Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 5: Các nước Châu Phi và Mĩ La-tinh

Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 5

VnDoc xin giới thiệu tới thầy cô và các bạn học sinh tài liệu Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 5: Các nước Châu Phi và Mĩ La-tinh, bộ tài liệu gồm 33 câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ là nguồn thông tin bổ ích để giúp các bạn học sinh có kết quả cao hơn trong học tập. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây nhé.

Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 5: Các nước Châu Phi và Mĩ La-tinh vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc bài viết để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm có 33 câu hỏi trắc nghiệm về môn Lịch sử lớp 12 bài 5 về các nước Châu Phi và Mĩ La-Tinh như phong trào cách mạng châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ 2, năm châu Phi, sự tan rã của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi, phong trào cách mạng ở Mĩ La Tinh sau chiến tranh thế giới thứ 2, tình hĩnh Mĩ La Tinh ở những năm 80 của thế kỉ XX, cách mạng Cu-Ba chống lại chế độ độc tài... Bài tập có đáp án chi tiết đi kèm theo. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

Trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 5: Các nước Châu Phi và Mĩ La-tinh

Câu 1. Phong trào cách mạng châu Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ II được bắt đầu từ khu vực nào?

A. Khu vực Nam Phi.

B. Khu vực Tây Phi.

C. Khu vực Đông Phi.

D. Khu vực Bắc Phi.

Câu 2. Sự kiện được xem là mốc mở đầu của phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ II?

A. Cách mạng Libi bùng nổ (1952).

B. Thắng lợi của phong trào cách mạng Angiêri (1962).

C. Cuộc binh biến của sĩ quan, binh lính yêu nước ở Ai Cập (1952).

D. Thắng lợi của phong trào cách mạng ở Tuynidi (1956).

Câu 3. Vì sao năm 1960 được lịch sử ghi nhận là “Năm châu Phì”?

A. Đây là năm có 17 nước ở Bấc Phi giành được độc lập.

B. Đây là năm có 27 nước Tây và Nam Phi giành được độc lập.

C. Đây là năm có 17 nước ở châu Phi giành được độc lập.

D. Đây là năm có 37 nước ở châu Phi giành được độc lập.

Câu 4. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ: ở châu Phỉ cơ bản bị tan rã từ khi nào?

A. Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Angiêri thắng lợi.

B. Cuộc đấu tranh chống thực dân Bổ Đào Nha của nhân dân Ănggôla, Môdămbích giành thắng lợi.

C. Sự thắng lợi của nhân dân Nam Rôdêdia đưa đến sự ra đời của nước Cộng hoà Dimbabuê.

D. Chính quyền Nam Phi phải trao trả độc lập cho NaMibia.

Câu 5. Hình thức đấu tranh phổ biến của cách mạng châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:

A. Đấu tranh ngoại giao.

B. Đấu tranh quân sự

C. Đấu tranh chính trị.

D. Đấu tranh vũ trang.

Câu 6. Khó khăn của châu Phi sau khi giành được độc lập là:

A. Kinh tế nghèo nàn, lạc hậu.

B. Dịch bệnh lan tràn.

C. Tỉ lệ tăng dân số cao.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 7. Cuộc nội chiến năm 1994 được xem là bi thảm nhất của xung đột sắc tộc ở châu Phi diễn ra tại:

A. Môdămbích.

B. Xômali.

C. Ruanda.

D. Nam Phi.

Câu 8. Cuối thập niên 90 của thế kỉ XX, nước nào ở châu Phi đã lâm vào nạn đói trầm trọng?

A. Xômali.

B. Êtiôpia.

C. Nigiêria.

D. Xuđăng.

Câu 9. Hình ảnh "Lục địa bùng chảy" chỉ hiện tượng gì ở Mĩ Latinh?

A. Sự bùng nổ của phong trào bãi công của công nhân Mĩ Latinh.

B. Sự phát biển mạnh mẽ của phong bào đấu banh cách mạng ở Mĩ Latinh.

C. Cuộc nổi dậy của nông dán đòi ruộng đất bùng nổ ở rất nhiều nước Mĩ Latinh.

D. Một loạt nước Mĩ Latinh giành được độc lập.

Câu 10. Điểm nổi bật của tình hình Mĩ Latinh ở đầu thế kỉ XX là:

A. Rất nhiều nước Mĩ Latinh đã giành được độc lập.

B. Mĩ Latinh vẫn nằm dưới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

C. Mĩ Latinh đã trở thành thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mĩ.

D. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở Mĩ Latinh bước vào giai đoạn ác liệt nhất.

