chứng tổn thương thần kinh do máu tưới lên não bị ngắt quãng. Tổn thương có thể từ nhẹ đến nặng tùy theo vùng não bộ nào bị tổn thương và có thể là tạm thời (thiếu máu cục bộ tam thời) hay vĩnh viễn (đột quỵ).

Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã khẳng định hút thuốc lá là một nguyên nhân gây ra bệnh mạch máu não. Một nghiên cứu theo dõi 40 năm từ 1951 đến 1991 của Doll và cs. năm 1994 khẳng định liên quan giữa hút thuốc và chết cho đột quỵ. Nguy cơ chết do đột quỵ ở người hút thuốc cao hơn người không hút thuốc từ 1,3 đến 2,1 lần tùy vào loại đột quỵ. Với những người hút thuốc nhiều hơn, nguy cơ bị đột quy cao hơn, cụ thể là nguy cơ chảy máu dưới màng não tăng lên từ 1,4 đến 1,7 và 3,4 lần ở ba nhóm ương ứng hút từ 1-14 điếu thuốc lá/ngày, hút từ 15-24 điếu/ngày và hút từ trên 24 điếu/ngày.

Cao huyết áp

Một tác động nguy hiểm khác của khói thuốc là gây tăng huyết áp cấp tính. Trong vòng vài phút hút thuốc, nhịp tim bắt đầu tăng. Để phản ứng lại sự kích thích này, mạch máu co bóp lại buộc tim phải hoạt động nhiều hơn để luân chuyển ô xy. Một số nghiên cứu cho thấy huyết áp trở về bình thường giữa các lần hút thuốc nhưng nếu hút nhiều lần trong ngày làm tăng huyết áp trung bình, dẫn đến các bệnh về tim mạch.

Hút thuốc còn làm giảm tác dụng của việc điều trị tăng huyết áp do các chất hóa học trong khói thuốc kích thích gan sản xuất enzym vào trong máu làm hạn chế tác dụng của thuốc.

2.3. Hút thuốc và các bệnh hô hấp

Ảnh hưởng của thuốc lá đến chức năng phổi

Hút thuốc lá ảnh hưởng đến phổi và chức năng phổi như: tổn thương phổi, làm chậm phát triển chức năng phổi ở trẻ nhỏ, làm giảm chức năng phổi. Hút thuốc lá còn gây ra nhiều triệu chứng hô hấp mãn tính như: ho mãn tính, khò khè, có đờm, khó thở.

Những người hút thuốc thường bài tiết nhiều đờm hơn những người không hút thuốc mà khả năng đưa đờm ra khỏi đường hô hấp lại kém hơn. Điều này là do hệ thống lông chuyển ở người hút thuốc bị liệt thậm chí bị phá huỷ. Khói thuốc cũng làm thay đổi cấu trúc các tuyến tiết nhầy và do vậy thành phần của chất nhầy cũng bị thay đổi. Đôi khi các tuyến tiết nhầy bị tắc lại làm giảm khả năng bài tiết đờm. Hậu quả cuối cùng là chất nhầy ở những người hút thuốc bị nhiễm bởi các chất độc hại, và bị giữ lại nhiều trong tổ chức phổi, cản trở sự lưu thông trao đổi khí. Những sự thay đổi cấu trúc phổi ở những người hút thuốc làm giảm khả năng lấy oxi của phổi. Khói thuốc gây phá huỷ phế nang làm giảm tính đàn hồi của phổi và làm giảm khả năng trao đổi oxi. Phổi của những người hút thuốc bị giảm diện tích bề mặt và giảm mạng mao mạch, điều này có nghĩa là dòng máu lưu thông qua phổi bị giảm. Dẫn đến làm giảm cung cấp chất dinh dưỡng và ôxi cần thiết cho cả nhu mô phổi và các tổ chức khác trong cơ thể để duy trì sự khoẻ mạnh và chức năng bình thường của chúng. Hút thuốc cũng gây ra hiện tượng giảm thông khí đường thở. Do ảnh huởng của các chất độc hại trong khói thuốc, đường thở bị co thắt. Khi điều này xảy ra thì luồng khí hít vào và thở ra đều bị cản trở ở người hút thuốc, và do đó hình thành các tiếng ran rít, ran ngáy và có thể bị khó thở.

Các bệnh hô hấp cấp tính Hút thuốc lá làm tăng số lần mắc bệnh và làm tình trạng nhiễm khuẩn nặng hơn. Nguy cơ mắc các bệnh hô hấp cấp tính ở người khỏe mạnh hút thuốc cao hơn người khỏe mạnh không hút thuốc từ 1,5 đến 7 lần. So với nhóm không hút thuốc, tỷ lệ chết do lao hô hấp ở nhóm hút thuốc lá cao hơn 3 đến 5 lần, tỷ lệ chết do cúm và viêm phổi cao hơn từ 1,4 đến 2,6 lần.

Các bệnh hô hấp mạn tính Bodner và cs. (1998) đã tiến hành một nghiên cứu bệnh chứng ở người từ 35 đến 49 tuổi cho thấy so với người không hút thuốc, người hút thuốc lá có tỷ lệ mắc chứng thở khò khè cao gấp 2 lần và mắc chứng ho mãn tính và có đờm gấp 11,5 lần. Những người đã cai thuốc nguy cơ thở khò khè giảm xuống. Một nghiên cứu ở Hà Lan đã chỉ ra so với nhóm không hút thuốc, nhóm hút thuốc có tỷ lệ mắc các triệu chứng hô hấp mãn tính cao gấp 1,9 lần. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là thuật ngữ để chỉ những tổn thương ở phổi có liên quan đến sự tắc nghẽn đường thở. Bệnh tiến triển kéo dài trong nhiều năm và cuối cùng dẫn đến tử vong. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 4 trên toàn thế giới. Mối liên quan giữa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hút thuốc cũng mạnh như với ung thư phổi. 90% người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là người nghiện thuốc lá.
Hen: Ở người hút thuốc bệnh hen sẽ bị nặng hơn. Người mắc bệnh hen là người hút thuốc thì phải chịu nhiều đờm, giảm hoạt động của lông mao, dễ bị nhiễm bệnh và dị ứng.

Viêm đường hô hấp mãn tính: Nguy cơ mắc viêm đường hô hấp mãn tính ở người hút thuốc cao hơn so với người không hút thuốc. Người hút thuốc không chỉ phải chịu đựng số lần mắc bệnh nhiều hơn mà họ phải chịu nhiều các đợt bệnh ở mức độ nặng hơn.

2.4. Hút thuốc và sức khỏe sinh sản:

Hút thuốc lá làm giảm khả năng sinh sản ở nam giới:

Hút thuốc giảm lượng tinh trùng. Một nghiên cứu tổng quan kết quả 20 nghiên cứu của Vine và cs. (1994)29 cho thấy so với người không hút thuốc, mật độ tinh trùng của người hút thuốc giảm 13% (CI: 8-21%).

Hút thuốc làm biến đổi hình dạng tinh trùng. Hiện nay có một số bằng chứng đáng tin cậy đã kết luận những người hút thuốc có phần trăm tinh trùng dị dạng cao hơn. Điều này có thể dẫn tới sẩy thai, thai nhi dị tật bẩm sinh, hoặc biến chứng khi sinh. Nghiện thuốc lâu năm có thể dẫn tới chứng liệt dương. Giống như cơ chế gây tắc nghẽn mạch máu ở tim do quá trình xơ vữa động mạch, hút thuốc cũng là một trong những nguyên nhân cốt lõi của bệnh xơ vữa động mạch trong mạch máu của dương vật, làm giảm khả năng cương cứng.

Hút thuốc lá ảnh hưởng tới khả năng sinh sản ở nữ giới: Các nghiên cứu khoa học hiện nay đã chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hút thuốc với khả năng sinh sản ở nữ giới. Hút thuốc làm giảm khả năng sinh sản của nữ, làm chu kỳ kinh nguyệt ngắn lại, ảnh hưởng đến khả năng thụ thai30. Nghiên cứu của Laurent và cs. (1992)31 về vô sinh nguyên phát cho thấy so với nữ không hút thuốc, nữ hút trên một bao thuốc một ngày mắc chứng này cao hơn 1,4 lần. Các nghiên cứu khác cũng cho thấy phụ nữ hút thuốc, khả năng mang thai chỉ bằng từ 50% đến 89% so với phụ nữ không hút thuốc 32 33. Nghiên cứu cũng cho thấy hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ của việc thai ngoà i tử cung. Phụ nữ hút thuốc làm tăng nguy cơ bị thai ngoà i tử cung từ 1,3 đến 2,5 lần, gây đẻ non hoặc thai chết lưu từ 1,4 đến 2,4 lần so với người không hút thuốc lá. Ngoài ra hút thuốc còn làm giảm 20-30% cân nặng của trẻ sơ sinh.

