Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm Địa lí 12 bài 20

Chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn bài Trắc nghiệm Địa lí 12 bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được VnDoc sưu tầm và tổng hợp xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học môn Địa lí 12. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

Trắc nghiệm môn Địa lí lớp 12 bài: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Câu 1: Công cuộc Đổi mới nền kinh tế nước ta được bắt đầu từ năm

A. 1976 B. 1986 C. 1991 D. 2000

Đáp án: B

Giải thích: Mục 1, SGK/7 địa lí 12 cơ bản.

Câu 2: Nền kinh tế Việt Nam muốn tăng trưởng bền vững

A. Chỉ cần có tốc độ tăng trưởng GDP cao

B. Chỉ cần có cơ cấu hợp lí giữa các ngành và các thành phần kinh tế

C. Chỉ cần có cơ cấu hợp lí giữa các vùng lãnh thổ

D. Cần có nhịp độ phát triển cao; có cơ cấu hợp lí giữa các ngành, các thành phần kinh tế và các vùng lãnh thổ

Đáp án: D

Giải thích: Phần mở đầu, SGK/82 địa lí 12 cơ bản.

Câu 3: Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP của nước ta đang chuyển dịch theo hướng

A. Tăng tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, giảm tỉ trọng công nghiệp – xây dựng

B. Giảm tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, giảm tỉ trọng dịch vụ

C. Giảm tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp – xây dựng và tiến tới ổn định dịch vụ

D. Tăng tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng và tiến tới ổn định dịch vụ

Đáp án: C

Giải thích: Phần mở đầu, SGK/82 địa lí 12 cơ bản.

Câu 4: Trong những năm gần đây ngành đóng góp ít nhất trong cơ cấu GDP của nước ta là

A. Công nghiệp B. Dịch vụ C. Lâm nghiệp D. Nông nghiệp

Đáp án: C

Giải thích: Phần mở đầu, SGK/82 địa lí 12 cơ bản.

Câu 5: Một trong những thành tựu kinh tế của nước ta trong giai đoạn 1990- 2005 là

A. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp tăng nhanh

B. Tốc độ tăng trưởng GDP cao, nước ta liên tục là nước xuất siêu

C. Nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đều phát triển ở trình độ cao

D. Tốc độ tăng trưởng GDP cao, nông nghiệp và công nghiệp đạt được nhiều thành tựu vững chắc

Đáp án: D

Giải thích: Một trong những thành tựu kinh tế của nước ta trong giai đoạn 1990 - 2005 là tốc độ tăng trưởng GDP cao. Trong đó ngành nông nghiệp và công nghiệp đạt được nhiều thành tựu vững chắc, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Câu 6: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về chất lượng tăng trưởng nền kinh tế nước ta những năm qua

A. Tăng về số lượng nhưng chậm chuyển biến về chất lượng sản phẩm

B. Có giá thành sản phẩm hạ, cạnh tranh hiệu quả trên thị trường quốc tế

C. Hiệu quả kinh tế còn thấp, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn chưa cao

D. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa đảm bảo phát triển bền vững

Đáp án: B

Giải thích: Chất lượng tăng trưởng nền kinh tế nước ta những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên hiệu quả kinh tế còn thấp, sức cạnh tranh của nền kinh tế trên thị trường quốc tế còn chưa cao. Đặc biệt là việc thâm nhập vào các thị trường khó tính như Nhật, Hoa Kì, EU,…

Câu 7: Ý nào dưới đây không phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ nước ta những năm qua?

A. Cả nước đã hình thành các vùng kinh tế trọng điểm

B. Các vùng chuyên canh trong nông nghiệp được hình thành

C. Các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn ra đời

D. Các khu vực miền núi và cao nguyên trở thành các vùng kinh tế năng động

Đáp án: D

Giải thích: Mục 3, SGK/85 địa lí 12 cơ bản

Câu 8: Xu hướng chuyển dịch trong nội bộ ngành ở khu vực I (nông – lâm – ngư nghiệp) của nước ta là

A. Tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp, giảm tỉ trọng ngành thủy sản

B. Tăng tỉ trọng ngành trồng trọt, giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi

C. Tăng tỉ trọng ngành thủy sản, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp

D. Tỉ trọng ngành dịch vụ nông nghiệp tăng liên tục trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp

Đáp án: C

Giải thích: Mục 1, SGK/83 địa lí 12 cơ bản.

Câu 9: Ý nào dưới đây đúng khi nói về sự chuyển dịch trong nội bộ ngành ở khu vực II (công nghiệp – xây dựng)?

