Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Văn mẫu lớp 8: Giải thích câu ca dao “Dò sông dò biển dễ dò, Nào ai lấy thước mà đo lòng người”

Giải thích câu ca dao "Dò sông dò biển dễ dò, Nào ai lấy thước mà đo lòng người"

Văn mẫu lớp 8: Giải thích câu ca dao "Dò sông dò biển dễ dò, Nào ai lấy thước mà đo lòng người" được VnDoc sưu tầm và đăng tải không chỉ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh mà còn là tài liệu hữu ích dành cho quý phụ huynh cũng như giáo viên sử dụng để kèm các em học thêm. Mời các em cùng quý thầy cô và quý giáo viên tham khảo.

Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về trò chơi dân gian

Văn mẫu lớp 8: Cảm nhận của em sau khi đọc Cô bé bán diêm

Đề bài: Giải thích, chứng minh câu ca dao:

Dò sông dò biển dễ dò,
Nào ai lấy thước mà đo lòng người.

Theo ý các bạn, có phải lòng người lúc nào cũng bất trắc không? Và nhận thức trên đây có đứng vững được mãi không?

Bài làm

Bể kia to lại rộng, sông nọ sâu mà dài, con người ta rất nhó bé, làm sao có thể so sánh được với sông và biển? Thế mà ca dao nước ta lại có câu:

Dò sông, dò biển dễ dò,
Nào ai lấy thước mà đo lòng người.

Như thế có phải là trái ngược lắm không? Vậy ta hãy tìm hiểu rò nghĩa hai câu ấy để có thể xét đoán giá trị thực tế của nó và tại sao người đời lại có cái nhận thức như vậy?

Ta hãy xem, sông dù lớn, dài, nước chảy dù mạnh, yếu thế nào; biển dù rộng, sâu, sóng to gió lớn thê mây, ngày nay với phương tiện khoa học, người ta vẫn có thể tìm hiểu được. Sòng kia tuy dài thực, như học địa lý ta cần biết rõ được chiều dài và đã có những chiếc tàu ngầm đi thám hiểm thường xuyên đáy biển, một nơi mà xưa kia ai cùng cho là chứa đầy bí mật.

Còn lòng người tuy nhỏ bé mà thật là vô biên. Có bao nhiêu người là bấy nhiêu tấm lòng. Kẻ thiện, kẻ ác, kẻ nói ra ngọt dịu mà lòng nuôi ý hại người, và có người tuy cộc cằn, thô lỗ mà lòng dạ chân chất. Bởi thế người đời thường bảo có kẻ khẩu Phật tâm xà lại có người khẩu xà tâm phật.

Người ta thường nói: Sanh con há dễ sanh lòng, cha mẹ còn chưa hiểu được bụng dạ con, còn phái thốt ra lời ấy, thì thử hỏi có ai hiểu được ai cho thấu đáo?

Lòng biển dễ dò mà lòng người không đo được. Ấy cũng chỉ vì cái bất trắc của nó. Lòng người nay tốt, mai xấu, nay đổi, mai rời, ít ai mà được thủy chung như nhất. Cũng do lòng người điên đảo mà ta thường thấy cảnh giàu đổi bạn, sang đổi vợ, anh em tranh hưởng quyền lợi ngầm hại nhau, bạn bè xung đột oán thù.

Xưa có Di Tử Hà người nước Vệ, mặc dù luật vua câsm đoán ai lấy xe vua đi sẽ bị chặt chân, thế mà lúc được vua yêu qúy, Di Tử Hà đang đêm lấy xe về thăm mẹ được vua khen là hiếu. Lúc đi săn, ăn dở miếng đào, thấy vua đến, Di Tử Hà dâng lên vua lại được vua khen là thảo, có miếng ngon không ăn hết mà lại dâng vua. Đến lúc vuạ giận, ghét thì lại nhắc qua chuyện cũ, cho là phạm tội khi quân, phải chết. Bởi thế, trong bài Hoài cổ khúc, Tương An quận vương đã phải than: Nửa miếng đào chưa thương lại ghét.

