Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Toán 7 Bài 5: Tỉ lệ thức

Giải Toán 7 tập 1 trang 54 Cánh diều

Giải Toán 7 Cánh diều Bài 5: Tỉ lệ thức bao gồm đáp án cho các bài tập trong SGK Toán 7 tập 1 trang 51 sách Cánh diều. Lời giải Toán 7 sách mới được trình bày chi tiết, dễ hiểu, giúp các em tiếp thu bài nhanh, từ đó rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải Toán 7. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

Bài 1 trang 54 Toán 7 tập 1 CD

Từ các tỉ số sau đây có lập được tỉ lệ thức không?

a) 3,5 : (-5,25) và (-8) : 12

b) 39\frac{3}{{10}}:52\frac{2}{5}\(39\frac{3}{{10}}:52\frac{2}{5}\)  và 7,5 : 10

c) 0,8 : (-0,6) và 1,2 : (-1.8)

Hướng dẫn giải:

a. Ta có:

3,5 : (-5,25)=\frac{3,5}{-5,25}=\frac{350}{-525}=\frac{350:(-175)}{(-525):(-175)}=\frac{-2}{3}\(3,5 : (-5,25)=\frac{3,5}{-5,25}=\frac{350}{-525}=\frac{350:(-175)}{(-525):(-175)}=\frac{-2}{3}\)

(-8):12=\frac{-8}{12}=\frac{(-8):4}{12:4}=\frac{-2}{3}\((-8):12=\frac{-8}{12}=\frac{(-8):4}{12:4}=\frac{-2}{3}\)

=> Kết luận: 3,5 : (-5,25) và (-8) : 12 lập được tỉ lệ thức.

b. Ta có:

39\frac{3}{10}:52\frac{2}{5}= \frac{393}{10}:\frac{262}{5}=\frac{393}{10}.\frac{5}{262}=\frac{3}{4}\(39\frac{3}{10}:52\frac{2}{5}= \frac{393}{10}:\frac{262}{5}=\frac{393}{10}.\frac{5}{262}=\frac{3}{4}\)

7,5:10=\frac{7,5}{10}=\frac{75}{100}=\frac{75 : 25}{100:25}=\frac{3}{4}\(7,5:10=\frac{7,5}{10}=\frac{75}{100}=\frac{75 : 25}{100:25}=\frac{3}{4}\)

=> Kết luận: 39\frac{3}{10}:52\frac{2}{5}\(39\frac{3}{10}:52\frac{2}{5}\) và 7,5 : 10 lập được tỉ lệ thức

c. Ta có:

0,8:(-0,6)=\frac{0,8}{-0,6}=\frac{8}{-6}=\frac{8:(-2)}{(-6):(-2)}=\frac{-4}{3}\(0,8:(-0,6)=\frac{0,8}{-0,6}=\frac{8}{-6}=\frac{8:(-2)}{(-6):(-2)}=\frac{-4}{3}\)

1,2:(-1,8)=\frac{1,2}{-1,8}=\frac{12}{-18}=\frac{12:(-6)}{(-18):(-6)}=\frac{-2}{3}\(1,2:(-1,8)=\frac{1,2}{-1,8}=\frac{12}{-18}=\frac{12:(-6)}{(-18):(-6)}=\frac{-2}{3}\)

=> Kết luận: 0,8 : (-0,6) và 1,2 : (-1.8) không lập được tỉ lệ thức

Bài 2 trang 54 Toán 7 tập 1 CD

Tìm x trong mỗi tỉ lệ thức sau:

a) \frac{x}{5} = \frac{{ - 2}}{{1,25}};\(\frac{x}{5} = \frac{{ - 2}}{{1,25}};\)

b) 18 : x = 2,4 : 3,6;

c) (x+1) : 0,4 = 0,5 : 0,2

Hướng dẫn giải:

a) Ta được: x . 1,25 = 5. (-2) nên x = \frac{{5.( - 2)}}{{1,25}} = - 8\(x = \frac{{5.( - 2)}}{{1,25}} = - 8\)

Vậy x = -8

b) Vì 18 : x = 2,4 : 3,6 nên \frac{{18}}{x} = \frac{{2,4}}{{3,6}} \Rightarrow 18.3,6 = x.2,4 \Leftrightarrow x = \frac{{18.3,6}}{{2,4}} = 2\(\frac{{18}}{x} = \frac{{2,4}}{{3,6}} \Rightarrow 18.3,6 = x.2,4 \Leftrightarrow x = \frac{{18.3,6}}{{2,4}} = 2\)