- Các bệnh do hút thuốc thụ động:

* Tác hại hút thuốc thụ động với trẻ em:

Ở Việt Nam, hút thuốc là thói quen của nam giới và họ thường hút thuốc trong nhà, điều này làm phụ nữ và trẻ em phần lớn trở thành người hút thuốc thụ động. Những người không hút thuốc tiếp xúc với khói thuốc thường bao gồm con cái, vợ (chồng) của người hút thuốc, sống trong cùng nhà với người hút thuốc hoặc người làm việc trong môi trường có khói thuốc. Hút thuốc thụ động đặc biệt nguy hiểm cho trẻ em vì phổi của trẻ chưa phát triển hoàn thiện và nhạy cảm hơn với các chất kích thích và chất độc trong khói thuốc. Trẻ có bố mẹ hút thuốc sẽ bị giảm các chức năng của phổi và dễ gặp các vấn đề sức khoẻ. Hút thuốc thụ động ở trẻ em có thể gây viêm đường hô hấp, hen, viêm tai giữa, đột tử ở trẻ sơ sinh (SID), kém phát triển chức năng phổi và làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh khác.

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh

Hội chứng trẻ chết đột tử cũng được biết như cái chết khi đang ngủ, được định nghĩa như cái chết bất ngờ của trẻ nhỏ mà không có bằng chứng về bất cứ sự ốm yếu của bào thai khi khám nghiệm tử thi. Tỷ lệ đột tử ở trẻ em bị phơi nhiễm với thuốc lá trong quá trình bào thai cao hơn trẻ em khác từ 1,4 cho đến 8,5 lần.

Cân nặng khi sinh thấp

Trẻ sơ sinh có mẹ tiếp xúc thụ động với khói thuốc khi sinh ra có cân nặng trung bình thấp hơn những trẻ khác khoảng 200 gam38. Các vấn đề về hô hấp

Viêm đường hô hấp cấp tính

Viêm đường hô hấp cấp tính là bệnh cấp tính phổ biến nhất trong thời kỳ thơ ấu. Các bệnh hô hấp cấp tính có thể phân ra thành các bệnh liên quan tới đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới (viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi). Khói thuốc thụ động thấm vào đường dẫn khí và phế nang của phổi có thể gây bệnh hô hấp cấp tính và làm bệnh này nặng hơn do làm tăng phù nề và viêm của phổi. Nhìn chung các nguy cơ làm bệnh hô hấp cấp tính trầm trọng thêm cao hơn ở trẻ có bố, mẹ hoặc cả hai hút thuốc hoặc có một người trong gia đình hút thuốc. Nguy cơ mắc các bệnh hô hấp cấp tính cũng tăng lên cùng với sự tiếp xúc với khói thuốc thụ động.

Các triệu chứng bệnh hô hấp mãn tính

Những triệu chứng bệnh hô hấp mãn tính ở trẻ nhỏ là ho nhiều, nhiều nước dãi hoặc đờm và thở khò khè. Nhiều nghiên cứu dịch tễ học đã chứng minh sự tiếp xúc khói thuốc thụ động với tăng nguy cơ mắc các triệu chứng trên. Nguy cơ mắc các triệu chứng hô hấp mãn tính ở trẻ sơ sinh có bố, mẹ hoặc chỉ mẹ hút thuốc cao hơn 1,2 đến 1,5 lần so với trẻ khác. Bệnh tai giữa và viêm amidan

Các bằng chứng hiện có đủ để chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hút thuốc thụ động ở trẻ em và bệnh tai giữa bao gồm bệnh viêm tai giữa tái phát và cấp tính và chảy mủ tai mãn tính. Tỷ lệ mắc viêm tai giữa tái phát và chảy mủ tai mãn tính ở trẻ có tiếp xúc thường xuyên với hút thuốc lá thụ động cao hơn so với trẻ không phơi nhiễm với khói thuốc lá là 1,3 lần (đối với viêm tai giữa tái phát) và 1,4 lần (đối với chảy mủ tai mãn tính). Bệnh viêm tai giữa có thể dẫn tới mất khả năng nghe. Các triệu chứng hen

Hen là một dạng mắc hô hấp mãn tính được mô tả là sưng đường dẫn khí, làm cản trở từng phần đường dẫn khí, gây thường xuyên thở khò khè và khó thở. Nếu trẻ đã bị bệnh hen, việc hút khói thuốc thụ động sẽ làm bệnh trầm trọng hơn và tái phát bệnh thường xuyên hơn.

Hút thuốc lá thụ động làm tăng 30% trường hợp hen ở trẻ nhỏ và làm tăng tỷ lệ mắc các triệu chứng như ho, khò khè, có đờm, thở nông ở trẻ độ tuổi đến trường lên khoảng 30%. Sự phát triển chức năng phổi

Mẹ hút thuốc lá trong quá trình mang thai được chứng minh là có ảnh hưởng đến chức năng phổi của trẻ. Kết quả tổng hợp nghiên cứu cho thấy trẻ hút thuốc lá thụ động bị giảm 4,8% tỷ suất thở ra giữa kỳ và 4,3% tỷ suất thở ra cuối kỳ.

* Tác hại hút thuốc thụ động với người lớn:

Ở Việt Nam, hút thuốc lá là thói quen của nam giới và họ thường hút thuốc trong nhà, điều này làm phụ nữ và trẻ em phần lớn trở thành người hút thuốc thụ động. Người không hút thuốc nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc cũng mắc các bệnh giống như người hút thuốc như ung thư, các bệnh về tim mạch và hô hấp... Hút thuốc thụ động và bệnh ung thư:

Ung thư phổi Hút thuốc lá thụ động làm tăng nguy cơ ung thư phổi ở người không hút thuốc lên từ 20-30% so với những người không hút thuốc36. Hút thuốc lá thụ động và bệnh tim mạch:

Hút thuốc lá thụ động là một nguyên nhân làm tăng 25 đến 30% nguy cơ mắc bệnh và chết do bệnh mạch vành ở cả nam và nữ. Hút thuốc thụ động và sức khỏe sinh sản:

Nguy cơ sảy thai ở phụ nữ hút thuốc cao gấp 3 lần so với phụ nữ không hút thuốc. Hút thuốc thụ động còn được biết đến là một nguyên nhân làm thai chết lưu và làm giảm cân nặng trẻ sơ sinh từ 200 - 400gram.

Tác hại đối với kinh tế:
Sử dụng thuốc lá gây ra chi phí khổng lồ cho chăm sóc y tế cho những người bị bệnh do hút thuốc lá, cộng thêm tổn thất do giảm hoặc mất khả năng lao động, do hỏa hoạn và những tổn hại cho môi trường. Trên toàn thế giới, ước tính mỗi năm sử dụng thuốc lá gây thiệt hại khoảng 500 tỷ đô la Mỹ.

Theo ước tính, trong tổng số các vụ hỏa hoạn trên thế giới thì nguyên nhân do sử dụng thuốc lá chiếm 10%. Mỗi năm sử dụng thuốc lá gây ra khoảng 1,1 triệu vụ cháy 1. Mỗi năm thuốc lá gây ra khoảng 1,1 triệu vụ cháy, 17,300 ca tử vong, 600,000 ca thương tích và 27 tỷ USD tổn thất tài sản. Chỉ riêng tại Mỹ năm 2005, hút thuốc gây ra 82.400 vụ hỏa hoạn làm chết 800 người, bị thương 1660 người và thiệt hại 575 triệu USD tài sản.

Tại Việt Nam

Mặc dù ngành công nghiệp thuốc lá có những đóng góp cho ngân sách quốc gia, nhưng phần đóng góp của ngành công nghiệp thuốc lá không đủ để bù đắp những tổn thất kinh tế và sức khỏe do sử dụng thuốc lá gây ra đối với các cá nhân, gia đình và xã hội. Những tổn thất này bao gồm chi tiêu cho hút thuốc, chi cho khám, điều trị bệnh liên quan đến hút thuốc, tổn thất do mất khả năng lao động vì ốm đau và tử vong sớm, tổn thất do cháy nổ, ô nhiễm môi trường.

Năm 2012 người dân Việt Nam đã chi mua thuốc lá số tiền là 22 nghìn tỷ đồng. Ngoài tổn thất do chi mua thuốc hút, tổng chi phí điều trị và tổn thất do mất khả năng lao động vì ốm đau và tử vong sớm cho 5 nhóm bệnh (ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa - hô hấp trên, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, nhồi máu cơ tim, đột quỵ) do hút thuốc gây ra là hơn 23 nghìn tỷ đồng một năm.

Chi tiêu cho thuốc lá làm giảm các chi tiêu thiết yếu khác của hộ gia đình, đặc biệt là các hộ có thu nhập thấp. Một cuộc điều tra mức sống hộ gia đình cho thấy các hộ nghèo tại Việt Nam phải tiêu tốn tới gần 5% thu nhập của gia đình và thuốc lá. Ở những hộ này khoản tiền mua thuốc lá thậm chí cao hơn khoản tiền chi cho y tế hay cho giáo dục. Nếu người hút thuốc nghèo bỏ thuốc, họ sẽ có nhiều tiền hơn để mua thức ăn hoặc để trả tiền học cho con em mình.

Bài 2

KHUNG CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ KIỂM SOÁT THUỐC LÁ

Văn bản này đã được đưa ra tại phiên họp toàn thể cuối cùng của vòng đàm phán thứ sáu Cơ quan Đàm phán Liên Chính phủ vào ngày 1 tháng 3 năm 2003. Hội nghị đã đồng ý rằng văn bản này được chuyển tới Đại Hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 56 vào tháng 5 năm 2003. Được thông qua và bắt đầu có hiệu lực từ năm 2005. Đây là cơ sở pháp lý để thông qua các biện pháp PCTH thuốc lá dựa vào bằng chứng.

