Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm Sử 10 bài 8

Trắc nghiệm môn Sử lớp 10 bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học Lịch sử lớp 10. Mời các bạn học sinh cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết tại đây.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 10 bài: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á

Câu 1. Đặc điểm tự nhiên tạo nên nét tương đồng giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á là

A. Địa hình bị chia cắt bởi những dãy núi và rừng nhiệt đới

B. Có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa khô và mùa mưa rõ rệt trong năm

C. Có những đồng bằng rộng lớn để trồng lúa, có những thảo nguyên mênh mông để chăn nuôi gia súc lớn

D. Tất cả các quốc gia trong khu vực đều tiếp giáp với biển

Đáp án: B

Câu 2. Tại khu vực Đông Nam Á, người ta đã tìm thấy dấu vết của con người từ

A. Thời kì vượn cổ

B. Thời kì Người tối cổ

C. Thời kì Người tinh khôn

D. Những năm đầu Công nguyên

Đáp án: A

Câu 3. Ngành sản xuất chính của cư dân các nước Đông Nam Á là

A. Buôn bán đường biển

B. Thủ công nghiệp

C. Nông nghiệp

D. Chăn nuôi gia súc lớn

Đáp án: C

Câu 4. Loại cây lương thực được trồng chủ yếu ở Đông Nam Á là

A. Lúa nước

B. Lúa mì, lúa mạch

C. Ngô

D. Ngô, kê

Đáp án: A

Câu 5. Ý nào không phản ánh đúng cơ sở sự ra đời của các quốc gia cổ ở Đông Nam Á?

A. Địa hình bị chia cắt, lại tiếp giáp biển đã tạo điều kiện cho sự ra đời của các thị quốc chuyên làm nghề buôn bán đường biển

B. Công cụ bằng kim loại xuất hiện

C. Sự phát triển của nền kinh tế bản địa

D. Sự tác động về mặt kinh tế của các thương nhân Ấn và sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc

Đáp án: A

Câu 6. Ý nào không phải là đặc điểm nổi bật của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á

A. Các quốc gia nhỏ, phân tán trên địa bàn hẹp

B. Hình thành tương đối sớm

C. Sống riêng rẽ, nhiều khi xảy ra tranh chấp với nhau

D. Sớm phải đương đầu với làn sóng thiên di từ phương Bắc xuống

Đáp án: D

Câu 7. Quốc gia cổ góp phần hình thành nên đất nước Việt Nam ngày nay là

A. Âu Lạc, Champa, Phù Nam

B. Champa, Phù Nam

C. Âu Lạc, Champa, Chân Lạp

D. Âu Lạc, Phù Nam

Đáp án: A

Câu 8. Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á được hình thành trong khoảng thời gian nào?

A. 10 thế kỉ đầu Công nguyên

B. Thế kỉ VII – thế kỉ X

C. Thế kỉ X – thế kỉ XIII

D. Thế kỉ XIII

Đáp án: B

Câu 9. Thế kỉ XIII, khu vực Đông Nam Á bị xáo trộn bởi

A. Sự thành lập một loạt vương quốc mới trên cơ sở sáp nhập của các quốc gia cổ

B. Làn sóng xâm lăng của quân Mông – Nguyên

C. Làn sóng di cư của một bộ phận người Thái từ phương Bắc xuống

D. ảnh hưởng của các thương nhân và văn hóa Hồi giáo từ Ấn Độ

Đáp án: C

Câu 10. Thời kì phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á là

A. Thế kỉ X – thế kỉ XIII

B. Thế kỉ X – thế kỉ XVIII

C. Thế kỉ XV – thế kỉ XVIII

D. Thế kỉ XIII – thế kỉ XVIII

Đáp án: B

Câu 11. Những sản vật của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á được các thương nhân trên thế giới rất ưa chuộng là

A. Lúa gạo, cá

B. Cá, các loại hoa quả

C. Sản phẩm thủ công như vải, hàng sơn, đồ sứ, thuốc nhuộm, chế phẩm kim khí,…

D. Những sản vật thiên nhiên như các loại gỗ quý, hương liệu, gia vị, cánh kiến,…

Đáp án: D

Câu 12. Nét nổi bật của nền văn hóa các dân tộc Đông Nam Á là

A. Nền văn hóa mang tính bản địa sâu sắc

B. Chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ

C. Chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc

D. Tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng văn hóa bên ngoài, kết hợp với nền văn hóa bản địa, xây dựng một nền văn hóa riêng và độc đáo

Đáp án: D

Câu 13. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự suy thoái của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á chính là

