Toán 7 Bài 12: Tính chất ba đường trung trực của tam giác

Giải Toán 7 Cánh diều Bài 12: Tính chất ba đường trung trực của tam giác tổng hợp câu hỏi và lời giải cho các câu hỏi trong SGK Toán 7 Cánh diều tập 2. Bài tập Toán 7 với lời giải chi tiết, rõ ràng dễ hiểu, tương ứng với từng bài học trong sách, giúp các bạn học sinh củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng giải môn Toán lớp 7 hiệu quả. Mời các bạn tham khảo.

Hoạt động 1 trang 112 SGK Toán 7 tập 2 Cánh diều

Cho tam giác ABC như Hình 122. Vẽ đường trung trực d của đoạn thẳng BC.

Cho tam giác ABC như Hình 122 Vẽ đường trung trực d của đoạn thẳng BC

Hướng dẫn giải:

Vẽ đường thẳng d vuông góc với BC tại trung điểm của BC.

Khi đó d là đường trung trực của đoạn thẳng BC.

Ta có hình vẽ sau:

Cho tam giác ABC như Hình 122 Vẽ đường trung trực d của đoạn thẳng BC

Hoạt động 2 trang 113 SGK Toán 7 tập 2 Cánh diều

Quan sát các đường trung trực của tam giác ABC (Hình 126), cho biết ba đường trung trực đó có cùng đi qua một điểm hay không.

Quan sát các đường trung trực của tam giác ABC (Hình 126)

Hướng dẫn giải:

Ta thấy các đường trung trực của tam giác ABC cùng đi qua điểm O.

Luyện tập 2 trang 114 SGK Toán 7 tập 2 Cánh diều

Trong Hình 127, điểm O có phải là giao điểm ba đường trung trực của tam giác ABC không?

Trong Hình 127, điểm O có phải là giao điểm ba đường trung trực của tam giác ABC không

Hướng dẫn giải:

Trong hình, đường thẳng qua O và cắt AC không vuông góc với AC nên O không phải giao điểm ba đường trung trực của tam giác ABC.

Hoạt động 3 trang 114 SGK Toán 7 tập 2 Cánh diều

Quan sát giao điểm O của ba đường trung trực của tam giác ABC (Hình 128) và so sánh độ dài ba đoạn thẳng OA, OB, OC.

Quan sát giao điểm O của ba đường trung trực của tam giác ABC (Hình 128)

Hướng dẫn giải:

Do O nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng AB nên OA = OB.

Do O nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng BC nên OB = OC.

Do đó OA = OB = OC.

Bài 1 trang 115 SGK Toán 7 tập 2 Cánh diều

Cho tam giác ABC và điểm O thỏa mãn OA = OB = OC. Chứng minh rằng O là giao điểm ba đường trung trực của tam giác ABC.

Hướng dẫn giải:

Do OA = OB nên O nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng AB.

Do OB = OC nên O nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng BC.

Tam giác ABC có O là giao điểm hai đường trung trực của đoạn thẳng AB và đoạn thẳng BC nên O là giao điểm ba đường trung trực của tam giác ABC.

Bài 2 trang 115 SGK Toán 7 tập 2 Cánh diều

Cho tam giác ABC. Vẽ điểm O cách đều ba đỉnh A, B, C trong mỗi trường hợp sau:

a) Tam giác ABC nhọn;

b) Tam giác ABC vuông tại A;

c) Tam giác ABC có góc A tù.

Hướng dẫn giải:

a) Ta có hình vẽ sau:

Cho tam giác ABC Vẽ điểm O cách đều ba đỉnh A, B, C trong mỗi trường hợp

b) Ta có hình vẽ sau:

Cho tam giác ABC Vẽ điểm O cách đều ba đỉnh A, B, C trong mỗi trường hợp

c) Ta có hình vẽ sau:

Cho tam giác ABC Vẽ điểm O cách đều ba đỉnh A, B, C trong mỗi trường hợp

Bài 3 trang 115 SGK Toán 7 tập 2 Cánh diều

Tam giác ABC có ba đường trung tuyến cắt nhau tại G. Biết rằng điểm G cũng là giao điểm của ba đường trung trực trong tam giác ABC. Chứng minh tam giác ABC đều.

Hướng dẫn giải:

Tam giác ABC có ba đường trung tuyến cắt nhau tại G

Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của các cạnh BC, CA, AB.

Do G vừa là trọng tâm của tam giác và P là trung điểm của AB nên C, G, P thẳng hàng.

Do G là giao điểm ba đường trung trực của tam giác nên G nằm trên đường trung trực của cạnh AB do đó C nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng AB.

Suy ra CA = CB.

Thực hiện tương tự ta thu được BA = BC.

Do đó AB = BC = CA.

Tam giác ABC có AB = BC = CA nên tam giác ABC đều.

Bài 5 trang 115 SGK Toán 7 tập 2 Cánh diều

Cho tam giác ABC. Đường trung trực của hai cạnh AB và AC cắt nhau tại điểm O nằm trong tam giác. M là trung điểm của BC. Chứng minh:

a) OM ⊥ BC;

b) \hat{MOB} = \hat{MOC}

Hướng dẫn giải:

Cho tam giác ABC Đường trung trực của hai cạnh AB và AC cắt nhau tại điểm O

a) Tam giác ABC có O là giao điểm hai đường trung trực của đoạn thẳng AB và đoạn thẳng AC.

Mà ba đường trung trực trong tam giác đồng quy nên O nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng BC.

Lại có M là trung điểm của BC nên OM là đường trung trực của đoạn thẳng BC.

Do đó OM ⊥ BC.

b) Do OM ⊥ BC nên ∆OMB và ∆OMC vuông tại M.

Xét ∆OMB vuông tại M và ∆OMC vuông tại M có:

OM chung.

MB = MC (theo giả thiết).

Do đó ∆OMB = ∆OMC (2 cạnh góc vuông).

Suy ra  \hat{MOB} = \hat{MOC}  (2 góc tương ứng).

........................

Bài tiếp theo: Giải Toán 7 Bài 13: Tính chất ba đường cao của tam giác

Đánh giá bài viết
7 440
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • 22 Nguyễn Văn Minh Hiếu
    22 Nguyễn Văn Minh Hiếu

    cau 4 dau r


    Thích Phản hồi 22:05 22/03

    Toán 7 Cánh diều

    Xem thêm