Mục tiêu của Công ước này và các nghị định thư có liên quan là nhằm bảo vệ các thế hệ hiện nay và tương lai khỏi các hậu quả tàn phá về sức khoẻ, xã hội, môi trường và kinh tế của việc tiêu thụ thuốc lá và phơi nhiễm với khói thuốc bằng việc cung cấp một khuôn khổ cho các biện pháp kiểm soát thuốc lá do các Bên thực hiện ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế nhằm làm giảm đáng kể và liên tục tỉ lệ người sử dụng thuốc lá và phơi nhiễm với khói thuốc lá.

Chúng ta quan tâm tới 1 số chương điều trong khung công ước như sau:

Phần III: Các biện pháp giảm cầu thuốc lá

Điều 6: Các biện pháp về giá và thuế để giảm cầu thuốc lá

Các Bên nhận thức rằng các biện pháp về giá và thuế là những biện pháp quan trọng và hữu hiệu để giảm tiêu thụ thuốc lá trong các tầng lớp dân cư, đặc biệt là thanh thiếu niên.

Để không tổn hại đến chủ quyền của các Bên trong việc xác định và hình thành chính sách thuế của mình, mỗi Bên cần cân nhắc đến các mục tiêu y tế quốc gia trong việc kiểm soát thuốc lá và thông qua hoặc duy trì, ở mức phù hợp, các biện pháp bao gồm:

(a) Thực hiện các chính sách thuế, và ở những nơi phù hợp, các chính sách về giá đối với các sản phẩm thuốc lá để đóng góp cho các mục tiêu y tế nhằm giảm tiêu thụ thuốc lá; và

(b) cấm hoặc hạn chế, ở mức thích hợp, việc bán và/hoặc nhập khẩu các sản phẩm thuốc lá miễn thuế hoặc không thuế bởi du khách quốc tế.

Các Bên sẽ cung cấp các mức thuế đối với các sản phẩm thuốc lá và xu hướng tiêu thụ thuốc lá trong các báo cáo định kỳ cho Hội nghị các Bên theo Điều 21.

Điều 7: Các biện pháp phi giá để giảm cầu thuốc lá.

Các Bên nhận thức rằng các biện pháp phi giá toàn diện là các biện pháp quan trọng và hữu hiệu để giảm tiêu thụ thuốc lá. Mỗi Bên sẽ thông qua và thực thi các biện pháp lập pháp, hành pháp, hành chính hữu hiệu hoặc các biện pháp cần thiết khác để thực hiện các nghĩa vụ của mình theo Điều 8 đến Điều 13, và sẽ phối hợp với nhau, ở mức thích hợp, một cách trực tiếp hoặc thông qua các cơ quan quốc tế có năng lực để thực hiện các biện pháp này. Hội nghị các Bên sẽ đề xuất các hướng dẫn phù hợp để thực hiện các điều khoản qui định trong các Điều này.

Điều 8: Bảo vệ khỏi việc phơi nhiễm với khói thuốc lá

Các Bên nhận thức rõ rằng các bằng chứng khoa học đã chứng minh rõ ràng rằng việc phơi nhiễm với khói thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong, bệnh tật và tàn tật.

Mỗi Bên sẽ thông qua và thi hành trong phạm vi các quyền tài phán quốc gia hiện hành được xác định bởi luật pháp quốc gia và tích cực thúc đẩy tại các cấp độ tài phán khác việc thông qua và thi hành các biện pháp, lập pháp, hành pháp, hành chính hữu hiệu và/ hoặc các biện pháp khác nhằm bảo vệ khỏi việc phơi nhiễm với khói thuốc lá ở những nơi làm việc trong nhà, các phương tiện giao thông công cộng, những nơi công cộng trong nhà và ở mức thích hợp, tại những nơi công cộng khác.

Điều 9: Qui định về hàm lượng của các sản phẩm thuốc lá

Hội nghị các Bên với sự tham vấn của các tổ chức quốc tế có thẩm quyền sẽ đề xuất các hướng dẫn cho việc thử và đo hàm lượng và khói toả ra từ các sản phẩm thuốc lá và để qui định về hàm lượng và sự toả khói này. Mỗi Bên, ở những nơi được các nhà chức trách quốc gia có thẩm quyền chấp thuận, sẽ thông qua và thi hành các biện pháp lập pháp, hành pháp, hành chính hữu hiệu hoặc các biện pháp khác đối với việc thử và đo lường và các quy định như vậy.

Điều 10: Qui định về việc tiết lộ các thông tin về sản phẩm thuốc lá

Mỗi Bên, tuỳ theo luật pháp quốc gia, sẽ thông qua và thi hành các biện pháp lập pháp, hành pháp và hành chính hữu hiệu hoặc các biện pháp khác yêu cầu các nhà sản xuất và nhập khẩu các sản phẩm thuốc lá phải tiết lộ cho các cơ quan có thẩm quyền của chính phủ các thông tin về hàm lượng và sự toả khói của sản phẩm thuốc lá. Ngoài ra mỗi Bên sẽ thông qua và thi hành các biện pháp có hiệu quả để thông tin cho công chúng biết về các thành phần độc hại có trong các sản phẩm thuốc lá và khói thuốc lá.

Điều 11: Đóng gói và gắn nhãn mác của các sản phẩm thuốc lá

Mỗi Bên, trong phạm vi 3 năm sau khi Công ước có hiệu lực đối với Bên đó, sẽ thông qua và thi hành, phù hợp với luật pháp quốc gia, các biện pháp có hiệu quả để đảm bảo rằng:

(a) Việc đóng gói và gắn nhãn mác của các sản phẩm thuốc lá không nhằm khuyến mãi một sản phẩm thuốc lá bằng các cách thức gian dối, sai lạc, lừa bịp hoặc hoặc có thể tạo ra một ấn tượng sai lầm về tính chất, tác động đối với sức khoẻ, tác hại hoặc việc toả khói thuốc, bao gồm bất cứ thuật ngữ, vật mô tả, thương hiệu, từ ngữ bóng bẩy hoặc bất cứ dấu hiệu nào trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra ấn tượng sai về một sản phẩm thuốc lá nào đó ít có hại hơn các sản phẩm thuốc lá khác. Những thứ này có thể bao gồm các thuật ngữ như: “ít hắc ín”,“nhẹ”, “siêu nhẹ”; và

(b) Mỗi bao thuốc lá và mỗi gói các sản phẩm thuốc lá và bất kỳ bao bì và nhãn mác bên ngoài nào của những sản phẩm như vậy đều phải có những lời cảnh báo về sức khoẻ mô tả tác hại của việc sử dụng thuốc lá và có thể bao gồm các thông điệp thích hợp khác. Những lời cảnh báo và các thông điệp này:

i) phải được sự phê chuẩn của các nhà chức trách quốc gia có thẩm quyền,

ii) phải được sử dụng luân phiên, phải đủ lớn, rõ ràng, dễ nhìn và dễ đọc.

iv) phải chiếm 50% hoặc lớn hơn diện tích trưng bày chính nhưng không được nhỏ hơn 30% của các diện tích trưng bày chính của bao thuốc.

v) có thể dưới hình thức của hoặc bao gồm các hình ảnh hoặc chữ tượng hình.

Mỗi bao thuốc lá và mỗi gói các sản phẩm thuốc lá và bất kỳ bao bì và nhãn mác bên ngoài của những sản phẩm như vậy, ngoài các lời cảnh báo cụ thể nêu trong điểm 1(b) của điều khoản này sẽ phải có những thông tin về thành phần các chất có trong thuốc lá và khói thuốc lá được xác định bởi các nhà chức trách quốc gia.

Các Bên sẽ yêu cầu rằng những lời cảnh báo và các thông tin bằng văn bản nêu rõ trong các đoạn 1(b) và đoạn 2 của Điều này sẽ xuất hiện trên mỗi bao thuốc và mỗi gói sản phẩm thuốc lá và bất kỳ bao bì và nhãn mác bên ngoài của những sản phẩm như vậy bằng ngôn ngữ hoặc các ngôn ngữ chính của quốc gia đó.

Vì các mục đích của Điều khoản này, thuật ngữ “đóng gói và nhãn mác bên ngoài” liên quan đến các sản phẩm thuốc lá được áp dụng cho bất kỳ việc đóng gói và nhãn mác nào dùng trong bán lẻ sản phẩm.

Điều 12: Giáo dục, truyền thông, đào tạo và nhận thức của công chúng

Mỗi Bên sẽ tăng cường và củng cố nhận thức của công chúng về các vấn đề liên quan đến kiểm soát thuốc lá bằng cách sử dụng tất cả các phương tiện truyền thông sẵn có, ở mức thích hợp. Để đạt được mục đích này, mỗi Bên sẽ thông qua và thi hành các biện pháp lập pháp, hành pháp, hành chính hữu hiệu hoặc các biện pháp khác.

Điều 13: Quảng cáo, khuyến mãi và tài trợ thuốc lá.

Điều 14: Những biện pháp giảm cầu liên quan đến cai nghiện thuốc lá.

Điều 15: Buôn bán bất hợp pháp các sản phẩm thuốc lá

Điều 16: Bán thuốc lá cho và bởi trẻ vị thành niên

Điều 17: Cung cấp sự hỗ trợ cho các hoạt động thay thế khả thi về kinh tế.

Các Bên sẽ, bằng cách phối hợp với nhau và với các tổ chức quốc tế và các tổ chức liên chính phủ khu vực có thẩm quyền, thúc đẩy, ở mức phù hợp, những lựa chọn khả thi về kinh tế cho người trồng thuốc lá, công nhân sản xuất thuốc lá và có thể cả những cá nhân bán thuốc lá.