A. Vẫn duy trì phương thức sản xuất phong kiến lạc hậu, lỗi thời

B. Sự bùng phát của các cuộc khởi nghĩa nông dân

C. Sự xâm lược của thực dân phương Tây

D. Sự chia rẽ về sắc tộc và tôn giáo của các quốc gia trong khu vực

Đáp án: A

Câu 14. Cuối thế kỉ XIX, tình hình nổi bật ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á là

A. Chế độ phong kiến khủng hoảng suy vong và bị biến thành thuộc địa của tư bản phương Tây

B. Chế độ phong kiến khủng hoảng sâu sắc

C. Sự bùng phát của các cuộc khởi nghĩa nông dân

D. Sự chia rẽ về sắc tộc và tôn giáo của các quốc gia trong khu vực

Đáp án: A

Câu 15. Kết nối dữ liệu ở cột bên trái với tên quốc gia ở cột bên phải cho phù hợp

1. Thời kì các quốc gia cổ

2. Thời kì các quốc gia phong kiến

3. Hiện nay

a) Đại Việt, Champa, Ăngco, Lan Xang, Sukhothai, Aútưhaya, Môgiôpahit,…

b) Âu Lạc, Champa, Phù Nam, Chân Lạp,…

c) Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma, Malaixia, Singapo, Inđônêxia,…

A. 1 – b, 2 – a, 3 – c.

B. 1 – c, 2 – b, 3 – a

C. 1 – a, 2 – b, 3 – c

D. 1 – c, 2 – a, 3 – b

Đáp án: A

Câu 16. Kết nối tên quốc gia hiện nay ở cột bên trái với tên quốc gia phong kiến ở cột bên phải cho phù hợp về các nước Đông Nam Á

1. Việt Nam

2. Lào

3. Campuchia

4. Thái Lan

5. Inđônêxia…

a) Môgiôpahit, Srivijaya

b) Đại Việt, Champa

c) Ăngco

d) Lan Xang

e) Sukhothai, Aúthaya

A. 1 – b, 2 – d, 3 – c, 4 – e, 5 – a

B. 1 – c, 2 – b, 3 – a, 4 – d, 5 – e

C. 1 – a, 2 – b, 3 – c, 4 – d, 5 – e

D. 1 – c, 2 – a, 3 – b, 4 – d, 5 – e

Đáp án: A

Câu 17:  Quá trình chuyển biến từ vượn thành người đã diễn ra ở Đông Nam Á, bắt đầu từ người:

A. Người tối cổ.

B. Người tinh khôn.

C. Người vượn.

D. Vượn người.

Đáp án: A

Câu 18: Đông Nam Á từ lâu được coi là một khu vực địa lí - lịch sử - văn hoá riêng biệt và còn được gọi là khu vực gì?

A. “Châu Á gió mùa”

B. “Châu Á thức tỉnh”

C. Châu À lục địa”

D. “Châu Á bùng cháy”.

Đáp án: A

Câu 19: Yếu tố nào dưới đây đóng vai trò quyết định đối với sự hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á?

A. Công cụ đồ sắt xuất hiện.

B. Ảnh hưởng của các nền văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc.

C. Sự giao lưu buôn bán giữa các nước Đông Nam Á.

D. Sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp.

Đáp án: A

Câu 20: Cuối thế ki XVI Phi-lip-pin bị nước nào xâm chiếm?

A. Thực dân Anh.

B. Thực dân Pháp.

C. Thực dân Bồ Đào Nha

D. Tây Ban Nha, sau đó là Mĩ xâm chiếm.

Đáp án: D

Câu 21: Đông Nam Á Chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai mùa tương đối rõ rệt, đó là:

A. Mùa khô và mùa hanh.

B. Mùa khô và mùa mưa.

C. Mùa đông và mùa xuân.

D. Mùa thu và mùa hạ.

Đáp án: B

Như vậy VnDoc đã giới thiệu tới bạn đọc Trắc nghiệm môn Sử lớp 10 bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cần có trong bài viết rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được sự hình thành và phát triển của các vương quốc chính ở Đông Nam Á, các loại cây lương thực được trồng chủ yếu ở Đông Nam Á, ngành sản xuất chính của cư dân Đông Nam Á... Và để giúp bạn đọc có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập tại các mục sau: Trắc nghiệm Lịch sử 10, Giải bài tập Lịch Sử 10, Giải tập bản đồ Lịch Sử 10, Giải bài tập Lịch Sử 10 ngắn nhất, Tài liệu học tập lớp 10 mà chúng tôi tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Lịch sử 10

    Xem thêm