Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm Địa lí 12 bài 39

Trắc nghiệm Địa lí 12 bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ được VnDoc sưu tầm và tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học môn Địa lí 12.

Trắc nghiệm môn Địa lí lớp 12 bài: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ

Câu 1. Giải pháp có ý nghĩa hàng đầu trong khai thác lãnh thổ theo chiều sâu của nông nghiệp ở Đông Nam Bộ là

A. Đa dạng hóa cơ cấu cây trồng.

B. Hoàn chỉnh mạng lưới thủy lợi.

C.Bảo vệ vốn rừng.

D. Thay đổi cơ cấu cây trồng.

Đáp án: B

Giải thích: SGK/180, địa lí 12 cơ bản.

Câu 2. Để khai thác tốt hơn lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp, Đông Nam Bộ cần phải:

A. Tăng cường cơ sở năng lượng, giải quyết tốt vấn đề môi trường.

B. Đầu tư mạnh vào công nghiệp khai thác dầu khí để xuất khẩu.

C. Hình thành thêm các khu công nghiệp ở các thành phố lớn.

D. Nâng cấp mạng lưới giao thông vận tải và thông tin liên lạc.

Đáp án: A

Giải thích: SGK/179, địa lí 12 cơ bản.

Câu 3. Nói về tiêu chí của vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ, ý kiến nào dưới đây không đúng?

A. Nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ trên cơ sở đầu tư vốn, khoa học công nghệ.

B. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.

C. Ưu tiên phát triển công nghiệp và dịch vụ.

D. Khai thác có hiệu quả các nguồn lực, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.

Đáp án: C

Giải thích: SGK/178, địa lí 12 cơ bản.

Câu 4. Ở Đông Nam Bộ, để khắc phục hạn chế do mùa khô kéo dài, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, vấn đề quan trọng cần quan tâm là

A. Áp dụng kĩ thuật canh tác tiên tiến, thuỷ lợi.

B. Cải tạo đất, thay đổi cơ cấu cây trồng.

C. Thay đổi cơ cấu cây trồng, chống xói mòn đất.

D. Thuỷ lợi, thay đổi cơ cấu cây trồng.

Đáp án: D

Giải thích: SGK/180, địa lí 12 cơ bản.

Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết tỉnh (thành phố) nào sau đây thuộc Đông Nam Bộ không tiếp giáp với Campuchia?

A. Bà Rịa, Tây Ninh.

B. Đồng Nai, Bình Phước.

C. Tây Ninh, Bình Phước.

D. Bình Dương, Đồng Nai.

Đáp án: D

Giải thích: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, ta thấy các tỉnh (thành phố) thuộc Đông Nam Bộ có chung đường biên giới trên đất liền với Campuchia tỉnh Tây Ninh và Bình Phước.

Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết cây thuốc lá phân bố chủ yếu ở tỉnh nào sau đây thuộc Đông Nam Bộ?

A. Bình Dương.

B. Bà Rịa – Vũng Tàu.

C. Tây Ninh.

D. Đồng Nai.

Đáp án: C

B1. Nhận dạng kí hiệu cây thuốc lá ở Atlat trang 29 và Atlat trang 3.

B2. Kí hiệu cây cao su thể hiện nhiều nhất ở tỉnh Tây Ninh → Cây thuốc lá phân bố chủ yếu ở tỉnh Tây Ninh và tiếp theo là tỉnh Đồng Nai.

Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây thuộc Đông Nam Bộ có quy mô từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng?

A. Biên Hòa B. TP. Hồ Chí Minh C. Bình Dương D. Tây Ninh

Đáp án: A

B1. Nhận dạng kí hiệu trung tâm công nghiệp và kết hợp Atlat trang 3.

B2. Ta thấy, Thủ Dầu Một, Biên Hòa và Vũng Tàu có giá trị sản xuất công nghiệp ở quy mô từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng; TP. Hồ Chí Minh có giá trị sản xuất công nghiệp trên 120 nghìn tỉ đồng và các trung tâm công nghiệp còn lại có giá trị sản xuất dưới 9 nghìn tỉ đồng (Tây Ninh, Bình Dương,...).

Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhà máy điện nào sau đây ở Đông Nam Bộ chạy bằng dầu?

A. Thủ Đức. B. Bà Rịa. C. Phú Mỹ. D. Cà Mau.

Đáp án: A

Giải thích: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, ta thấy nhà máy điện ở Đông Nam Bộ chạy bằng dầu là nhà máy điện Thủ Đức; còn nhà máy nhiệt điện Bà Rịa, Phú Mỹ chạy bằng khí, nhà máy điện Cà Mau chạy bằng khí nhưng thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết tỉnh (thành phố) nào sau đây thuộc Đông Nam Bộ có chung đường biên giới trên đất liền với Campuchia?

A. Bà Rịa – Vũng Tàu B. Đồng Nai C. Tây Ninh D. Bình Dương

Đáp án: C

B1. Nhận dạng kí hiệu đường biên giới trên bộ ở Atlat trang 3.

B2. Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 29, xác định các tỉnh có chung đường biên giới trên đất liền với Campuchia là Tây Ninh, Bình Phước.

Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết cây cao su phân bố chủ yếu ở tỉnh nào sau đây thuộc Đông Nam Bộ?

A. Tây Ninh B. Bình Phước C. Đồng Nai D. Bình Dương

Đáp án: B

B1. Nhận dạng kí hiệu cây cao su ở Atlat trang 29.

B2. Kí hiệu cây cao su thể hiện nhiều nhất ở tỉnh Bình Phước. Cây cao su phân bố chủ yếu ở tỉnh Bình Phước.

Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây thuộc Đông Nam Bộ có quy mô trên 120 nghìn tỉ đồng?

A. TP. Hồ Chí Minh

B. Biên Hòa

C. Bà Rịa – Vũng Tàu

D.Thủ Dầu Một

Đáp án: A

B1. Nhận dạng kí hiệu trung tâm công nghiệp (vòng tròn màu đỏ).

B2. Vòng tròn lớn nhất thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp ở quy mô trên 120 nghìn tỉ đồng là: TP. Hồ Chí Minh.

Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhà máy điện nào sau đây ở Đông Nam Bộ chạy bằng tuôc bin khí?

A. Trị An B. Thác Mơ C. Bà Rịa D. Cần Đơn

Đáp án: C

Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 29:

B1. Nhận dạng kí hiệu nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí.

B2. Xác định được:

- Nhà máy điện chạy bằng khí là Bà Rịa.

- Các nhà máy điện Cần Đơn, Thác Mơ, Trị An là nhà máy thủy điện.

⇒ Loại đáp án A, B, D.

Câu 13. Sự khác biệt về trình độ lao động của vùng Đông Nam Bộ so với các vùng khác trong cả nước là

A. Hạn chế về trình độ hơn.

B. Năng động nhạy bén hơn trong cơ chế thị trường.

C. Có trình độ học vấn cao hơn.

D. Có kinh nghiệm trong sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.

Đáp án: B

Giải thích: Sự khác biệt về trình độ lao động của vùng Đông Nam Bộ so với các vùng khác trong cả nước là: Năng động nhạy bén hơn trong cơ chế thị trường.

Câu 14. Nhiệm vụ quan trọng nhất trong việc hướng tới mục tiêu phát triển công nghiệp một cách bền vững ở Đông Nam Bộ là

A. Hình thành thêm nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất mới.

B. Tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng.

C. Bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển công nghiệp theo chiều sâu.

D. Phát triển mạnh công nghiệp khai thác dầu khí.

Đáp án: C

Nhiệm vụ quan trọng nhất trong việc hướng tới mục tiêu phát triển công nghiệp một cách bền vững ở Đông Nam Bộ là bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển công nghiệp theo chiều sâu.

Câu 15. Các vùng trồng cây ăn quả hàng đầu nước ta là

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng.

B. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng.

C. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

D. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Đáp án: D

Giải thích: Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi nên Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng trồng cây ăn quả hàng đầu nước ta.

