Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Văn mẫu lớp 10: Suy nghĩ về vấn đề tham những trong truyện cười “Nhưng nó phải bằng hai mày”

Suy nghĩ về vấn đề tham những qua truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày”

Văn mẫu lớp 10: Suy nghĩ về vấn đề tham những trong truyện cười “Nhưng nó phải bằng hai mày” tổng hợp các bài văn mẫu lớp 10 hay dành cho các em cùng tham khảo, nhằm có thêm ý tưởng hoàn thiện bài tập làm văn, từ đó học tốt môn Ngữ văn 10, đạt kết quả cao trong học tập.

Suy nghĩ về vấn đề tham những trong truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày” - Bài làm 1

Truyện cười là những câu chuyện gây cười, và đằng sau tiếng cười đó chính là lời đả kích, châm biếm và lên án sâu cay của dân gian đối với một bộ phận, một tầng lớp nào đó trong xã hội. Truyện cười “Nhưng nó phải bằng hai mày” là câu chuyện giàu ý nghĩa như thế. Câu chuyện phản ánh thói tham nhũng, tham lam vô độ của tầng lớp quan lại trong xã hội phong kiến.

Câu chuyện cười “Nhưng nó phải bằng hai mày” kể chyện hai người đàn ông là Cải và Ngô vì đánh nhau nên đã dẫn nhau đi kiện. Và câu chuyện đã phản ánh một cách chân thực và rõ nét xã hội phong kiến lúc bấy giờ: cả hai cùng đi lo lót quan trên để đỡ bị đánh đau, đánh nhiều.

Cải đã lo lót trước 5 đồng và yên tâm rằng thầy Lí sẽ xử nhẹ. Còn Ngô thì lo lót 10 đồng, nhiều gấp đôi Cải. Thầy Lí vẫn xử nhẹ cả hai, và phạt Cải đến chục roi. Lúc tình thế bức bách, Cải đã xỏe 5 ngón tay nhắc thầy Lí số tiền đã lo lót từ trước. Nhưng thầy Lí lại lấy nàn tay trái úp lên bàn tay phải muốn nói rằng số tiền của Ngô nhiều hơn gấp đôi. Tình huống này khiến cho Cải sửng sổ. Hơn hết tình tiết gây cười nhưng giàu sức châm biếm là ở lời nói của thầy Lí “Tao biết mày phải, nhưng nó phải bằng hai mày”. Một câu nói ám chỉ, tuy nhiên lại có ý bảo rằng mày lo lót rồi nhưng đứa khác còn lo lót nhiều hơn mày. Công lí, công bằng dường như nằm ở đồng tiền, và ai nhiều tiền hơn thì kẻ đó sẽ thắng. Trong xã hội phong kiến, đồng tiền chính là thước đo của công lí.

Câu chuyện tình huống của Cải và Ngố chính là “thời cơ đục khoét” cho những kẻ tham ô như thầy Lí có cái cớ để ăn tiền, để bòn rút của dân. Cải và Ngố là những nạn nhưng, nhưng đồng thời lại là mồi lửa dẫn đến nạn tham nhũng đến trơ trẽn, thậm tệ. Cả Cải và Ngố đều muốn được giảm hình phạt nên đã lo lót tiền trước. Nhưng ai ngờ thầy ăn tiền cả hai, vẫn xử phạt cả hai; tuy nhiên nương nhẹ kẻ đút lót nhiều tiền hơn.

Đây chính là những hiện tượng nham nhảm trong xã hôi phong kiến ở tầng lớp quan lại. Họ là cha mẹ của dân, phải lo trăm chuyện nhưng lại không hoàn thành trách nhiệm; ngược lại bòn rút của dân đến thê thảm.

Câu chuyện cười “Nhưng nó phải bằng hai mày” không những gây cười ở tình huống xử phạt của thầy Lí mà còn muốn hướng đến tệ nạn tham nhũng, vơ vét của dân quá tàn nhẫn của quan lại. Bộ mặt nhơ nhuốc của thấy Lí nói riêng và của quan lại phong kiến nói chung được lột tả một cách chân thực qua cách xử kiện lố lăng của thầy Lí.

Trong xã hội phong kiến, tiền bạc dường như là thước đo của công lí, dồn người nông dân vào bước đường cùng. Chính dân là những nạn nhân, là chất xúc tác tạo nên những tệ nạn không đáng có trong xã hội. Và nó tạo thành thói quen khó bỏ cho những bọn tham quan ô lại.