A. Giảm tỉ trọng các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và tăng khả năng cạnh tranh

B. Tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác, giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến

C. Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác

D. Tăng tỉ trọng các loại sản phẩm chất lượng thấp không phù hợp với nhu cầu của thị trường

Đáp án: C

Giải thích: Mục 1, SGK/83 địa lí 12 cơ bản.

Câu 10: Trong những năm qua, các ngành dịch vụ ngày càng đóng góp nhiều hơn cho sự tăng trưởng kinh tế đất nước một phần là do

A. Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ…

B. Nước ta có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên

C. Đã huy động được toàn bộ lực lượng lao động có tri thức cao của cả nước

D. Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp trong nước suy giảm liên tục

Đáp án: A

Giải thích: Trong những năm qua, các ngành dịch vụ ngày càng đóng góp nhiều hơn cho sự tăng trưởng kinh tế đất nước một phần là do sự ra đời của nhiều loại hình dịch vụ mới phát triển năng động như viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ khoa học – kĩ thuật,…

Câu 11: Trong cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế, có vai trò ngày càng quan trọng và tỉ trọng tăng nhanh nhất là

A. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

B. Kinh tế nhà nước

C. Kinh tế tập thể

D. Kinh tế tư nhân

Đáp án: A

Giải thích: Mục 2, SGK/84 địa lí 12 cơ bản.

Câu 12: Trong cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế, có tỉ trọng giảm nhưng vẫn luôn giữ vai trò chủ đạo là

A. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

B. Kinh tế nhà nước

C. Kinh tế ngoài nhà nước

D. Kinh tế tư nhân

Đáp án: B

Giải thích: Mục 2, SGK/84 địa lí 12 cơ bản.

Câu 13: Thành phần kinh tế Nhà nước có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta hiện nay là do

A. Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP

B. Nắm các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt của quốc gia

C. Chi phối hoạt động của tất cả các thành phần kinh tế khác

D. Có số lượng doanh nghiệp thành lập mới hàng năm nhiều nhất trên cả nước

Đáp án: B

Giải thích: Mục 2, SGK/84 địa lí 12 cơ bản.

Câu 14: Thành phần kinh tế nào có số lượng doanh nghiệp thành lập mới hàng năm lớn nhất là

A. Kinh tế Nhà nước

B. Kinh tế tập thể

C. Kinh tế tư nhân và kinh tế cá thể

D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Đáp án: C

Giải thích: Mục 2, SGK/84 địa lí 12 cơ bản.

Câu 15: Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế, vùng phát triển công nghiệp mạnh nhất, chiếm giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất nước ta là

A. Đồng bằng sông Hồng

B. Trung du và miền núi Bắc Bộ

C. Đồng bằng sông Cửu Long

D. Đông Nam Bộ

Đáp án: D

Giải thích: Mục 3, SGK/85 địa lí 12 cơ bản.

Câu 16: Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế, hiện nay vùng có giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản lớn nhất nước ta là

A. Đồng bằng sông Hồng

B. Trung du và miền núi Bắc Bộ

C. Đồng bằng sông Cửu Long

D. Đông Nam Bộ

Đáp án: C

Giải thích: Mục 3, SGK/85 địa lí 12 cơ bản.

Câu 17: Đến năm 2016, số vùng kinh tế trọng điểm của nước ta là

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6

Đáp án: B

Giải thích: Trước năm 2007 ở nước ta có 3 vùng kinh tế trọng điểm, đó là vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, miền Trung và phía Nam. Đến năm 2009, vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long được thành lập nên từ đó đến nay ở nước ta có 4 vùng kinh tế trọng điểm.

Câu 18: Thành phố Cần Thơ được xếp vào vùng kinh tế trọng điểm

A. Phía Bắc B. Miền Trung C. Phía Nam D. Đồng bằng sông Cửu Long

Đáp án: D

Giải thích: Năm 2009, vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long được thành lập. Thành phố Cần Thơ thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 19: Tỉnh Tiền Giang được xếp vào vùng kinh tế trọng điểm

A. Phía Bắc B. Miền Trung C. Phía Nam D. Đồng bằng sông Cửu Long

Đáp án: C

Giải thích: Vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ là tên gọi khu vực phát triển kinh tế động lực khu vực Đông Nam Bộ Việt Nam, gồm các tỉnh/thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang (Long An, Tiền Giang thuộc miền Tây Nam Bộ).

