- Thúy Kiều là người trọng ân nghĩa. Đối với “người cũ” Thúc Sinh tuy "nhu nhược, thấp cơ, thua trí đàn bà”, không bảo vệ được nàng nhưng đã có công cứu nàng khỏi lầu xanh nên nàng đã đền ơn xứng đáng “Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân”. Khi xử Hoạn Thư, lúc đầu nàng kiên quyết trừng phạt, nhưng trước sự hối lỗi và thái độ thành khẩn của Hoạn thư, Kiều đã tha bổng. Lí do cơ bản khiến Kiều tha cho Hoạn Thư chính vì nàng vốn đã có tấm lòng rộng lượng, khoan dung, nhưng lí do ẩn bên trong cũng là tác giả muốn thể hiện tính cách ghê gớm “khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời” của Hoạn Thư.
- Tính cách của Hoạn Thư cũng có những biểu hiện phong phú, đa dạng nhưng là một người “quỷ quái tinh ma” như nhận xét của Thúy Kiều. Khi Kiều kiên quyết trừng phạt những tội lỗi, Hoạn Thư đã hoảng sợ nhưng khéo léo van xin. Lí lẽ chặt chẽ, lập luận hợp lí, không chối tội, sẵn sàng nhận trừng phạt nhưng xin Thúy Kiều mở lượng khoan hồng.
Qua đoạn trích ta thấy tính cách của Kiều và Hoạn Thư có những nét khác nhau:
+ Hoạn Thư khôn ngoan, lọc lõi, tâm địa đầy mưu mô, thủ đoạn.
+ Kiều là người trọng ân nghĩa, giàu lòng vị tha, tình nghĩa. Những ai đã giúp đỡ nàng đều được nhớ tới và đến ơn xứng đáng, với Thúc Sinh nàng sống có trước có sau, ân cần thân mật; đối với Hoạn Thư dù có chì chiết giận dữ lúc ban đầu nhưng nàng vẫn rộng lượng bao dung tha bổng.