Điều 18: Bảo vệ môi trường và sức khoẻ của mọi người

Trong việc thực hiện các nghĩa vụ trong Công ước này, các Bên đồng ý phải quan tâm thích đáng tới việc bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khoẻ của những người liên quan đến môi trường liên quan đến lĩnh vực trồng và sản xuất thuốc lá trong phạm vi lãnh thổ của mình.

Bài 3

LUẬT PCTH THUỐC LÁ

Luật PCTH tác hại thuốc lá của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua vào ngày 18/6/2012 và có hiệu lực thi hành từ này 01/5/2013.

Chúng ta quan tâm tới một số nội dung sau:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá, biện pháp kiểm soát nguồn cung cấp thuốc lá và điều kiện bảo đảm để phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

Thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác.

Sử dụng thuốc lá là hành vi hút, nhai, ngửi, hít, ngậm sản phẩm thuốc lá.

Nguyên liệu thuốc lá là lá thuốc lá dưới dạng rời, tấm đã sơ chế tách cọng, sợi thuốc lá, cọng thuốc lá và nguyên liệu thay thế khác dùng để sản xuất thuốc lá.

Tác hại của thuốc lá là ảnh hưởng có hại của việc sản xuất, sử dụng thuốc lá gây ra cho sức khỏe con người, môi trường và sự phát triển kinh tế - xã hội.

Cảnh báo sức khoẻ là thông tin bằng chữ và hình ảnh mô tả hoặc giải thích về ảnh hưởng có hại tới sức khỏe con người do việc sử dụng thuốc lá.

Kinh doanh thuốc lá là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình từ sản xuất, nhập khẩu đến tiêu thụ thuốc lá trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.

Địa điểm công cộng là nơi phục vụ chung cho nhu cầu của nhiều người.

Nơi làm việc là nơi được sử dụng cho mục đích lao động.

Trong nhà là nơi có mái che và có một hay nhiều bức tường chắn hoặc vách ngăn xung quanh.

Điều 3. Nguyên tắc phòng, chống tác hại của thuốc lá

Tập trung thực hiện các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá kết hợp với biện pháp kiểm soát để từng bước giảm nguồn cung cấp thuốc lá.

Chú trọng biện pháp thông tin, giáo dục, truyền thông để nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá nhằm giảm dần tỷ lệ sử dụng thuốc lá và tác hại do thuốc lá gây ra.

Thực hiện việc phối hợp liên ngành, huy động xã hội và hợp tác quốc tế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Bảo đảm quyền của mọi người được sống, làm việc trong môi trường không có khói thuốc lá và được thông tin đầy đủ về tác hại của thuốc lá.

Điều 4. Chính sách của Nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá

Xã hội hóa các nguồn lực để thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Áp dụng chính sách thuế phù hợp để giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá.

Quy hoạch kinh doanh thuốc lá phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và từng bước giảm nguồn cung cấp thuốc lá, phù hợp với việc giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá.

Khuyến khích, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia cung cấp dịch vụ tư vấn, cai nghiện thuốc lá; nghiên cứu về tác hại của thuốc lá, các phương pháp cai nghiện thuốc lá; nghiên cứu và sản xuất thuốc cai nghiện thuốc lá; hợp tác, tài trợ cho phòng, chống tác hại của thuốc lá; người sử dụng thuốc lá tự nguyện cai nghiện thuốc lá.

Khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trồng cây thuốc lá, sản xuất thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá chuyển đổi ngành, nghề.

Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Điều 5. Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chính sách, kế hoạch về phòng, chống tác hại của thuốc lá, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá;

b) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chính sách, kế hoạch về phòng, chống tác hại của thuốc lá;

c) Tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá;

d) Tổ chức bồi dưỡng và tăng cường nhân lực tham gia phòng, chống tác hại của thuốc lá;

đ) Tổ chức nghiên cứu, tư vấn, phòng ngừa, chẩn đoán, điều trị nghiện thuốc lá;

e) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong phòng, chống tác hại của thuốc lá theo thẩm quyền;

g) Hằng năm, tổng hợp, báo cáo Chính phủ về kết quả phòng, chống tác hại của thuốc lá;

h) Hợp tác quốc tế về phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Các bộ, cơ quan ngang bộ khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ động thực hiện nhiệm vụ về phòng, chống tác hại của thuốc lá; phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá; chủ trì tổ chức, chỉ đạo và chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá tại địa phương.

Điều 6. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương trong phòng, chống tác hại của thuốc lá

Đưa nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hằng năm, quy định không hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ.

Đưa quy định về việc hạn chế hoặc không hút thuốc lá trong các đám cưới, đám tang, lễ hội trên địa bàn dân cư vào hương ước.

Gương mẫu thực hiện và vận động cơ quan, tổ chức, địa phương thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tác hại của thuốc lá

Được sống, làm việc trong môi trường không có khói thuốc lá.

Yêu cầu người hút thuốc lá không hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.

Vận động, tuyên truyền người khác không sử dụng thuốc lá, cai nghiện thuốc lá.

Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người có hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.

Phản ánh hoặc tố cáo cơ quan, người có thẩm quyền không xử lý hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.

Điều 8. Hợp tác quốc tế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá

Mở rộng hợp tác quốc tế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá với các nước, tổ chức quốc tế trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền, phù hợp với pháp luật mỗi nước, pháp luật và thông lệ quốc tế.

Nội dung hợp tác quốc tế bao gồm:

a) Hợp tác trong phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả;

b) Hợp tác trong việc cấm quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá xuyên biên giới;

c) Hợp tác trong nghiên cứu khoa học, đào tạo, hỗ trợ kinh phí và trao đổi thông tin liên quan đến phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm

Sản xuất, mua bán, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá giả, sản phẩm được thiết kế có hình thức hoặc kiểu dáng như bao, gói hoặc điếu thuốc lá; mua bán, tàng trữ, vận chuyển nguyên liệu thuốc lá, thuốc lá nhập lậu.

Quảng cáo, khuyến mại thuốc lá; tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức.

Tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá, trừ trường hợp quy định tại Điều 16 của Luật này.

Người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá.

Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua, bán thuốc lá.

Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi.

Bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động; hút, bán thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm.

Sử dụng hình ảnh thuốc lá trên báo chí, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em.

Vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá.

Chương II

CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHU CẦU SỬ DỤNG THUỐC LÁ

Điều 10. Thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá

Thông tin, giáo dục, truyền thông phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Cung cấp thông tin một cách công khai, khoa học, chính xác, khách quan về thuốc lá và tác hại của thuốc lá;

b) Đa dạng hóa nội dung, hình thức và kênh thông tin phù hợp với đối tượng được thông tin, giáo dục, truyền thông.

Thông tin, giáo dục, truyền thông bao gồm các nội dung sau đây:

a) Chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá;

b) Tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ của người sử dụng, trẻ em, phụ nữ mang thai, người khác chịu ảnh hưởng của khói thuốc lá, môi trường sống và kinh tế - xã hội;

c) Tác hại của việc sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng thuốc lá giả và mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng thuốc lá nhập lậu đối với sức khỏe người sử dụng và kinh tế - xã hội;

d) Các biện pháp cai nghiện thuốc lá, lợi ích của việc cai nghiện thuốc lá và môi trường sống không có khói thuốc lá;

đ) Quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Trách nhiệm trong thông tin, giáo dục, truyền thông được quy định như sau:

a) Bộ Y tế có trách nhiệm tổ chức, cung cấp thông tin khoa học về tác hại của thuốc lá; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá;

b) Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các cơ quan thông tin, truyền thông thực hiện hoạt động thông tin, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá;

c) Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổ chức đưa thông tin, tuyên truyền về phòng, chống tác hại của thuốc lá và các biện pháp hạn chế sử dụng thuốc lá vào trong các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và đời sống gia đình; quy định việc hạn chế sử dụng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm điện ảnh, sân khấu, truyền hình;

d) Bộ Công thương có trách nhiệm tổ chức thông tin, tuyên truyền về phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả;

đ) Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm xây dựng nội dung về phòng, chống tác hại của thuốc lá và lồng ghép vào chương trình giáo dục phù hợp với các cấp học;

e) Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá tại địa phương;

g) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm thông tin, tuyên truyền, vận động các thành viên trong tổ chức mình và toàn xã hội không sử dụng thuốc lá, tích cực tham gia phòng, chống tác hại của thuốc lá;

h) Cơ quan, tổ chức khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá theo quy định của Luật này.

Điều 11. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn

Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên bao gồm:

a) Cơ sở y tế;

b) Cơ sở giáo dục, trừ các cơ sở quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

c) Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em;

d) Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao.

Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà bao gồm:

a) Nơi làm việc;

b) Trường cao đẳng, đại học, học viện;

c) Địa điểm công cộng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 1 Điều 12 của Luật này.

Phương tiện giao thông công cộng bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn bao gồm ô tô, tàu bay, tàu điện.

Điều 12. Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá

Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá bao gồm:

a) Khu vực cách ly của sân bay;

b) Quán bar, karaoke, vũ trường, khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch;

c) Phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy, tàu hỏa.

