Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm bài Cao Bằng lớp 5

Trắc nghiệm bài Cao Bằng lớp 5

Để giúp các em học sinh hiểu hơn về bài thơ Cao Bằng của tác giả Trúc Thông được học trong Tập đọc lớp 5, VnDoc.com đăng tải bộ câu hỏi trắc nghiệm về bài thơ Cao Bằng giúp các em ôn tập và trả lời câu hỏi, nâng cao kĩ năng đọc hiểu văn bản của mình.

Bạn đã dùng hết 2 lần làm bài Trắc nghiệm miễn phí. Mời bạn mua tài khoản VnDoc PRO để tiếp tục! Tìm hiểu thêm
  • Đọc thầm bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

    CAO BẰNG

    Sau khi qua Đèo Gió
    Ta lại vượt Đèo Giàng
    Lại vượt qua Cao Bắc
    Thì ta tới Cao Bằng.

    Cao Bằng, rõ thật cao!
    Rồi dần bằng bằng xuống
    Đầu tiên là mận ngọt
    Đón môi ta dịu dàng.

    Rồi đến chị rất thương
    Rồi đến em rất thảo
    Ông lành như hạt gạo
    Bà hiền như suối trong.

    Còn núi non Cao Bằng
    Đo làm sao cho hết
    Như lòng yêu đất nước
    Sâu sắc người Cao Bằng.

    Đã dâng đến tận cùng
    Hết tầm cao Tổ quốc
    Lại lặng thầm trong suốt
    Như suối khuất rì rào.

    Bạn ơi có thấy đâu
    Cao Bằng xa xa ấy
    Vì ta mà giữ lấy
    Một dải dài biên cương.

    TRÚC THÔNG

  • Câu 1. Trong bài thơ, để đến được Cao Bằng, phải đi qua bao nhiêu địa điểm?
  • Câu 2. Loại quả đặc trưng của Cao Bằng được nhắc đến trong bài thơ là gì?
  • Câu 3. Hình ảnh của ai không được nhắc đến trong bài thơ?
  • Câu 4. Tình yêu nước của người Cao Bằng được so sánh với sư vật nào?
  • Câu 5. Cho đoạn thơ sau:

    "Đã dâng đến tận cùng
    Hết tầm cao Tổ quốc
    Lại lặng thầm trong suốt
    Như suối khuất rì rào."

    Đoạn thơ nói về nội dung gì?

  • Câu 6. Cho đoạn thơ sau:

    "Đã dâng đến tận cùng
    Hết tầm cao Tổ quốc
    Lại lặng thầm trong suốt
    Như suối khuất rì rào."

    Trong đoạn thơ, tình yêu nước của người Cao Bằng được so sánh với sự vật nào?

  • Câu 7. Cho đoạn thơ sau:

    "Rồi đến chị rất thương
    Rồi đến em rất thảo
    Ông lành như hạt gạo
    Bà hiền như suối trong."

    Đoạn thơ nói về đặc điểm gì của người Cao Bằng?

  • Câu 8. Địa thế của Cao Bằng có gì đặc biệt?
  • Câu 9. Tác giả sử dụng từ ngữ và hình ảnh nào để nói lên lòng mến khách, sự đôn hậu của người Cao Bằng?

    Lời giải:

    Để nói lên lòng mến khách và sự đôn hậu của người Cao Bằng, tác giải đã sử dụng những từ ngữ, hình ảnh:

    - Đầu tiên là mận ngọt/Đón môi ta dịu dàng

    - Rồi đến chị rất thương

    - Rồi đến Con rất thảo

    - Ông lành như hạt gạo

    - Bà hiền như suối trong

    Đáp án đúng: Đánh dấu x vào ô trống số: 3, 4, 5, 6,7

  • Câu 10. Dòng nào sau đây là câu ghép?
  • Câu 11. Hai chủ ngữ của câu ghép sau đây là gì?

    "Ông lành như hạt gạo còn bà thì hiền như suối trong."

  • Câu 12. Cặp quan hệ từ nối hai vế câu ghép trong câu sau chỉ quan hệ gì?

    "Núi non Cao Bằng cao lớn, hùng vĩ bao nhiêu thì lòng yêu nước của người Cao Bằng sâu sắc bấy nhiêu."

  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Bắt đầu ngay
Bạn còn 2 lượt làm bài tập miễn phí. Hãy mua tài khoản VnDoc PRO để học không giới hạn nhé! Bạn đã dùng hết 2 lượt làm bài tập miễn phí! Hãy mua tài khoản VnDoc PRO để làm Trắc nghiệm không giới hạn và tải tài liệu nhanh nhé! Mua ngay
Kiểm tra kết quả Xem đáp án Làm lại
Chia sẻ, đánh giá bài viết
79
Sắp xếp theo
    🖼️

    Trắc nghiệm Online

    Xem thêm