Câu 16. Về tự nhiên, vùng Đông Nam Bộ khác Tây Nguyên ở chỗ

A. Khí hậu ít có sự phân hóa theo độ cao.

B. Sông có giá trị hơn về thủy điện.

C. Nguồn nước ngầm phong phú hơn.

D. Có tiềm năng lớn về rừng.

Đáp án: A

Giải thích: Về tự nhiên, vùng Đông Nam Bộ khác Tây Nguyên ở chỗ khí hậu ở Đông Nam Bộ ít có sự phân hóa theo độ cao còn Tây Nguyên do có các cao nguyên phân bậc theo độ cao nên khí hậu ở đây có sự phân hóa theo độ cao hơn.

Câu 17. Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề tiêu biểu trong sự phát triển của vùng Đông Nam Bộ là do

A. Đây là vùng có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng sự phát triển chưa tương xứng vì lãnh thổ hẹp.

B. Đây là vùng có cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển hơn so với các vùng khác.

C. Đây là vùng có GDP, giá trị sản lượng công nghiệp và giá trị xuất khẩu cao nhất cả nước.

D. Sức ép dân số lên các vấn đề kinh tế - xã hội và môi trường.

Đáp án: A

ĐNB có nhiều điều kiện tự nhiên và KT – XH thuận lợi cho phát triển kinh tế: vị trí địa lí, chính sách phát triển, cơ sở vc kĩ thuật, thu hút nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước…. Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập, lãnh thổ có khai thác theo chiều sâu mới phát huy được hiệu quả nhất các nguồn lực này, mang lại năng suất chất lượng.

Câu 18. Có bao nhiêu vấn đề sau đây được đặt ra trong phát triển nông nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ?

1. Vấn đề thủy lợi

2. Việc thay đổi cơ cấu cây trồng

3. Bảo vệ vốn rừng trên thượng lưu các sông

4. Phục hồi và phát triển rừng ngập mặn

A. 1 B. 2 C . 3 D. 4

Đáp án: D

Các vấn đề đặt ra trong phát triển nông, lâm nghiệp ở ĐNB là:

- Vấn đề thuỷ lợi có ý nghĩa hàng đầu, các công trình thủy lợi được xây dựng, giải quyết vấn đề nước sinh hoạt sản xuất.

- Thay đổi cơ cấu cây trồng đang nâng cao hơn vị trí của vùng như: là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước.

- Cần bảo vệ vốn rừng ở thượng lưu cũng như phục hồi và phát triển rừng ngập.

Như vậy có 4 vấn đề được đặt ra trong phát triển nông nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ.

Câu 19. Trong việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ, ngoài thủy lợi thì biện pháp quan trọng tiếp theo là

A. Áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất.

B. Tăng cường phân bón và thuốc trừ sâu.

C. Thay thế các giống cây trồng cũ bằng các giống cây trồng cho năng suất cao.

D. Nâng cao trình độ cho nguồn lao động.

Đáp án: C

Vấn đề thuỷ lợi có ý nghĩa hàng đầu trong phát triển NN ở ĐNB. Tiếp đến là vấn đề thay đổi cơ cấu cây trồng đang nâng cao hơn vị trí của vùng như là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước.

Câu 20. Do sự hình thành và phát triển công nghiệp khai thác dầu khí nên khu vực Đông Nam Bộ đã có những chuyển biến nào dưới đây?

A. Có nguồn tài nguyên dầu khí dồi dào.

B. Có nguồn lao động đông, chuyên môn kĩ thuật cao.

C. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp điện, điện tử.

D. Tỉ trọng công nghiệp trong cơ cấu ngành kinh tế tăng nhanh.

Đáp án: D

Giải thích: Công nghiệp khai thác dầu khí đem lại nguồn hàng xuất khẩu có giá trị, thu nhiều ngoại tệ nên đã thúc đẩy sự phát triển công nghiệp của vùng, nâng cao tỉ trọng công nghiệp và làm cho tỉ trọng công nghiệp trong cơ cấu ngành kinh tế những năm gần đây ở Đông Nam Bộ tăng nhanh.

Câu 21. Hoạt động kinh tế biển ít có giá trị đối với nền kinh tế của Đông Nam Bộ là

A. Khai thác, chế biến dầu khí.

B. Giao thông vận tải biển.

C. Du lịch biển.

D. Nuôi trồng thuỷ sản.

Đáp án: D

Giải thích: Trong các ngành nêu trên thì điều kiện cho ngành nuôi trồng thuỷ sản ít có giá trị đối với nền kinh tế của Đông Nam Bộ.