Nơi dành riêng cho người hút thuốc lá phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá;

b) Có dụng cụ chứa các mẩu, tàn thuốc lá; có biển báo tại các vị trí phù hợp, dễ quan sát;

c) Có thiết bị phòng cháy, chữa cháy.

Khuyến khích người đứng đầu địa điểm quy định tại khoản 1 Điều này tổ chức thực hiện việc không hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà.

Chính phủ quy định chuyển địa điểm tại khoản 1 Điều này thành địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà phù hợp với từng thời kỳ.

Điều 13. Nghĩa vụ của người hút thuốc lá

Không hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.

Không hút thuốc lá trong nhà khi có trẻ em, phụ nữ mang thai, người bệnh, người cao tuổi.

Giữ vệ sinh chung, bỏ tàn, mẩu thuốc lá đúng nơi quy định khi hút thuốc lá tại những địa điểm được phép hút thuốc lá.

Điều 14. Quyền và trách nhiệm của người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá

Người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá có các quyền sau đây:

a) Buộc người vi phạm chấm dứt việc hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;

b) Yêu cầu người vi phạm quy định cấm hút thuốc lá ra khỏi cơ sở của mình;

c) Từ chối tiếp nhận hoặc cung cấp dịch vụ cho người vi phạm quy định cấm hút thuốc lá nếu người đó tiếp tục vi phạm sau khi đã được nhắc nhở.

Người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện quy định tại Điều 6 của Luật này;

b) Tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc mọi người thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành; treo biển có chữ hoặc biểu tượng cấm hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá.

Điều 15. Ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá

Thuốc lá được sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam phải ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá.

Việc ghi nhãn đối với thuốc lá được sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam phải được thực hiện bằng tiếng Việt, theo đúng quy định của pháp luật về nhãn hàng hoá và bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) In cảnh báo sức khỏe bằng chữ và hình ảnh bảo đảm rõ ràng, dễ nhìn, dễ hiểu;

b) Dán tem hoặc in mã số, mã vạch; ghi ngày sản xuất, ngày hết hạn sử dụng;

c) Ghi rõ số lượng điếu đối với bao thuốc lá dạng điếu hoặc trọng lượng đối với các loại thuốc lá khác;

d) Không được sử dụng từ, cụm từ làm người đọc, người sử dụng hiểu thuốc lá là ít có hại hoặc hiểu sai về tác hại của thuốc lá và khói thuốc lá đối với sức khoẻ con người.

Nội dung cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá phải mô tả cụ thể tác hại của việc sử dụng thuốc lá đối với sức khỏe và thông điệp thích hợp khác, phải được thay đổi theo định kỳ 02 năm một lần.

Cảnh báo sức khỏe quy định tại điểm a khoản 2 Điều này phải chiếm ít nhất 50% diện tích của mỗi mặt chính trước và mặt chính sau trên bao, tút, hộp thuốc lá.

Việc ghi nhãn trên bao bì thuốc lá xuất khẩu được thực hiện theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể về ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe đối với thuốc lá quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.

Chính phủ quy định cụ thể mức tăng diện tích in cảnh báo sức khỏe phù hợp với từng thời kỳ.

Điều 16. Hoạt động tài trợ

Tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá chỉ được tài trợ nhân đạo cho chương trình xóa đói, giảm nghèo; phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, thảm họa; phòng, chống buôn lậu thuốc lá và không được thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng về việc tài trợ đó.

……

Chương III

CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT NGUỒN CUNG CẤP THUỐC LÁ

Điều 24. Số lượng điếu thuốc lá trong bao, gói

Sau 03 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, số lượng điếu thuốc lá đóng gói trong 01 bao thuốc lá không được ít hơn 20 điếu, trừ thuốc lá xì gà và thuốc lá được sản xuất để xuất khẩu.

Điều 25. Bán thuốc lá

Việc bán thuốc lá phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Doanh nghiệp, đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ thuốc lá phải có giấy phép bán thuốc lá theo quy định của Chính phủ;

b) Người chịu trách nhiệm tại điểm bán của đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ thuốc lá phải treo biển thông báo không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi; đại lý bán lẻ, điểm bán lẻ thuốc lá không được trưng bày quá một bao, một tút hoặc một hộp của một nhãn hiệu thuốc lá.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được tổ chức, cho phép hoặc bán thuốc lá tại các địa điểm quy định tại Điều 11, Điều 12, trừ điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này; không được bán thuốc lá phía ngoài cổng nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học, viện nghiên cứu y học, bệnh viện, nhà hộ sinh, trung tâm y tế dự phòng, trạm y tế xã, phường, thị trấn trong phạm vi 100 mét (m) tính từ ranh giới khuôn viên gần nhất của cơ sở đó.

………

Bài 4

CÁC QUY ĐỊNH VỀ SỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG PCTH THUỐC LÁ

Các văn bản pháp luật liên quan:

- Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012

- Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính

- Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo

- Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực y tế

- Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

- Chỉ thị số 6036/CT-BGD ĐT ngày 17/12/2014 của Bộ giáo dục và Đào tạo việc tăng cường thực hiện phòng, chống tác hại thuốc lá và lạm dụng đồ uống có cồn trong ngành Giáo dục.

Bài 5

LỢI ÍCH CỦA VIỆC XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC KHÔNG KHÓI THUỐC LÁ

* Thực hiện trường học không khói thuốc giúp cho các em học sinh, các thầy cô giáo đảm bảo quyền được hít thở bầu không khí trong lành, tránh khỏi các tác hại nguy hiểm của khói thuốc.

* Thực hiện trường học không khói thuốc là một biện pháp hữu hiệu trong việc ngăn chặn hành vi thử hút thuốc lá của các em học sinh, giảm tỷ lệ thanh thiếu niên hút thuốc.

* Thực hiện trường học không khói thuốc sẽ hỗ trợ tích cực những người hút thuốc giảm số lượng điếu hút và tăng thêm quyết tâm bỏ thuốc.

* Thực hiện trường học không khói thuốc góp phần xây dựng nếp sống văn minh, lịch sự trong trường học.

* Thực hiện trường học không khói thuốc sẽ hạn chế được các nguy cơ cháy nổ từ tàn thuốc, diêm, bật lửa... giảm chi phí vệ sinh môi trường.

“Đã có bằng chứng rõ ràng: Không có ngưỡng an toàn cho việc phơi nhiễm khói thuốc thụ động. Rất nhiều quốc gia và thành phố trên thế giới đã bắt tay hành động. Tôi kêu gọi tất cả các quốc gia còn lại hãy tiến hành ngay các biện pháp để thông qua luật yêu cầu phải thực hiện cấm hút thuốc ở tất cả các khu vực công cộng và nơi làm việc trong nhà để bảo vệ sức khỏe người dân’". (TS. Margaret Chan, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế Giới, 29/5/2007.

Bài 6

HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG NƠI LÀM VIỆC KHÔNG KHÓI THUỐC LÁ

I. KHÁI NIỆM TRƯỜNG THPT KHÔNG KHÓI THUỐC

Trường THPT không khói thuốc là trường học không có hành vi hút thuốc và không có việc mua bán, quảng cáo các sản phẩm thuốc lá trong toàn bộ khuôn viên nhà trường.

II. MỤC TIÊU CỦA VIỆC XÂY DỰNG THPT KHÔNG KHÓI THUỐC

Trường học không khói thuốc tạo môi trường học tập và làm việc trong lành, đảm bảo quyền của những người không hút thuốc được hít thở bầu không khí không có khói thuốc; giúp ngăn ngừa việc bắt đầu hút thuốc lá trong học sinh và giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong học sinh, cán bộ giáo viên.

III. TIÊU CHÍ XÂY DỤNG TRƯỜNG THPT KHÔNG KHÓI THUỐC

Có niêm yết quy định cấm hút thuốc lá tại nơi có nhiều người qua lại.

Có treo biển báo cấm hút thuốc lá trong phòng học, phòng làm việc, phòng ăn, hành lang, cầu thang, các khu công cộng khác trong phòng.

Có kế hoạch hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá.

Có triển khai các hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá.

Không có hiện tượng mua bán, quảng cáo các sản phẩm thuốc lá trong khuôn viên trường học.

Không có các vật dụng liên quan đến việc hút thuốc như gạt tàn, bật lửa trong phòng học, phòng làm việc...

Không nhận sự hỗ trợ hoặc tài trợ của các công ty thuốc lá hay các tổ chức liên quan đến công ty thuốc lá dưới bất ký hình thức nào.

Đưa nội dung không hút thuốc vào tiêu chí bình xét thi đua cán bộ, giáo viên, học sinh. (khuyến khích)

Không có hiện tượng hút thuốc và đầu mẩu thuốc lá trong các lớp học, phòng làm việc và trong toàn bộ khuôn viên nhà trường.

IV. HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC XÂY DỰNG TRƯỜNG THPT KHÔNG KHÓI THUỐC

Bước 1: Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường học không khói thuốc:

* Mục đích: ban chỉ đạo định hướng hoạt động và chỉ đạo toàn trường triển khai hoạt động xây dựng trường học không khói thuốc.

* Gợi ý cách thực hiện:

+ thành phần ban chỉ đạo: Lãnh đạo nhà trường ra quyết định thành lập ban chỉ đạo, thành phần ban chỉ đạo bao gồm: hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng làm trưởng ban, các thành viên gồm đại diện chi bộ, công đoàn, đoàn thanh niên, đại diện hội cha mẹ học sinh…

+ Nhiệm vụ của ban chỉ đạo:

Định hướng hoạt động, xây dựng, điều chỉnh kế hoạch thực hiện trường học không khói thuốc.