Câu 20: Căn cứ vào biểu đồ GDP và tốc độ tăng trưởng qua các năm ở Atlat địa lí Việt Nam trang 17, giai đoạn 2000 -2007 , GDP của nước ta tăng gần

A. 1,6 lần B. 2,6 lần C. 3,6 lần D. 4, lần

Đáp án: B

Giải thích: Căn cứ vào biểu đồ GDP và tốc độ tăng trưởng qua các năm ở Atlat địa lí Việt Nam trang 17, giai đoạn 2000 -2007, GDP của nước ta tăng gần 2,6 lần.

Cách tính: GDP năm 2007 là 1143,7 nghìn tỉ đồng và năm 2000 là 441,6 nghìn tỉ đồng; tăng gấp = GDP 2007/GDP 2000 = 1143,7/441,6 = 2,6 lần.

Câu 21: Căn cứ vào biểu đồ cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở Atlat địa lí Việt Nam trang 17, sự chuyển dịch cơ cấu GDP của nước ta trong giai đoạn 1990-2007 diễn ra theo hướng

A. Giảm tỉ trọng khu vực nông- lâm – thủy sản, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng

B. Tăng tỉ trọng khu vực nông- lâm – thủy sản, giảm tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng

C. Giữ nguyên tỉ trọng hai khu vực kinh tế

D. Giữ nguyên tỉ trọng khu vực nông- lâm – thủy sản, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng

Đáp án: A

Giải thích: Căn cứ vào biểu đồ cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở Atlat địa lí Việt Nam trang 17, sự chuyển dịch cơ cấu GDP của nước ta trong giai đoạn 1990-2007 diễn ra theo hướng:

- Ngành nông – lâm – ngư nghiệp có tỉ trọng giảm và giảm 18,4%.

- Ngành công nghiệp – xây dựng có tỉ trọng ngày càng tăng và tăng thêm 18.8%.

- Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng không ổn định, nhìn chung cả giải đoạn là giảm và giảm 0,4%.

Câu 22: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế có quy mô trên 100 nghìn tỉ đồng ở nước ta là

A. Hải Phòng, Đà Nẵng

B. Biên hòa, Vũng Tàu

C. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh

D. Cần Thơ, Thủ Dầu Một

Đáp án: C

Giải thích: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế có quy mô trên 120 nghìn tỉ đồng ở nước ta là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Các trung tâm công nghiệp như Hải Phòng, Đà Nẵng, Biên Hòa, Bà Rịa và Thủ Dầu Một có quy mô từ 15 – 120 nghìn tỉ đồng.

Câu 23: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế lớn của vùng Bắc Trung Bộ có quy mô là

A. Trên 100 nghìn tỉ đồng

B. Từ trên 15 đến 100 nghìn tỉ đồng

C. Từ 10 đến 15 nghìn tỉ đồng

D. Dưới 10 nghìn tỉ đồng

Đáp án: D

Giải thích: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế lớn của vùng Bắc Trung Bộ có quy mô là dưới 12 nghìn tỉ đồng. Một số trung tâm tiêu biểu là Thanh Hóa, Vinh và Huế.

Câu 24: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 17, số lượng các trung tâm kinh tế ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Đáp án: B

Giải thích: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 17, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có 3 trung tâm kinh tế, đó là Hạ Long, Thái Nguyên và Việt Trì.

Câu 25: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế ở nước ta xếp theo thứ tự giảm dần về quy mô (năm 2007) là

A. Hà Nội, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Nha Trang

B. Hà Nội, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Nha TRang

C. Hà Nội, Nha Trang, Đà Nẵng, Thanh Hóa

D. Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Thanh Hóa

Đáp án: D

Giải thích: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế ở nước ta xếp theo thứ tự giảm dần về quy mô (năm 2007) là Hà Nội (trên 120 nghìn tỉ đồng), Đà Nẵng (từ 15 đến 120 nghìn tỉ đồng), Nha Trang (từ 12 – 15 nghìn tỉ đồng) và Thanh Hóa (dưới 12 nghìn tỉ đồng).

Câu 26 : Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 17, tính có GDP bình quân tính theo đầu người (năm 2007) cao nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Bắc Giang B. Phú Thọ C. Quảng Ninh D. Lào Cai

Đáp án: C

Giải thích: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 17, tỉnh có GDP bình quân tính theo đầu người (năm 2007) cao nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là tỉnh Quảng Ninh (GDP bình quân đầu người từ 15 đến 18 triệu đồng/người).