Câu 22. Ở Đông Nam Bộ, Sản lượng dầu thô khai thác tăng không phải là do

A. Tăng cường hợp tác với nước ngoài.

B. Ngày càng khai thác nhiều mỏ hơn.

C. Đầu tư vào máy móc thiết bị.

D. Có nhiều nhà máy lọc – hóa dầu.

Đáp án: D

Giải thích: Ở ĐNB, Sản lượng dầu thô khai thác tăng không phải là do: Có nhiều nhà máy lọc – hóa dầu. Sản lượng dầu thô khai thác tăng là do: Tăng cường hợp tác với nước ngoài; ngày càng khai thác nhiều mỏ hơn, đầu tư vào máy móc thiết bị.

Câu 23. Điểm giống nhau giữa vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên về tự nhiên là

A. Sông ngòi dày đặc, nhiều nước quanh năm.

B. Có đất xám phù sa cổ tập trung thành vùng lớn.

C. Đất badan tập trung thành vùng lớn.

D. Nhiệt độ quanh năm cao trên 27ºC.

Đáp án: C

Giải thích: Điểm giống nhau giữa vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên về tự nhiên là có đất badan tập trung thành vùng lớn, rất thuận lợi để trồng chuyên canh các loại cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, điều,... với qui mô lớn.

Câu 24. Nguyên nhân dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp phân theo thành phần kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ là do

A. Sự đa dạng của ngành công nghiệp.

B. Chính sách mở cửa và nền kinh tế nhiều thành phần.

C. Sự năng động của nguồn lao động.

D. Sự phát triển của ngành công nghiệp dầu khí.

Đáp án: B

Giải thích: Nguyên nhân dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp phân theo thành phần kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ là do chính sách mở cửa và nền kinh tế nhiều thành phần.

Câu 25. Có bao nhiêu vấn đề sau đây được đặt ra trong khai thác theo chiều sâu trong nông nghiệp ở Đông Nam Bộ?

1. Vấn đề thuỷ lợi.

2. Việc thay đổi cơ cấu cây trồng.

3. Bảo vệ vốn rừng trên thượng lưu các sông.

4. Phục hồi và phát triển các vùng rừng ngập mặn.

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Đáp án: D

Giải thích: Các vấn đề được đặt ra trong khai thác theo chiều sâu trong nông nghiệp ở Đông Nam Bộ là:

- Vấn đề thuỷ lợi.

- Việc thay đổi cơ cấu cây trồng.

- Bảo vệ vốn rừng trên thượng lưu các sông.

- Phục hồi và phát triển các vùng rừng ngập mặn.

Câu 26. Khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng đất ở vùng Đông Nam Bộ là

A. Thiếu nước vào mùa khô.

B. Khí hậu không ổn định.

C. Hạn hán và lũ lụt.

D. Đất bị hoang mạc hóa.

Đáp án: A

Giải thích: Khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng đất ở vùng Đông Nam Bộ là thiếu nước trầm trọng vào mùa khô. Hiện nay nhiều công trình thủy lợi và hồ chứa nước đang và đã được xây dựng để sử dụng trong nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt.

Câu 27. Nhiệm vụ quan trọng nhất để phát triển bền vững công nghiệp ở Đông Nam Bộ là

A. Tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng.

B. Bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển công nghiệp theo chiều sâu.

C. Hình thành thêm nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất mới.

D. Phát triển mạnh công nghiệp khai thác dầu khí.

Đáp án: B

Phát triển bền vững là sự phát triển có hiệu quả ở hiện tại nhưng vẫn đảm bảo sự tiếp tục trong tương lai. Như vậy một nền công nghiệp bền vững cần đáp ứng đủ hai tiêu chí.

- Thứ 1 là hiệu quả kinh tế cao, ổn định: để mang lại hiệu quả kinh tế cao cần khai thác lãnh thổ theo chiều sâu, cụ thể là đẩy mạnh vốn đầu tư, khoa học công nghệ , phát triển các ngành công nghệ hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng nhanh giá trị sản xuất.