Tổ chức triển khai hoạt động theo kế hoạch

Dự trù kinh phí triển khai các hoạt động

Xây dựng, phổ biến nội quy thực hiện trường học không khói thuốc.

Phân công nhiệm vụ cho các tổ chức/cá nhân để triển khai công tác.

Theo dõi, giám sát, đánh giá các hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá.

Quyết định khen thưởng cá nhân, đơn vị làm tốt; xử phạt nghiêm minh những cá nhân, đơn vị không chấp hành theo quy định của nhà trường…

Bước 2: Khảo sát thực trạng hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá trong trường học trước khi triển khai hoạt động.

* Mục đích:

Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc lá của học sinh, cán bộ giáo viên, khách đến làm việc.

Đánh giá kiến thức, thái độ đối với hành vi hút thuốc của cán bộ, giáo viên và học sinh.

Đánh giá thực trạng hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá. Kết quả khảo sát là cơ sở để xây dựng nội quy và kế hoạch hoạt động phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường.

* Gợi ý thực hiện:

Đối tượng khảo sát: cán bộ, giáo viên và học sinh

Phương pháp khảo sát: Phát phiếu hỏi cho cán bộ, giáo viên và học sinh trong trường trả lời (theo mẫu). cán bộ phụ trách công tác khảo sát thu phiếu hỏi, tổng hợp và viết báo cáo chung về kết quả khảo sát.

Nội dung khảo sát: nên bám sát vào tiêu chí xây dựng trường học không khói thuốc, bao gồm những nội dung cơ bản sau:

+ Số lượng của cán bộ, giáo viên và học sinh hút thuốc?

+ các địa điểm thường xảy ra hành vi hút thuốc?

+ Nhận thức của học sinh, cán bộ giáo viên về tác hại của thuốc lá

+ Trường học đã ban hành quy định cấm hút thuốc chưa?

+ Trường học đã có hệ thống biển báo cấm hút thuốc chưa? Vị trí và nội dung của biển báo có phù hợp không?

+ Thực trạng hút thuốc trong khuôn viên trường học. triển khai khảo sát:

+ Phổ biến kế hoạch thời gian thực hiện khảo sát trong toàn trường.

+ In, phát phiếu kiểm sát và hướng dẫn điền phiếu cho cán bộ, giáo viên, học sinh

+ thu phiếu khảo sát

+ thống kê, tổng hợp, viết báo cáo kết quả.

Tùy vào điều kiện thực tế, các trường có thể điều chỉnh nội dung khảo sát cho phù hợp.

Bước 3: Xây dựng nội quy và kế hoạch thực hiện trường học không khói thuốc lá.

* Mục đích: bước này nhằm xây dựng nội quy và kế hoạch hoạt động chi tiết để thực hiện xây dựng trường học không khói thuốc.

* Gợi ý tổ chức thực hiện:

- Xây dựng nội quy: Nội dung chính của nội quy bao gồm:

Nghiêm cấm hoàn toàn việc hút thuốc lá trong khuôn viên trường học. • Nghiêm cấm các hình thức mua bán quảng cáo các sản phẩm thuốc lá trong toàn bộ khuôn viên trường học.

Các hình thức xử lý đối với hành vi hút thuốc tại các nơi có quy định cấm: nhắc nhở, phê bình, kiểm điểm, đưa vào tiêu chuẩn bình xét thi đua.

Quy định về việc cấm nhận tài trợ của các công ty thuốc lá dưới mọi hình thức.

Quy định thời điểm nội quy bắt đầu có hiệu lực. Việc xây dựng nội quy cấm hút thuốc cần bám sát vào tiêu chí xây dựng trường học không khói thuốc.

- Xây dựng kế hoạch thực hiện: Nội dung chính của kế hoạch bao gồm:

Mục tiêu.

Các hoạt động: các việc cụ thể cần làm để đạt được mục tiêu.thời gian thực hiện từng hoạt động.

Tổ chức/cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện.

Kinh phí triển khai hoạt động.

Kết quả mong đợi của từng hoạt động. Việc xây dựng thực kế hoạch hoạt động xây dựng môi trường không khói thuốc cần dựa trên các văn bản pháp luật hiện hành và kết quả khảo sát thực trạng đã được tiến hành ở bước 2.

Tùy điều kiện của từng trường, các trường có thể xây dựng kế hoạch thực hiện cho phù hợp với tình hình thực tế của trường.

Bước 4: Phổ biến nội quy xây dựng trường học không khói thuốc:

* Mục đích: bước này nhằm thông tin rộng rãi đến cán bộ giáo viên và học sinh toàn trường về nội quy và các hoạt động thực hiện xây dựng trường học không khói thuốc.

* Gợi ý thực hiện: ban chỉ đạo phòng chống tác hại của thuốc lá cần thông báo rộng rãi nội quy về phòng chống tác hại của thuốc lá trong trường học, ngày nội quy có hiệu lực và các hoạt động cụ thể thực hiện nội quy. Để tạo được sự đồng thuận trong toàn trường, cần thông báo cần nêu rõ mục đích và ý nghĩa của việc thực hiện nội quy là nhằm bảo vệ sức khỏe cho mọi người.

- Một số hình thức phổ biến đối với cán bộ, giáo viên:

Thông báo thông qua cuộc họp các tổ, phòng/ban.

Niêm yết nội quy tại văn phòng giáo viên, hội trường, cổng bảo vệ. Các hình thức phổ biến nội quy đối với học sinh: Thông báo tại lễ chào cờ đầu tuần, gửi nội quy đến các thầy cô chủ nhiệm để phổ biến tại lớp; phát động phong trào thi đua phòng chống tác hại thuốc lá; niêm yết nội quy tại lớp học…

Bước 5: Triển khai các hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá nhằm hỗ trợ thực hiện nội quy:

* Mục đích: hỗ trợ thực hiện có hiệu quả quy định cấm hút thuốc trong trường học. * Gợi ý thực hiện: tùy theo đặc điểm, điều kiện của từng trường, các hoạt động thực hiện hỗ trợ có thể gồm: Các hoạt động chung trong toàn trường:

* Tổ chức lễ phát động hưởng ứng xây dựng trường ĐH/CĐ/ HV không khói thuốc lá. Mục tiêu của lễ phát động nhằm:

Phổ biến kiến thức chung về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe, kinh tế và môi trường.

Cung cấp tới cán bộ, giáo viên và học sinh thông tin về lợi ích của việc xây dựng trường học không khói thuốc lá.

Phổ biến các chính sách của nhà nước, nội quy/quy định của trường về thực hiện trường học không khói thuốc lá.

Phổ biến kế hoạch thực hiện, giám sát và duy trì thực hiện trường học không khói thuốc.

Kêu gọi toàn trường hưởng ứng hoạt động xây dựng trường học không khói thuốc lá.

Đề nghị đại diện các phòng, ban, lớp học hoặc cá nhân cam kết thực hiện cam kết không hút thuốc lá trong trường học theo nội quy đã được ban hành.

* Gắn biển “cấm hút thuốc”, treo pano, áp phích phòng chống tác hại thuốc lá, nội quy xây dựng trường học tại các vị trí dễ quan sát, đông người qua lại trong trường học.

* Xây dựng góc truyền thông phòng chống tác hại thuốc lá: trưng bày các tài liệu như bài viết, bài báo, bản tin, tranh ảnh, mô hình do học sinh, giáo viên sưu tầm, thiết kế, biên soạn.

* Tổ chức phát thanh định kỳ trong giờ giải lao, giờ chào cờ đầu tuần về tác hại thuốc lá, yêu cầu thực thi nghiêm quy định cấm hút thuốc trong trường học.

* Phối hợp với chính quyền địa phương, phổ biến và thực hiện nghiêm quy định về cấm bán thuốc lá phía ngoài cổng trường. * Tham gia các hoạt động truyền thông, hưởng ứng ngày thế giới không hút thuốc lá (31/5) và tuần lễ quốc gia không hút thuốc lá từ ngày 25 – 31/5 hàng năm. * Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh trong việc theo dõi, giám sát: ghi sổ liên lạc, trao đổi trong cuộc họp phụ huynh. * Định kỳ (tháng, học kỳ, năm học) có tổng kết thi đua khen thưởng.

* Một số hoạt động đối với cán bộ, giáo viên:

Tổ chức lễ phát động xây dựng trường học không khói thuốc lá.

Tổ chức ký cam kết không hút thuốc trong trường học cho cán bộ, giáo viên.

Tổ chức thi dạy giỏi, khuyến khích các nội dung giảng về tác hại thuốc lá, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy về Pcth thuốc lá giữa các giáo viên.

Lồng ghép các nội dung cụ thể về tác hại của thuốc lá trong các môn học như giáo dục công dân, địa lý, sinh vật, kỹ thuật..

Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp về tác hại của thuốc lá Một số hoạt động đối với học sinh:

Tổ chức phong trào làm báo tường, thi vẽ tranh về đề tài phòng chống tác hại của việc sử dụng thuốc lá.