Câu 27: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 17, tính có GDP bình quân tính theo đầu người (năm 2007) thấp nhất ở vùng Đông Nam Bộ là

A. Tây Ninh B. Bình Phước C. Bình Dương D. Đồng Nai

Đáp án: A

Giải thích: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 17, tỉnh có GDP bình quân tính theo đầu người (năm 2007) thấp nhất ở vùng Đông Nam Bộ là Tây Ninh (GDP bình quân đầu người từ 6 đến 9 triệu đồng/người), tiếp đến là tỉnh Bình Phước (GDP bình quân đầu người từ trên 9 đến 12 triệu đồng/người), Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu,…

Câu 28: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 17, khu kinh tế cửa khẩu nào không thuộc vùng Bắc Trung Bộ

A. Cầu Treo B. Bờ Y C. Lao Bảo D. Cha Lo

Đáp án: B

Giải thích: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 17, các khu kinh tế cửa khẩu của vùng Bắc Trung Bộ lần lượt từ Bắc vào Nam là Cầu Treo (Hà Tĩnh), Cha Lo (Quảng Bình), Lao Bảo (Quảng Trị). Cửa khẩu Bờ Y (Kon Tum) thuộc vùng Tây Nguyên.

Câu 29: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 17, GDP bình quân tính theo đầu người (năm 2007) của các tỉnh Bắc Trung Bộ là

A. Dưới 6 triệu đồng

B. Từ 6 đến 9 triệu đồng

C. Từ 9 đến 12 triệu đồng

D. Từ 12 đến 15 triệu đồng

Đáp án: B

Giải thích: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 17, GDP bình quân tính theo đầu người năm 2007) của tất các tỉnh Bắc Trung Bộ đều từ 6 đến 9 triệu đồng.

Câu 30: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 17, khu kinh tế cửa khẩu duy nhất ở vùng Tây Nguyên (năm 2007) là

A. Cầu Treo B. Bờ Y C. Lao Bảo D. Cha Lo

Đáp án: B

Giải thích: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 17, các khu kinh tế cửa khẩu của vùng Bắc Trung Bộ lần lượt từ Bắc vào Nam là Cầu Treo (Hà Tĩnh), Cha Lo (Quảng Bình), Lao Bảo (Quảng Trị). Cửa khẩu Bờ Y (Kon Tum) thuộc vùng Tây Nguyên.

Câu 31: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 17, các tỉnh có GDP bình quân tính theo đầu người ( năm 2007) ở mức thấp nhất của nước ta (dưới 6 triệu đồng) đều phân bố ở:

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ

B. Bắc Trung Bộ

C. Tây Nguyên

D. Duyên hải Nam Trung Bộ

Đáp án: A

Giải thích: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 17, các tỉnh có GDP bình quân tính theo đầu người (năm 2007) ở mức thấp nhất của nước ta (dưới 6 triệu đồng) đều phân bố ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Đó là các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Bắc Kạn và Hà Giang.

Câu 32: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 17, khu vực kinh tế ven biển nào sau đây không thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long

A. Đinh An B. Nhơn Hội C. Phú Quốc D. Năm Căn

Đáp án: B

Giải thích: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 17, các khu vực kinh tế ven biển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là Định An (Trà Vinh), Năm Căn (Cà Mau) và Phú Quốc (Kiên Giang). Khu vực kinh tế ven biển Nhơn Hội (Quy Nhơn) thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 33: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 17, những vùng nào ở nước ta không có khu vực kinh tế cửa khẩu (năm 2007)?

A. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ

B. Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long

C. Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long

D. Đồng Bằng sông Hồng, duyên hải Nam Trung Bộ

Đáp án: D

Giải thích: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 17, Đồng bằng sông Hồng không có biên giới đất liền với các quốc gia nên không có khu kinh tế cửa khẩu. Ngoài ra vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có tỉnh Quảng Nam giáp với Lào nhưng cũng không có các khu kinh tế cửa khẩu.

Câu 34: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 17, số lượng các tỉnh có cả khu kinh tế cửa khẩu và khu kinh tế ven biển ở nước ta là

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6

Đáp án: B

Giải thích: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 17, số lượng các tỉnh có cả khu kinh tế cửa khẩu và khu kinh tế ven biển ở nước ta là 4 tỉnh, đó là Quảng Ninh (cửa khẩu Móng Cái và khu kinh tế biển Vân Đồn), Hà Tĩnh (cửa khẩu Cầu Treo và khu kinh tế biển Vũng Áng), Quảng Bình (cửa khẩu Cha Lo và khu kinh tế biển Hòn La) và tỉnh Kiên Giang (cửa khẩu Hà Tiên và khu kinh tế biển Phú Quốc).