Câu 11. Sự khắc biệt căn bản của phong trào đấu tranh cách mạng ở châu Phi và Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ II là:

A. Châu Phi đấu tranh chống chù nghĩa thực dân cũ, Mĩ Latinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới.

B. Châu Phi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới, khu vực Mĩ Latinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ.

C. Hình thức đấu tranh chủ yếu ở châu Phi là khởi nghĩa vũ trang, ở Mĩ Latinh là đấu tranh chính trị.

D. Lãnh đạo cách mạng ở châu Phi lài giai cấp vô sản, Mĩ Latinh là giai cấp tư sản dân tộc.

Câu 12. Chế độ Apácthai ở Nam Phi là:

A. Một chế độ phân biệt đấng cáp hết sức nghiệt ngã.

B. Một biến tướng của chủ nghĩa thực dân.

C. Một biểu hiện của chế độ độc tài chuyên chế.

D. Một chế độ chiếm nô khắc nghiệt.

Câu 13. Nênxơn Manđêla là ai?

A. Là vị Tổng thống Nam Phi đã tuyên bố xóa bỏ chế độ Apácthai.

B. Là vị Tổng thống đã ủng hộ mạnh mẽ phong trào đấu tranh chống chế độ Apácthai ở Nam Phi.

C. Là vị Tổng thống da đen đầu tiên ở Nam Phi.

D. Là vị Tổng thống bị nhân dân Nam Phi lên án nhất vì cố tình bảo vệ chế độ Apácthai bất công.

Câu 14. Nước nào đã giành thắng lơi trong cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ năm 1959?

A. Goatômaia.

B. Áchentina.

C. Vênêxuêla.

D. Cuba.

Câu 15. Những năm 60, Mĩ đã sử dụng chiêu bài gì để lôi kéo các nước Mĩ Latinh?

A. Đề xướng tư tưởng “Châu Mĩ của người Châu Mĩ”.

B. Đề cao khẩu hiệu dân chủ, dân quyền, tự do tín ngưỡng.

C. Thành lập tổ chức “Liên minh vì tiến bộ”.

D. Đề cao vấn đề nhân quyền và dân quyền.

Câu 16. Những nước nào dưới đây là nước công nghiệp mới?

A. Chi-lê, Braxin.

B. Mêhicô, Cuba.

C. Braxin, Áchentina.

D. Nicaragoa, Áchentina.

Câu 17. Mĩ ban hành đạo luật Henxbơttơn nhằm bao vây cấm vận nước nào?

A. Áchentina

B. Panama.

C. Cuba

D. Braxin.

Câu 18. Đồng chí Phiđen Caxtơrô đã tùng nói về Việt Nam là:

A. "Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình".

B. "Người Cuba đang, bước lên con đường mà người anh em Việt Nam đã vạch ra".

C. "Tên tôi là Việt Nam. Tên anh là Việt Nam, tên chúng ta là Việt Nam. Việt Nam - Hồ Chí Minh - Điện Biên Phủ".

D. "Việt Nam - lương tri của thời đại".

Câu 19. Tình hình Mĩ Latinh trong thập niên 80 của thế kỉ XX?

A. Kinh tế nhiều nước lâm vào tình trạng suy thoái, lạm phát tăng cao.

B. Phong trào giải phóng dân tộc đã giành được những thắng lợi to lớn, 13 quốc gia giành được độc lập.

C. Phong bào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh lãm vào tình trạng khó khăn.

D. Tinh hình kinh tế, chính trị ổn định, đời sống nhân dân lao động ở các nước được cải thiện đáng kể.

Câu 20. Khu vực Mĩ Latinh được xác định trong không gian nào?

A. Phần Trung và Nam Mĩ.

B. Vùng Nam Mĩ.

C. Phân lớn Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ.

D. Mêhicô, Trung Mĩ và Nam Mĩ.

Câu 21.Thắng lợi to lớn và gây ảnh hưởng sâu rộng đối với phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi trong giai đoạn 1960 - 1975 là thắng lợi của nhân dân nước nào?