Lại có Giới Tử Thôi nước Tấn khi cùng thái tử Trùng Nhĩ bôn đào vì loạn lạc, dám lóc thịt mình để nấu cháo cho vua ăn. Thế mà lúc lên làm vua, được vinh hoa phú qúy, Trùng Nhĩ lại quên mất Tử Thôi, người ơn đệ nhất của minh! Xét hai chuyện trên, ta thấy rõ lòng người điên đảo đến bậc nào. Vì thế mà có câu ca dao.

Thương nhau cau bảy bổ ba,
Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười.

Người ta khi thương thì che chở, bảo bọc, khi ghét thì mạt sát, ám hại. Sông biển kia tuy gió gào, sóng thét, thế mà không nguy hiểm như cái bể sâu âm thầm của lòng người. Cái thương, ghét bất thường ấy làm cho ta phải lắc đầu, chán nản:

Khi thương thương cả lối đi,
Khi ghét, ghét cả tông chi, họ hàng.

Hay:

Thương nhau nước đục cũng trong,
Ghét nhau nước chảy giữa dòng cũng dơ.

Cái bất trắc của lòng người khiến cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng phải than:

Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử,
Hết cơm, hết gạo, hết ông tôi.

(Nhân tình thê thái)

Nhưng ta hãy kiên tâm, đừng quá vội chán nản mà thử hỏi: Tại sao lòng người lại quá đảo điên như thế? Rồi ta phải trả lời: chỉ tại hoàn cảnh xã hội mà thôi. Di Tử Hà, Trùng Nhĩ là những người thời Chiến quốc, loạn lạc không ngừng. Thế loạn ắt tâm loạn. Nhưng ngay trong thời Chiến quốc ấy hãy còn có bao nhiêu người tốt như: Giới Tử Thôi thờ chúa hết lòng, không sá thân mình, không màng danh lợi; như Bá Lý Hề được danh cao, tước trọng vẫn nghĩ đến vợ nhà.

Lịch sử nước ta đã rạng chói gương chung thủy của Trần Hưng Đạo, biết xóa bỏ thù nhà để một lòng với nước, như Trần Bình Trọng thà làm quỷ nước Nam, không làm vương đất Bắc. Ta thấy rõ hoàn cảnh xã hội dẫu thế nào vẫn còn thấy kẻ tốt, người xấu, làm cho cái xấu giảm đi thì cái tốt lại tăng lên. Huống chi ở đời nhân chi sơ tính bản thiện (Người mới sinh ra, tính vốn lành); Thiện căn sẵn ở lòng ta (Truyện Kiều) thì ta vẫn có hy vọng cải tạo được lòng người. Người là hạt giống mà xã hội là mảnh đất. Đất tốt thì hạt giống kia thành ra cây tốt, mà đất xấu thì hạt giống tốt cũng sanh cây cằn cỗi, xấu hư. Vì thế, muốn cải tạo lòng người, trước ta phải cải tạo xã hội. Hiện nay, chính phủ Việt Nam bài trừ "tứ đổ tường" bảo vệ thuần phong mỹ tục, xây dựng cho nước nhà một nền kinh tế dồi dào. Người sống no đủ, yên lành trong phong tục tốt đẹp thì sớm muộn gì lòng dạ họ cũng cải tạo. Như vậy ta thấy rõ rằng câu ca dao mà ta nêu ra bình giải, cái nhận thức ấy, chỉ có giá trị tương đối thôi và sẽ không thể nào tồn tại được khi xã hội được canh tân.

Như ta đã xét rõ, câu: Dò sông dò biển dễ dò. Nào ai lấy thước mà đo lòng người sẽ không tồn tại nữa khi nào con người quyết tâm cải tạo lòng mình. Nhưng ngày nào câu ấy còn có giá trị là trong sự giao du hằng ngày, ta nên xem xét người một cách cẩn thận đừng quá vội vàng kết bạn, cũng không nên quyết đoán tâm linh, không nên tin người quá mau.

Ta lại phải cùng nhau tích cực xây dựng một xã hội tốt đẹp mới hầu cải tạo tâm tính của ta, của người quanh ta, đem đến cho quốc gia một ngày mai tươi đẹp.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 8

    Xem thêm