- Thứ 2 là đảm bảo sự phát triển trong tương lai: là sự phát triển không làm tổn hại đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

⇒ Nhiệm vụ quan trọng nhất để phát triển bền vững công nghiệp ở Đông Nam Bộ là bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển công nghiệp theo chiều sâu.

Câu 28. Vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và thay đổi cơ cấu lãnh thổ kinh tế của Đông Nam Bộ, vì kinh tế biển

A. Đa dạng về ngành

B. Gắn liền với vùng ven biển

C. Mang lại hiệu quả cao

D. Tác động đến nhiều khu vực kinh tế khác.

Đáp án: C

Phát triển tổng hợp kinh tế biển ở ĐNB, đặc biệt là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (tỉnh duy nhất giáp biển) – là nơi hội tụ nhiều thế mạnh nổi trội về kinh tế biển: tài nguyên có giá trị nhất là khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía Nam + trung tâm du lịch biển lớn + vận tải biển (cảng Bà Rịa – Vũng Tàu) + khai thác hải sản (ngư trường lớn).

Phát triển tổng hợp kinh tế biển, đặc biệt là khai thác và chế biến dầu khí tạo ra động lực lớn, thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển kinh tế của vùng ven biển Bà Rịa – Vũng Tàu.

⇒ Ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và thay đổi cơ cấu lãnh thổ kinh tế của Đông Nam Bộ nói chung.

Câu 29. Có bao nhiêu ý kiến sau đây đúng về vai trò của việc thu hút đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển công nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ?

1) Cho phép tăng cường mạnh mẽ hơn vốn đầu tư.

2) Cho phép tăng cường mạnh mẽ hơn khoa học công nghệ.

3) Cho phép tăng cường mạnh mẽ hơn khoa học quản lí.

4) Cho phép thực hiện có hiệu quả việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu.

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Đáp án: D

Giải thích: Vai trò của việc thu hút đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển công nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là:

- Cho phép tăng cường mạnh mẽ hơn vốn đầu tư.

- Cho phép tăng cường mạnh mẽ hơn khoa học công nghệ.

- Cho phép tăng cường mạnh mẽ hơn khoa học quản lí.

- Cho phép thực hiện có hiệu quả việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu.

Câu 30. Nhận định nào không đúng với ảnh hưởng của phát triển tổng hợp kinh tế biển tới sự hình thành và thay đổi cơ cấu lãnh thổ kinh tế của Đông Nam Bộ?

A. Đa dạng về ngành.

B. Gắn liền với vùng ven biển.

C. Mang lại hiệu quả kinh tế thấp.

D. Tác động đến nhiều khu vực kinh tế khác.

Đáp án: C

Giải thích: Ảnh hưởng của phát triển tổng hợp kinh tế biển tới sự hình thành và thay đổi cơ cấu lãnh thổ kinh tế của Đông Nam Bộ là sự đa dạng về ngành (giao thông vận tải, du lịch biển – đảo, khai thác khoáng sản, khai thác – chế biến thủy, hải sản), gắn liền với vùng ven biển, mang lại hiệu quả kinh tế cao và có tác động đến nhiều khu vực kinh tế khác.

Câu 31. Nguyên nhân quan trọng nhất về mặt tự nhiên để cây cao su phát triển mạnh ở Đông Nam Bộ là

A. Nguồn nước mặt phong phú

B. Có nhiều cơ sở chế biến mủ cao su trong vùng

C. Thị trường tiêu thụ cao su rộng lớn và ổn định

D. Có loại đất xám rất thích hợp cho cây cao su, khí hậu nóng ẩm, ít bão.

Đáp án: D

Xác định từ khóa: điều kện tự nhiên

- Đáp án B, C là điều kiện KT – XH ⇒ Loại B, C

- Cao su là loài cây công nghiệp lâu năm có nguồn gốc nhiệt đới. Thích hợp với khí hậu nóng ẩm, đất xám phù sa cổ; thân cây cao phù hợp với điều kiện khí hậu ổn định, thoáng trên các cao nguyên.