Vậy x = 2

c) Vì (x+1) : 0,4 = 0,5 : 0,2 nên \frac{{x + 1}}{{0,4}} = \frac{{0,5}}{{0,2}} \Rightarrow (x + 1).0,2 = 0,4.0,5 \Leftrightarrow x + 1 = \frac{{0,4.0,5}}{{0,2}} = 1 \Leftrightarrow x = 0\(\frac{{x + 1}}{{0,4}} = \frac{{0,5}}{{0,2}} \Rightarrow (x + 1).0,2 = 0,4.0,5 \Leftrightarrow x + 1 = \frac{{0,4.0,5}}{{0,2}} = 1 \Leftrightarrow x = 0\)

Vậy x = 0

Bài 3 trang 54 Toán 7 tập 1 CD

Lập tất cả các tỉ lệ thức có thể có được từ bốn số sau: 1,5; 2; 3,6; 4,8.

Hướng dẫn giải:

Từ 4 số: 1,5; 2; 3,6; 4,8, ta có đẳng thức sau: 1,5 . 4,8 = 2. 3,6, ta lập được các tỉ lệ thức:

\frac{{1,5}}{2} = \frac{{3,6}}{{4,8}};\frac{{1,5}}{{3,6}} = \frac{2}{{4,8}};\frac{{4,8}}{2} = \frac{{3,6}}{{1,5}};\frac{{4,8}}{{3,6}} = \frac{2}{{1,5}}\(\frac{{1,5}}{2} = \frac{{3,6}}{{4,8}};\frac{{1,5}}{{3,6}} = \frac{2}{{4,8}};\frac{{4,8}}{2} = \frac{{3,6}}{{1,5}};\frac{{4,8}}{{3,6}} = \frac{2}{{1,5}}\)

Bài 4 trang 54 Toán 7 tập 1 CD

Trong giờ thí nghiệm xác định trọng lượng, bạn Hà dùng hai quả cân 100 g và 50 g thì đo được trọng lượng tương ứng là 1 N và 0,5 N

a) Tính tỉ số giữa khối lượng của quả cân thứ nhất và khối lượng của quả cân thứ hai; tỉ số giữa trọng lượng tương ứng của quả cân thứ nhất và trọng lượng của quả cân thứ hai.

b) Hai tỉ số trên có lập thành tỉ lệ thức không?

Hướng dẫn giải:

a) Tỉ số giữa khối lượng của quả cân thứ nhất và khối lượng của quả cân thứ hai là:

\frac{{100}}{{50}} = \frac{2}{1}\(\frac{{100}}{{50}} = \frac{2}{1}\)

Tỉ số giữa trọng lượng tương ứng của quả cân thứ nhất và trọng lượng của quả cân thứ hai là: \frac{1}{{0,5}} = \frac{2}{1}\(\frac{1}{{0,5}} = \frac{2}{1}\)

b) Vì hai tỉ số trên bằng nhau nên lập thành tỉ lệ thức

Bài 5 trang 54 Toán 7 tập 1 CD

Người ta pha nhiên liệu cho một loại động cơ bằng cách trộn 2 phần dầu với 7 phần xăng. Hỏi cần bao nhiêu lít xăng để trộn hết 8 lít dầu theo cách pha nhiên liệu như trên?

Hướng dẫn giải:

Gọi số lít xăng cần để trộn là x (x > 0)

Vì số lít dầu: số lít xăng = 2 : 7 nên 8 : x = 2 : 7 hay \frac{8}{x} = \frac{2}{7} \Rightarrow 8.7 = 2.x \Rightarrow x = \frac{{8.7}}{2} = 28\(\frac{8}{x} = \frac{2}{7} \Rightarrow 8.7 = 2.x \Rightarrow x = \frac{{8.7}}{2} = 28\)

Vậy cần 28 lít xăng để trộn hết 8 lít dầu theo cách pha nhiên liệu như trên.

................

Trên đây, VnDoc đã gửi tới các bạn Giải Toán 7 Bài 5: Tỉ lệ thức Cánh diều.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
11
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Toán 7 Cánh diều

    Xem thêm