Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm Dòng sông mặc áo​

Trắc nghiệm Dòng sông mặc áo​

Trắc nghiệm tập đọc lớp 4: Dòng sông mặc áo​ bao gồm 10 câu hỏi cho các em học sinh tham khảo, củng cố kiến thức toàn bộ bài tập đọc lớp 4 chuẩn bị cho các bài thi trong năm học. Mời các em học sinh tham khảo.

Dòng sông mặc áo​

Dòng sông mới điệu làm sao

Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha

Trưa về trời rộng bao la

Áo xanh sông mặc như là mới may

Chiều trôi thơ thẩn áng mây

Cài lên màu áo hây hây ráng vàng

Đêm thêu trước ngực vầng trăng

Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên

Khuya rồi, sông mặc áo đen

Nép trong rừng bưởi lặng yên đôi bờ...

Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ

Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa

Ngước lên bỗng gặp la đà

Ngàn hoa bưởi trắng nở nhòa áo ai...

NGUYỄN TRỌNG TẠO

Chú thích:

- Điệu: tỏ ra duyên dáng, kiểu cách.

- Hây hây: đỏ phơn phớt

- Ráng: hiện tượng ánh sáng mặt trời lúc mọc hay lặn phản chiếu lên các đám mây, làm cho cả một khoảng trời sáng rực rỡ, nhuộm màu vàng đỏ hay hồng sẫm.

Trắc nghiệm Dòng sông mặc áo lớp 4

Câu 1. Ai là tác giả của bài thơ?

a. Nguyễn Trọng Tạo.

b. Trần Đăng Khoa.

c. Thy Ngọc.

Câu 2. Dòng sông mặc áo hoa vào buổi nào trong ngày?

a. Buổi sáng.

b. Buổi trưa.

c. Buổi chiều.

Câu 3. Dòng sông mặc áo xanh vào buổi nào trong ngày?

a. Buổi sáng.

b. Buổi trưa.

c. Buổi chiều.

Câu 4. Dòng sông mặc áo vàng vào buổi nào trong ngày?

a. Buổi sáng.

b. Buổi trưa.

c. Buổi chiều.

Câu 5. Dòng sông mặc áo đen vào buổi nào trong ngày?

a. Buổi sáng.

b. Buổi trưa.

c. Buổi đêm.

Câu 6. Biện pháp nhân hóa trong bài thơ có tác dụng gì?

a. Làm cho hình ảnh dòng sông trở nên gần gũi, thân thuộc.

b. Thể hiện được sự thay đổi màu sắc của dòng sông theo thời gian.

c. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 7. Trong câu thơ “Áo xanh mặc như là mới may”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

a. Nhân hóa.

b. So sánh.

c. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 8. Trong câu thơ “Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa” tác giả đã nhân hóa dòng sông bằng cách nào?

a. Tả dòng sông bằng những từ ngữ chỉ hoạt động của con người.

b. Nói với dòng sông như nói với người.

c. Gọi dòng sông bằng một từ vốn để gọi người.

Câu 9. Câu cảm sau đây dùng để làm gì?

Chà, con vẹt có bộ lông mới đẹp làm sao!

a. Dùng để bộc lộ cảm xúc vui mừng.

b. Dùng để bộc lộ cảm xúc thán phục.

c. Dùng để bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên.

Câu 10. Những câu cảm sau đây bộc lộ cảm xúc gì bằng cách nối?

a. Ôi, bạn Hải đến kìa!1. Cảm xúc ngạc nhiên.
b. Ôi, bạn Hải thông minh quá!2. Cảm xúc đau xót.
c. Trời, thật là kinh khủng!3. Cảm xúc vui mừng.
d. Cậu làm tớ bất ngờ quá!4. Cảm xúc thán phục.

Đáp án Trắc nghiệm Dòng sông mặc áo

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

ý đúng

a

a

b

c

c

c

c

a

b

a-3; b-4; c-2; d-1

Trên đây, VnDoc sưu tầm bài tập Trắc nghiệm Dòng sông mặc áo cho các em học sinh tham khảo, luyện tập. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 4, đề thi học kì 2 theo Thông tư 22 mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập lớp 4 mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đọc hiểu lớp 4 Cánh Diều

    Xem thêm