Câu chuyện “Nhưng nó phải bằng hai mày” lên án một bộ phận, tầng lớp quan lại thối nát trong xã hội coi đồng tiền là tất cả; đồng tiền có thể đổi trắng thay đen, xoay chuyển công lí. Đó là những người sẵn sàng đẩy dân đen vào những con đường trái ngang và bất hạnh.

Như vậy “Nhưng nó phải bằng hai mày” đã để lại trong lòng người đọc nhiều bài học cũng như nhiều cách nhìn nhận mới về bọn quan lại trong xã hội phong kiến. Nhân dân muốn ổn định nhưng họ lại đục khoét, vơ bét một cách trắng trợn như thế. Đó cũng chính là thông điệp mà dân gian muốn nhắn gửi.

Suy nghĩ về vấn đề tham những trong truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày” - Bài làm 2

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, truyện cười chiếm một vị trí vô cùng quan trọng, mỗi câu chuyện đem đến cho người đọc những tiếng cười với những cung bậc khác nhau: tiếng cười hài hước, dí dỏm, tiếng cười mỉa mai, châm biếm, đả kích, có cả tiếng cười phê phán lật tẩy... Nhưng nó phải bằng hai màv là tiếng cười như một đòn roi đối với nạn tham nhũng trong việc xử kiện của bọn quan lại trong xã hội phong kiến suy tàn.

Câu chuyện kể về việc hai người nông dân là Cải và Ngô đánh nhau rồi cùng nhau đi kiện. Cải sợ kém thế lót trước năm đồng, Ngò lo lót mười đồng. Khi xứ kiện thầy Lí xử nhẹ cả hai, vẫn phạt Cải chục roi. Cải xòe năm ngón tay ngụ ý nhắc thầy lí số tiền đã lo lót. Nhưng thầy Lí lấy năm ngón tay của bàn tay trái úp lên mặt của bàn tay phải, ám hiệu số quan tiền Ngò đã lo lót lớn gấp đôi. Hài hước nhất là thầy Lí còn nói: “Tao biết mày phải, nhưng nó phải bằng hai mày”.

Qua cách xử kiện và qua lời nói của thầy Lí, ta thấy trong thời phong kiến suy tàn, với nạn tham nhũng nặng nề, chân lí bị bóp méo, công lí bị thiên lệch trắng trợn. Cái chất hài hước trong nụ cười dân gian được tạo bởi nghịch lí giữa cái tính duy nhất của “lẽ phải'' với cái có thể so sánh song hành: “Mày phải, nhưng nó còn phải bằng hai mày”.

Câu chuyện ở đây không chỉ dừng lại ở tiếng cười hồn nhiên nữa mà đó là tiếng cười đả kích và châm biếm, tiếng cười như một đòn roi quất thẳng vào mặt bọn quan lại, công lí không có chỗ đứng trong, tiền bạc trở thành một vũ khí sắc nhọn nhất trong mọi mối quan hệ. Qua việc xử kiện, ta thấy được bộ mặt nhơ nhuốc của thầy Lí nói riêng và của bọn quan lại nói chung, đó là tệ tham nhũng, là nạn đục khoét những người dân nghèo vô tội.
Đúng như lời của một bài ca dao xưa:

“Con ơi,nhớ lấy câu này

Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan”

Tuy nhiên, Cải và Ngô đáng thương song thật đáng giận. Trước thực tế hai người đánh nhau, cả hai đều muốn đổ tội cho nhau nên mới cùng đến hối lộ thầy Lí mong giảm tội cho mình, đổ tội cho người. Thế cho nên mới nảy sinh thói xấu của quan tham, tạo điều kiện cho thói đục khoét. Nhưng quan trọng hơn, là chính những người bình dân này đã tạo ra cái cảnh đổi trắng thay đen: “Nén bạc đâm toạc tờ giấy”.

Ngày nay, toàn Đảng, toàn dân ta đang nêu cao tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, sống trong sạch, giản dị, chí công vô tư. Chúng ta đang tích cực đấu tranh chông tham nhũng.

Đây là một cuộc chiến gian nan, trường kì và vô cùng phức tạp, đòi hỏi tất cả mọi người, từ thầy Lí đến Cải và Ngô, từ lãnh đạo đến nhân dân đều phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.

Hơn bao giờ hết, nhân dân ta đều đã hiểu rằng, nếu không đẩy lùi được nạn tham nhũng thì chẳng những kinh tế đất nước không thoát được khỏi đói nghèo, mà lẽ phải, sự thật, công lí đều bị bóng đen của đồng tiền bao phủ. Là học sinh, chúng ta cũng phải sớm có ý thức chống tham nhũng, xây dựng xã hội Việt Nam trong sạch và văn minh.