Câu 32. Tỉ trọng công nghiệp trong cơ cấu ngành kinh tế những năm gần đây ở Đông Nam Bộ tăng nhanh, chủ yếu do

A. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp điện, điện tử.

B. Hình thành và phát triển công nghiệp khai thác dầu khí.

C. Tăng cường đầu tư vào ngành dệt, may, da giày.

D. Phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

Đáp án: B

Công nghiệp khai thác dầu khí đem lại nguồn hàng xuất khẩu có giá trị, thu nhiều ngoại tệ và thúc đẩy sự phát triển công nghiệp của vùng, nâng cao tỉ trọng công nghiệp.

Câu 33. Tại sao Đông Nam Bộ có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn các vùng khác?

A. Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế.

B. Lao động có trình độ cao nhất.

C. Có nguồn tài nguyên phong phú nhất cả nước.

D. Có cơ sở hạ tầng đồng bộ nhất cả nước.

Đáp án: D

Giải thích: Nguyên nhân làm cho Đông Nam Bộ có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn các vùng khác là do vùng Đông Nam Bộ sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế.

Câu 34. Vùng Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp do

A. Có nguồn tài nguyên dầu khí dồi dào.

B. Có nguồn lao động đông, chuyên môn kĩ thuật cao.

C. Phát huy được các thế mạnh vốn có.

D. Thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn.

Đáp án: D

Giải thích: Vùng Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp nguyên nhân chủ yếu là do thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn.

Câu 35. Nguyên nhân làm cho thuỷ lợi trở thành vấn đề có ý nghĩa hàng đầu trong phát triển nông, lâm nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là

A. Đông Nam Bộ có một mùa khô kéo dài và sâu sắc.

B. Nhiều vùng thấp dọc sông Đồng Nai.

C. Cây công nghiệp cần nhiều nước tưới.

D. La Ngà bị úng ngập trong mùa mưa.

Đáp án: A

Giải thích: Nguyên nhân làm cho thuỷ lợi trở thành vấn đề có ý nghĩa hàng đầu trong phát triển nông, lâm nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là ở Đông Nam Bộ có một mùa khô kéo dài và sâu sắc.

Câu 36. Vấn đề được đặt ra hiện nay đối với Đông Nam Bộ trong việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo chiều sâu là:

A. Thiếu lao động chuyên môn cao.

B. Bảo vệ môi trường.

C. Thiếu nguyên liệu.

D. Quy hoạch không gian lãnh thổ.

Đáp án: B

Giải thích: Phát triển công nghiệp theo chiều sâu không tách rời xu thế mở rộng quan hệ đầu tư nước ngoài, phát triển các ngành công nghiệp năng lượng (nhiệt điện, thủy điện), các ngành công nghiệp hóa chất, dược phẩm, thực phẩm,... những ngành có khả năng gây ô nhiễm môi trường nước, đất và cả không khí rất cao. Chính vì vậy, vấn đề được đặt ra hiện nay đối với Đông Nam Bộ trong việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo chiều sâu là bảo vệ môi trường nhằm mục đích sự phát triển không làm tổn hại đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Câu 37. Cho bảng số liệu:

Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của vùng Đông Nam Bộ (Đơn vị %)

Giá trị sản xuất công nghiệpNăm 1995Năm 2005
Tổng số100100
Nhà nước38.824.1
Ngoài nhà nước19.723.4
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài41.552.5

Theo bảng số liệu trên, biểu đồ nào thích hợp nhất để thể hiện tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của vùng Đông Nam Bộ?

A. Biểu đồ cột.

B. Biểu đồ miền.

C. Biểu đồ tròn.

D. Biểu đồ đường.

Đáp án: C

Giải thích: Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài → Biểu đồ tròn (cụ thể là mỗi năm 1 hình tròn) là biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của vùng Đông Nam Bộ năm 1995 và năm 2005.

Câu 38. Cho bảng số liệu:

Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của vùng Đông Nam Bộ (Đơn vị %)

Giá trị sản xuất công nghiệpNăm 1995Năm 2005
Tổng số100100
Nhà nước38.824.1
Ngoài nhà nước19.723.4
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài41.552.5

Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây không chính xác về tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của vùng Đông Nam Bộ?

A. Khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng giảm.

B. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng tăng khá nhanh.

C. Khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng khá cao và có xu hướng giảm.

D. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng cao nhất và có xu hướng tăng nhanh.

Đáp án: A

Nhận xét:

- Khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng cao thứ 2 và có xu hướng giảm (38,8% xuống 24,1%) ⇒ Nhận xét A. Khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng giảm là Sai và Nhận xét C đúng.

- Khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng giảm (19,7% xuống 23,4%) ⇒ Nhận xét B đúng.

- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng cao nhất và có xu hướng tăng nhanh (41,5% lên 52,5%) ⇒ Nhận xét D đúng.

Câu 39. Cho bảng số liệu sau:

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH XÂY DỰNG THEO GIÁ SO SÁNH NĂM 2010 CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐÔNG NAM BỘ, GIAI ĐOẠN 2005 – 2013

(Đơn vị: tỉ đồng)

2005201020112013
Đồng bằng sông Hồng115 352,3185 286,1195 633,5217 079,4
Đông Nam Bộ73 077,4128 663,4125 603,2142 326,6

Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự so sánh giá trị sản xuất ngành xây dựng của vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ giai đoạn 2005 – 2013 là

A. Kết hợp

B. Tròn

C. Cột ghép

D. Đường

Đáp án: C

Xác định từ khóa: Biểu đồ thể hiện sự “so sánh giá trị sản xuất” ⇒ so sánh giá trị sản xuất chính là so sánh giá trị tuyệt đối của hai đối tượng (có cùng đơn vị). Áp dụng phương pháp nhận dạng biểu đồ cột ghép ⇒ Lựa chọn biểu đồ cột ghét để thể hiện sự so sánh giá trị sản xuất ngành xây dựng của ĐBSH và ĐNB.

Câu 40. Cho bảng số liệu sau:

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH XÂY DỰNG THEO GIÁ SO SÁNH NĂM 2010 CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐÔNG NAM BỘ, GIAI ĐOẠN 2005 – 2013

(Đơn vị: tỉ đồng)

2005201020112013
Đồng bằng sông Hồng115 352,3185 286,1195 633,5217 079,4
Đông Nam Bộ73 077,4128 663,4125 603,2142 326,6

Nhận xét đúng nhất về giá trị sản xuất ngành xây dựng của vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ giai đoạn 2005 – 2013 là

A. Tốc độ tăng trưởng của Đồng bằng sông Hồng nhanh hơn Đông Nam Bộ.

B. Giá trị sản xuất ngành xây dựng của cả 2 ngành tăng liên tục qua các năm.

C. Giá trị sản xuất ngành xây dựng của Đông Nam Bộ tăng gấp 1,95 lần.

D. Giá trị sản xuất ngành xây dựng của Đông Nam Bộ có xu hướng giảm mạnh.

Đáp án: C

Giải thích: Qua bảng số liệu, rút ra nhận xét sau:

- Giá trị sản xuất ngành xây dựng của 2 vùng nhìn chung có xu hướng tăng nhưng khác nhau:

+ Giá trị sản xuất ngành xây dựng của Đồng bằng sông Hồng tăng liên tục và tăng thêm 101 727,1 tỉ đồng (tăng gấp khoảng 1,9 lần).

+ Giá trị sản xuất ngành xây dựng của Đông Nam Bộ tăng nhưng không ổn định (2005 – 2010; 2011 - 2013 tăng và 2010 – 2011 giảm). Tăng thêm 69 249,2 tỉ đồng (tăng gấp 1,9 lần).

- Tốc độ tăng trưởng của Đông Nam Bộ nhanh hơn Đồng bằng sông Hồng (194,8% so với 188,2%).

Như vậy, giá trị sản xuất ngành xây dựng của Đông Nam Bộ tăng gấp 1,95 lần là đáp án đúng nhất.

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trắc nghiệm Địa lí 12 bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Địa lý 12, Giải bài tập Địa lí 12, Giải tập bản đồ Địa lí 12, Giải Vở BT Địa Lí 12, Tài liệu học tập lớp 12

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Địa lý 12

    Xem thêm