Câu 35. Xu hướng chuyển dịch trong khu vực II ở nước ta là

A. Giảm tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến.

B. Tăng tỉ trọng ngành công nghiệp khai thác.

C. Tăng tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến.

D. Tăng tỉ trọng công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.

Đáp án: C

Giải thích: SGK/82, địa lí 12 cơ bản.

Câu 36. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh do

A. Nước ta gia nhập WTO.

B. Nước ta đổi mới quản lí.

C. Các tập thể, doanh nghiệp quản lí.

D. Người nước ngoài quản lí.

Đáp án: A

Giải thích: SGK/84, địa lí 12 cơ bản.

Câu 37. Đặc điểm của khu vực kinh tế Nhà nước là

A. Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP.

B. Giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.

C. Quản lí các hoạt động vui chơi giải trí.

D. Tỉ trọng trong cơ cấu GDP ngày càng tăng.

Đáp án: B

Giải thích: SGK/84, địa lí 12 cơ bản.

Câu 38. Từ Đổi mới đến nay, nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như

A. Viễn thông, tư vấn đầu tư, thương mại.

B. Viễn thông, ngân hàng, chuyển giao công nghệ.

C. Viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ.

D. Viễn thông, tư vấn đầu tư, giao thông vận tải.

Đáp án: C

Giải thích: SGK/84, địa lí 12 cơ bản.

Câu 39. Sau khi gia nhập WTO khu vực kinh tế nào tăng nhanh

A. Kinh tế nhà nước

B. Kinh tế tư nhân

C. Kinh tế tập thể

D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Đáp án: D

Giải thích: SGK/84, địa lí 12 cơ bản.

Câu 40. Phát biểu nào sau đây không đúng với khu vực kinh tế Nhà nước?

A. Giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.

B. Quản lí các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt.

C. Tỉ trọng trong cơ cấu GDP ngày càng giảm.

D. Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP.

Đáp án: D

Giải thích: SGK/84, địa lí 12 cơ bản.

Câu 41. Ý nào dưới đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nước ta hiện nay?

A. Giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến.

B. Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến.

C. Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác.

D. Giảm tỉ trọng công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.

Đáp án: A

Giải thích: SGK/82, địa lí 12 cơ bản.

Câu 42. Loại hình dịch vụ nào không xuất hiện sau đổi mới?

A. Viễn thông.

B. Ngân hàng.

C. Chuyển giao công nghệ.

D. Tư vấn đầu tư.

Đáp án: B

Giải thích: SGK/84, địa lí 12 cơ bản.

Câu 43. Trong ngành trồng trọt, xu thế chuyển dịch hiện nay ở nước ta là

A. Giảm tỉ trọng ngành trồng cây công nghiệp lâu năm, tăng tỉ trọng ngành trồng cây thực phẩm.

B. Tăng tỉ trọng ngành trồng cây thực phẩm, giảm tỉ trọng ngành trồng lúa.

C. Giảm tỉ trọng ngành trồng cây lương thực, tăng tỉ trọng ngành trồng cây công nghiệp.

D. Tăng tỉ trọng ngành trồng cây công nghiệp hằng năm, giảm tỉ trọng ngành trồng cây ăn quả.

Đáp án: C

Giải thích: SGK/82, địa lí 12 cơ bản.

Câu 44. Xu hướng chuyển dịch trong khu vực I ở nước ta là

A. Giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi.

B. Tăng tỉ trọng ngành thủy sản.

C. Tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi.

D. Giảm tỉ trọng ngành thủy sản.

Đáp án: B

Giải thích: SGK/82, địa lí 12 cơ bản.

Câu 45. Trong nội bộ từng ngành công nghiệp, xu thế chuyển dịch hiện nay ở nước ta là

A. Tăng tỉ trọng các sản phẩm được sản xuất bởi sức người, thủ công

B. Tăng tỉ trọng các sản phẩm cao cấp, có chất lượng, có sức cạnh tranh.

C. Tăng tỉ trọng các sản phẩm chất lượng thấp, và trung bình.

D. Tăng tỉ trọng các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Đáp án: B

Giải thích: SGK/82, địa lí 12 cơ bản.

Trên đây VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trắc nghiệm Địa lí 12 bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Hi vọng đây là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Địa lý lớp 12. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau:  Trắc nghiệm Địa lý 12, Giải bài tập Địa lí 12, Giải tập bản đồ Địa lí 12, Giải Vở BT Địa Lí 12, Tài liệu học tập lớp 12

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Địa lý 12

    Xem thêm