Suy nghĩ về vấn đề tham những trong truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày” - Bài làm 3

Truyện cười – là những câu truyện khiến chúng ta cười, khiến ta có những tiếng cười sảng khoải và thấy thoải mái khi đọc những chuyện cười vui, nhưng bên cạnh đó có những câu truyện cười mang cho ta rất nhiều ý nghĩa, bài học, trong câu chuyện “Nhưng nó phải bằng hai mày” là lời đả kích, chấm biếm, lên án của dân gian đối với tầng lớp quan lại trong xã hội phong kiến, sự tham lam, tham nhũng được phản ánh qua câu chuyện trên.

Trong chuyện kể về Cải và Ngô, hai người đàn ông này đã đánh nhau và dẫn đến sự việc là đưa nhau đi kiện, qua câu chuyện này ta hiểu được phần nào sự tham nhũng của các quan lại thời đó, cả hai người này đều lo lót cho quan để đỡ bị đánh đau, câu chuyện phản ánh vô cùng chân thực và rõ nét xã hội phong kiến thời bấy giờ.

Vì đã đưa cho thầy Lý 5 đồng nên Cải yên tâm trong bụng là sẽ bị xử nhẹ, Ngô cũng rất yên tâm thì cũng đã lo lót cho thầy Lý 10 đồng. Khi xét xử, thầy Lý đã xử nhẹ cho cả Cải và Ngô, và phạt Cải 10 roi, lúc đó Cải đã xòe 5 ngón tay của mình nhắc thầy Lý là đã lo lót số tiền 5 đồng từ trước, Thầy Lý lấy bàn tay trái úp lên bàn tay phải, ý nói rằng Ngô đã đưa số tiền gấp đôi, lúc này Cải sửng sổ lên. Tình huống gây cười nhất lại giàu sức châm biếm là khi thầy Lý nói “Tao biết mày phải, nhưng nó phải bằng hai mày” đây là một câu nói ám chỉ, có ý bảo rằng mày đã lo lót rồi nhưng đứa khác còn lo lót gấp đôi mày. Lúc này dường như đồng tiền quyết định cả công lý và công bằng, không quan trọng ai đúng ai sai mà có tiền sẽ thắng.

Trong câu truyện này Cải và Ngô là những nạn nhân nhưng đồng thời cũng là mồi lửa dẫn đến việc tham nhũng của thầy Lý, cả hai tự nhiên lại mất tiền mà vẫn bị phạt, chỉ là nhiều tiền hơn sẽ bị phạt ít hơn thôi, chính Cải và Ngô đã tạo thời cơ cho kẻ tham ô, nham nhũng như thầy Lý.

Qua câu chuyện em có những suy nghĩ sau:

Hiện tượng tham nhũng là hiện tượng không còn xa lạ với tầng lớp quan lại trong xã hội phong kiến, đáng nhẽ ra họ phải lo cho dân, lo lỗi lo của dân, nhưng đây ho chỉ tìm cách bòn rút của dân, làm nhân dân khổ cực.

Qua câu chuyện “Nhưng nó phải bằng hai mày” đã gây cho chúng ta tiếng cười ở tình huống thầy lý xử phạt. Ngoài ra câu truyện còn lột tả chân thực nhất cách xử kiện không công bằng của thầy Lý, không biết đúng sai thế nào, ai nhiều tiền hơn sẽ thắng, đây là tệ nạn tham nhũng, vơ vét của cải của nhân dân của thầy Lý nói riêng và quan lại thời phong kiến nói chung. Trong xã hội phong kiến, thước đo công lý dường như chính là đồng tiền, người nông dân là khổ càng khổ hơn, họ chính là nạn nhân, đôi khi là chất xúc tác tạo nên những tệ nạn đó, và chúng đã trở thành những thói quen khó bỏ của bọn quan lại tham ô.

Câu truyện lên án bộ phận quan lại thối nát, coi đồng tiền là trên hết, không màng tới công lý, đổi trắng thay đen, chỉ để ý đến tiền bạc, những tham quan đó đã đẩy người nông dân vào con đường khổ cực. bất hạnh.

Qua câu truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày” để lại trong lòng người đọc rất nhiều bài học và cho chúng ta hiểu thêm về bọn quan lại trong xã hội phong kiến, qua câu chuyện dân gian muốn nhắn gửi thông điệp là nhân dân muốn có một cuộc sống ổn định nhưng lại bị vơ vét, đục khoét một cách trắng trợn của quan lại thời phong kiến.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 10

    Xem thêm