Tổ chức diễn đàn, nói chuyện chuyên đề về tác hại thuốc lá

Lồng ghép tuyên truyền về tác hại thuốc lá trong các buổi sinh hoạt cuối tuần của lớp • Lồng ghép các nội dung cụ thể về tác hại của thuốc lá trong các sự kiện văn nghệ, thể thao trong trường (thể thao không thuốc lá)

Nhận xét, đánh giá trong buổi chào cờ đầu tuần của trường và sinh hoạt của lớp cuối tuần.

Phân công đoàn viên vận động bạn không hút thuốc

Tổ chức thi đua không hút thuốc giữa các tổ, lớp

Bước 6: Giám sát, đánh giá kết quả thực hiện xây dựng trường học không khói thuốc.

* Mục đích: Giám sát, đánh giá các hoạt động xây dựng trường học không khói thuốc lá là hoạt động nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả các biện pháp can thiệp. Việc giám sát cần được thực hiện trong suốt quá trình triển khai kế hoạch xây dựng trường học không khói thuốc.

* Gợi ý tổ chức thực hiện: Kế hoạch giám sát, đánh giá được xây dựng dựa trên kế hoạch hoạt động đã được lãnh đạo nhà trường thông qua. Một số nội dung giám sát gồm:

Có hệ thống biển báo cấm hút thuốc lá trong trường học không?

Có niêm yết nội quy cấm hút thuốc tại phòng làm việc, hội trường, lớp học, hành lang… không?

Biển báo, quy định cấm hút thuốc như diêm, bật lửa, gạt tàn, đầu mẩu thuốc có trong trường không?

Có hiện tượng khách đến làm việc, cán bộ , giáo viên, học sinh còn hút thuốc tại nơi có quy định cấm không; số lượng vi phạm? Mức độ xử lý?

Có triển khai các hoạt động theo kế hoạch không? Kết quả như thế nào?

Có các biên bản giám sát, báo cáo hoạt động không? Việc lưu giữ các báo cáo được thực hiện như thế nào?

Bài 7

TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI THUỐC LÁ

Xây dựng chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe nói chung và chương trình truyền thông PCTH thuốc lá nói riêng đều qua 6 bước cơ bản sau:

Bước 1. Phân tích thực trạng

- Xác định các vấn đề sức khỏe, chọn ưu tiên; xác định các yếu tố ảnh hưởng, nguyên nhân của vấn đề.

- Xác định các yếu tố cản trở và tạo thuận lợi cho sự thay đổi mong muốn (cân nhắc các yếu tố xã hội, văn hóa, kinh tế).

- Nêu rõ vấn đề cần giải quyết

- Triển khai nghiên cứu ban đầu để tìm hiểu nhu cầu của đối tượng đích

- Xác định các mối quan hệ cộng tác

- Phân tích đối tượng đích:

+ Phân nhóm đối tượng đích cấp 1, 2 và 3.

+ Phân tích các yếu tố xã hội và hành vi: kiến thức, thái độ, kĩ năng, hành vi (dùng kết quả nghiên cứu ban đầu hoặc nghiên cứu sâu thêm nếu cần); tìm hiểu các mạng lưới xã hội, chuẩn mực văn hóa-xã hội, năng lực cộng đồng, yếu tố lãnh đạo ở mức độ cộng đồng.

- Đánh giá nhu cầu truyền thông:

- Phân tích khả năng tiếp cận và sử dụng phương tiện truyền thông của đối tượng:

+ Xác định năng lực của cơ quan truyền thông địa phương; các loại hình truyền thống.

+ Xác định tính sẵn có của tài liệu truyền thông, kênh truyền thông.

Bước 2. Thiết kế chương trình

- Xây dựng các mục tiêu truyền thông:

+ Cân nhắc mục tiêu

+ Xác định nhóm đối tượng đích chính và mức độ thay đổi về kiến thức, thái độ, kĩ năng, hành vi, chính sách…

+ Xác định cách tiếp cận, phát triển mô hình can thiệp thay đổi hành vi (giải thích tại sao can thiệp có thể thay đổi hành vi và các lợi ích cho đối tượng như thế nào?).

+ Truyền thông đại chúng; truyền thông thay đổi hành vi; tiếp thị xã hội; vận động…

- Xác định các kênh truyền thông

+ Cân nhắc tiếp cận truyền thông đa phương tiện (multimedia) và kết hợp các phương tiện để có được tác động mạnh nhất.

Cá nhân: truyền thông trực tiếp; tư vấn trực tiếp, tư vấn qua điện thoại...

Giữa các cá nhân: nói chuyện với nhóm, thảo luận, trao đổi trong nhóm...

Kênh cộng đồng và tổ chức: họp, hội thảo, câu lạc bộ...

Kênh truyền thông đại chúng: phát thanh, truyền hình (diễn đàn; nhân vật-sự kiện, phỏng vấn trực tiếp; giáo dục giải trí...), báo chí, quảng cáo; thư …

Internet: trang web, diễn dàn...

- Lựa chọn, phối hợp kênh truyền thông:

+ Phù hợp mục tiêu truyền thông.

+ Phù hợp hình thái, nội dung thông điệp.

+ Phù hợp khả năng tiếp cận và sử dụng của đối tượng đích.

+ Đảm bảo yếu tố độ bao phủ đối tượng đích, tần suất tác động.

+ Cân nhắc ưu nhược điểm của các kênh và phương tiện truyền thông.

+ Cân nhắc yếu tố chi phí và nguồn lực.

- Viết bản kế hoạch hoạt động

- Phát triển kế hoạch theo dõi và đánh giá:

+ Xác định các chỉ số và nguồn dữ liệu để theo dõi việc thực hiện chương trình và phản hồi của đối tượng.

+ Thiết kế nghiên cứu đánh giá kết quả chương trình truyền thông.

Bước 3. Phát triển và thử nghiệm tài liệu

- Phát triển các ý niệm, thông điệp, tài liệu truyền thông, hướng dẫn, công cụ, tài liệu tập huấn, bản tin radio, bản tin TV…

- Quá trình này có sự tham gia của các bên liên quan chính, người quản lí, nhân viên cộng đồng, đại diện nhóm đích …để đảm bảo sản phẩm thiết kế đáp ứng nhu cầu của họ.

- Thử nghiệm: Lấy ý kiến, nhận xét của đối tượng đích dự kiến, các bên liên quan về các sản phẩm đã thiết kế.

- Hiệu chỉnh tài liệu: Dựa trên kết quả thử nghiệm, chỉnh sửa tài liệu, sản phẩm truyền thông nhằm tối đa hóa tính chấp nhận và hiệu quả sử dụng sản phẩm.

- Thử nghiệm lại để đảm bảo việc hiệu chỉnh như mong muốn và có những điều chỉnh cuối cùng (nếu cần thiết) trước khi hoàn thiện sản phẩm, sản xuất hàng loạt.

- Có thể lựa chọn và sử dụng nguồn tài liệu sẵn có.

- Có thể điều chỉnh tài liệu sẵn có theo yêu cầu hay mức độ cụ thể.

Bước 4: Thực hiện và theo dõi chương trình

- Thực hiện các hoạt động theo kế hoạch:

+ Đào tạo xây dựng năng lực

+ Phát bản tin, phóng sự qua radio, TV; đăng tin bài trên báo; phân phát tài liệu...

- Huy động sự tham gia của các bên, phát huy vai trò, trách nhiệm đối với việc thực hiện các hoạt động.

- Quản lí, theo dõi các hoạt động: tiến độ, kết quả hoạt động, các vấn đề phát sinh, cần điều chỉnh.

- Xem xét, điều chỉnh dựa vào kết quả theo dõi khi cần thiết.

Bước 5. Đánh giá

- Đánh giá để xác định:

+ Mục tiêu của chương trình truyền thông đạt được?

+ Mức độ thay đổi về kiến thức, thái độ, hành vi của đối tượng đích?

+ Có được các chính sách phù hợp không?

- Cần có thiết kế đánh giá phù hợp:

+ Chỉ số đánh giá

+ Phương pháp thu thập thông tin

+ Công cụ đánh giá.

- Trình bày, công bố kết quả đánh giá cho các bên liên quan, nhà tài trợ

- Xem xét điểm mạnh, yếu của chương trình, bài học kinh nghiệm; lập kế hoạch cho chu kì mới.

Bài 8

HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT CÁC HOẠT ĐỘNG PCTH THUỐC LÁ

Đánh giá, giám sát việc thực thi quy định không hút thuốc trong trường học không khói thuốc lá là hoạt động nhằm tăng cường hiệu quả của hoạt động xây dựng môi trường làm việc không khói thuốc lá. Việc giám sát được thực hiện bởi tổ giám sát theo sự phân công của ban chỉ đạo. Nội dung giám sát gồm:

Có hệ thống biển báo cấm hút thuốc lá trong trường học không?

Có niêm yết nội quy cấm hút thuốc tại phòng làm việc, hội trường, lớp học, hành lang… không?

Biển báo, quy định cấm hút thuốc như diêm, bật lửa, gạt tàn, đầu mẩu thuốc có trong trường không?

Có hiện tượng khách đến làm việc, cán bộ , giáo viên, học sinh còn hút thuốc tại nơi có quy định cấm không; số lượng vi phạm? Mức độ xử lý?

Có triển khai các hoạt động theo kế hoạch không? Kết quả như thế nào?

Có các biên bản giám sát, báo cáo hoạt động không? Việc lưu giữ các báo cáo được thực hiện như thế nào?

Tổ giám sát viết báo cáo đánh giá hoạt động xây dựng nơi làm việc không khói thuốc theo giai đoạn 6 tháng gửi ban chỉ đạo. Kết quả đánh giá giám sát sẽ giúp cho ban chỉ đạo kịp thời điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp và tổng kết các hoạt động đã đạt được, bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai và kế hoạch trong thời gian tiếp theo. báo cáo này được trình bày tại buổi họp sơ kết ,tổng kết của các cơ quan đơn vị.

UBND TỈNH ………..

BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI THUỐC LÁ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

Số: /BB - GS

……………………. , ngày tháng năm 20…

BIÊN BẢN GIÁM SÁT

Tình hình triển khai các hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá

(Đơn vị cấm hút thuốc lá khu vực trong nhà)

Hôm nay, hồi ngày tháng năm 20…

Thành phần đoàn giám sát:

- Trưởng đoàn:

Ông (bà)………………………..chức vụ………………….. đơn vị………………..

- Thư ký:

Ông (bà)………………………..chức vụ………………….. đơn vị………………..

- Các thành viên:

Ông (bà)………………………..chức vụ………………….. đơn vị………………..

Ông (bà)………………………..chức vụ………………….. đơn vị………………..

Ông (bà)………………………..chức vụ………………….. đơn vị………………..

Địa điểm giám sát: ………………………………………………………………...

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………...

Đại diện đơn vị:

Ông (bà)…………………………………..chức vụ………………………………...

Ông (bà)…………………………………..chức vụ………………………………...

Ông (bà)…………………………………..chức vụ………………………………...

III. Nội dung và kết quả giám sát:

TT

Nội dung thực hiện

Không

Ghi chú

1.

Có kế hoạch hoạt động PCTH thuốc lá

2.

Có quy định không hút thuốc lá tại nơi làm việc trong quy chế nội bộ

3.

Có tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc mọi người tại đơn vị thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá nơi làm việc

4.

Có treo biển cấm hút thuốc tại địa điểm cấm hút thuốc

5.

Có gạt tàn thuốc lá ở nơi làm việc trong nhà

6.

Có mẩu thuốc lá nơi làm việc trong nhà

7.

Có mùi thuốc lá tại nơi làm việc trong nhà

8.

Có hành vi hút thuốc lá tại nơi làm việc trong nhà

9.

Có quảng cáo thuốc lá trong khuôn viên đơn vị

10.

Có bày bán thuốc lá trong khuôn viên đơn vị

11.

Có trường hợp nào vi phạm quy định hút thuốc lá tại nơi làm việc trong nhà bị xử phạt không?

(Nếu có): Ghi rõ: số trường hợp xử phạt/ mức phạt

12.

Có nội dung về PCTH của thuốc lá trong báo cáo tổng kết hàng năm của đơn vị

Nội dung khác:

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

KẾT LUẬN

NHẬN XÉT, ĐỀ NGHỊ CỦA ĐOÀN GIÁM SÁT

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

KIẾN NGHỊ CỦA ĐƠN VỊ ĐƯỢC GIÁM SÁT

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

Buổi làm việc kết thúc hồi ………………….. cùng ngày

Biên bản này được thành lập thành 2 bàn, có nội dung như nhau, 1 bản lưu đoàn giám sát, 1 bản lưu lại tại đơn vị được giám sát, đã đọc lại cho những người có tên trên nghe lại, thông qua và nhất trí ký tên.

ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ ĐƯỢC KIỂM TRA ĐẠI DIỆN ĐOÀN GIÁM SÁT

UBND TỈNH ..............

BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI THUỐC LÁ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

Số: /BB - GS

……………………., ngày tháng năm 20…

BIÊN BẢN GIÁM SÁT

Tình hình triển khai các hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá

(Đơn vị cấm hút thuốc hoàn toàn khu vực trong nhà và khuôn viên)

Hôm nay, hồi ngày tháng năm 20…

Thành phần đoàn giám sát:

- Trưởng đoàn:

Ông (bà)………………………..chức vụ………………….. đơn vị………………..

- Thư ký:

Ông (bà)………………………..chức vụ………………….. đơn vị………………..

- Các thành viên:

Ông (bà)………………………..chức vụ………………….. đơn vị………………..

Ông (bà)………………………..chức vụ………………….. đơn vị………………..

Ông (bà)………………………..chức vụ………………….. đơn vị………………..

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………...

Đại diện đơn vị:

Ông (bà)…………………………………..chức vụ………………………………...

Ông (bà)…………………………………..chức vụ………………………………...

Ông (bà)…………………………………..chức vụ………………………………...

III. Nội dung và kết quả giám sát:

TT

Nội dung thực hiện

Không

Ghi chú

13.

Kế hoạch hoạt động PCTH thuốc lá

14.

Quy định cấm hút thuốc lá trong khuôn viên cơ quan, đơn vị

15.

Tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc mọi người tại đơn vị thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá trong toàn bộ khuôn viên cơ quan, đơn vị

16.

Treo biển cấm hút thuốc tại các địa điểm cấm hút thuốc trong cơ quan, đơn vị

17.

Gạt tàn thuốc lá trong khuôn viên cơ quan, đơn vị

18.

Mẩu thuốc lá trong khuôn viên cơ quan, đơn vị

19.

Mùi thuốc lá trong khuôn viên cơ quan, đơn vị

20.

Hành vi hút thuốc lá trong khuôn viên cơ quan, đơn vị

21.

Quảng cáo thuốc lá trong khuôn viên cơ quan, đơn vị

22.

Bày bán thuốc lá trong khuôn viên cơ quan, đơn vị

23.

Trường hợp nào vi phạm quy định hút thuốc lá trong khuôn viên cơ quan, đơn vị bị xử phạt không?

(nếu ): ghi rõ: số trường hợp xử phạt/ mức phạt

24.

Báo cáo nội dung phòng chống tác hại của thuốc lá trong hoạt động tổng kết của đơn vị hàng năm

Nội dung khác:

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

KẾT LUẬN

NHẬN XÉT, ĐỀ NGHỊ CỦA ĐOÀN GIÁM SÁT

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

KIẾN NGHỊ CỦA ĐƠN VỊ ĐƯỢC GIÁM SÁT

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

Buổi làm việc kết thúc hồi ………………….. cùng ngày

Biên bản này được thành lập thành 2 bàn, có nội dung như nhau, 1 bản lưu đoàn giám sát, 1 bản lưu lại tại đơn vị được giám sát, đã đọc lại cho những người có tên trên nghe lại, thông qua và nhất trí ký tên.

ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ ĐƯỢC KIỂM TRA ĐẠI DIỆN ĐOÀN GIÁM SÁT

UBND TỈNH ……….

BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI THUỐC LÁ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

Số: /BB - GS

………………………., ngày tháng năm

BIÊN BẢN GIÁM SÁT

Tình hình triển khai các hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá

Hôm nay, hồi ngày tháng năm 20…

Thành phần đoàn giám sát:

- Trưởng đoàn:

Ông (bà)………………………..chức vụ………………….. đơn vị………………..

- Thư ký:

Ông (bà)………………………..chức vụ………………….. đơn vị………………..

- Các thành viên:

Ông (bà)………………………..chức vụ………………….. đơn vị………………..

Ông (bà)………………………..chức vụ………………….. đơn vị………………..

Ông (bà)………………………..chức vụ………………….. đơn vị………………..

Địa điểm giám sát: ………………………………………………………………...

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………...

Đại diện đơn vị:

Ông (bà)…………………………………..chức vụ………………………………...

Ông (bà)…………………………………..chức vụ………………………………...

Ông (bà)…………………………………..chức vụ………………………………...

III. Nội dung và kết quả giám sát:

TT

Nội dung thực hiện

Không

Ghi chú

Có kế hoạch hoạt động PCTH thuốc lá

Có quy định không hút thuốc lá tại nơi làm việc trong quy chế nội bộ

Có tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc mọi người tại đơn vị thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá nơi làm việc

Có treo biển cấm hút thuốc tại địa điểm cấm hút thuốc

Có gạt tàn thuốc lá ở nơi làm việc trong nhà

Có mẩu thuốc lá nơi làm việc trong nhà

Có mùi thuốc lá tại nơi làm việc trong nhà

Có hành vi hút thuốc lá tại nơi làm việc trong nhà

Có quảng cáo thuốc lá trong khuôn viên đơn vị

Có bày bán thuốc lá trong khuôn viên đơn vị

Có trường hợp nào vi phạm quy định hút thuốc lá tại nơi làm việc trong nhà bị xử phạt không?

(Nếu có): Ghi rõ: số trường hợp xử phạt/ mức phạt

Có nội dung về PCTH của thuốc lá trong báo cáo tổng kết hàng năm của đơn vị

Nội dung khác:

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

KẾT LUẬN

NHẬN XÉT, ĐỀ NGHỊ CỦA ĐOÀN GIÁM SÁT

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

KIẾN NGHỊ CỦA ĐƠN VỊ ĐƯỢC GIÁM SÁT

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

Buổi làm việc kết thúc hồi ………………….. cùng ngày

Biên bản này được thành lập thành 2 bàn, có nội dung như nhau, 1 bản lưu đoàn giám sát, 1 bản lưu lại tại đơn vị được giám sát, đã đọc lại cho những người có tên trên nghe lại, thông qua và nhất trí ký tên.

ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ ĐƯỢC KIỂM TRA ĐẠI DIỆN ĐOÀN GIÁM SÁT

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn bản giáo dục

    Xem thêm