A. Thắng lợi của nhân dân An-giê-ri.

B. Thắng lợi của nhân dân Mô-dăm-bich, Ăng-gô-la.

C. Thắng lợi của nhân dân Dim-ba-bu-ê.

D. Thắng lợi của nhân dân Nam Phi.

Câu 22. Những khó khăn của châu Phi sau khi giành được độc lập:

A. Sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân mới và sự vơ vét bóc lột về kinh tế của các cường quốc phương Tây.

B. Nợ nước ngoài, đói rét, bệnh tật, mù chữ.

C. Sự bùng nổ về dân số.

D. Tất cả các vấn đề trên

Câu 23. Sự kiện nào được đánh giá là tiêu biểu nhất và là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Thắng lợi của cách mạng Mê-hi-cô.

B. Thắng lợi của cách mạng Ê-của-đo.

C. Thắng lợi của cách mạng Cu-ba.

D. Tất cả các sự kiện trên.

Câu 24. Sự kiện nào sau đây đánh dấu sự mở đầu cách mạng Cu-ba chống lại chế độ độc tài Batixta.

A. Cuộc vượt biển trở về Cuba trên con tàu Granma.

B. Xây dựng lực lượng ở Xiera Maextơra.

C. Cuộc tấn công vào trại lính Môn-ca-đa.

D. Cuộc tấn công vào La Habana.

Câu 25. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi nổ ra sớm nhất ở nước nào?

A. Bắc Phi

B. Nam Phi

C. Đông Phi

D. Tây Phi

Câu 26. Sự kiện nào đánh dấu mốc sụp đổ về căn bản chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa cũ ở châu Phi?

A. 1960: "Năm châu Phi”.

B. 1962: Angiêri được công nhận độc lập.

C. 1994: Nên-xơn Man-đê-la trở thành tổng thống da màu đầu tiên.

D. 11-1975: Nước Cộng hòa nhân dân Angôla ra đời.

Câu 27. Kẻ thù chủ yếu trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của người dân da đen ở Nam Phi là ai?

A. Chủ nghĩa thực dân cũ.

B. Chủ nghĩa thực dân mới.

C. Chủ nghĩa A-pác-thai.

D. Chủ nghĩa thực dân cũ và mới.

Câu 28. Sự kiện nào dưới đây gắn với tên tuổi của Nên-Xơn Man-đê-la?

A. Chiến sĩ nổi tiếng chống ách thống trị của bọn thực dân.

B. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở An-giê-ri.

C. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở Ăng-gô-la.

D. Lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.

Câu 29. Từ những thập niên đầu của thể kỉ XX, nhiều nước Mĩ La-tinh đã thoát khởi sự lệ thuộc của Tây Ban Nha nhưng lại rơi vào vòng lệ thuộc của nước nào?

A. Thực dân Anh

B. Đế quốc Mĩ

C. Thực dân Pháp

D. Đế quốc Nhật

Câu 30. Kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ La-tinh là ai?

A Chế độ phân biệt chủng tộc.

B Chủ nghĩa thực dân cũ.

C. Chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân mới.

D. Giai cấp địa chủ phong kiến.

Câu 31. Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Mĩ La-tinh diễn ra dưới hình thức nào?

A. Bãi công của công nhân.

B. Đấu tranh chính trị.

C. Đấu tranh vũ trang.

D. Cả ba hình thức trên.

Câu 32. Sự kiện lịch sử nào mở đầu cho cách mạng Cu-ba?

A. Cuộc đổ bộ của tàu "Gran-ma” lên đất Cu-ba (1956).

B. Cuộc tấn công vào trại lính Môn-Ca-đa (26-7-1953).

C. Nghĩa quân Cu-ba mở cuộc tấn công (1958).

D. Nghĩa quân Cu-ba chiếm lĩnh thủ đô La-ha-ba-na (1-1-1959).

Câu 33. Nước được mệnh danh là "Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc Mĩ La-tinh"?

A. Ac-hen-ti-na

B. B-ra-xin

C. Cu-ba

D. Mê-hi-cô

Đáp án Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án
1D18A
2C19A
3C20D
4B21B
5C22D
6D23C
7C24C
8A25A
9B26D
10C27C
11A28D
12B29B
13C30C
14D31D
15C32B
16C33C
17C

----------------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 5: Các nước Châu Phi và Mĩ La-tinh. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lịch sử lớp 12, Địa lý lớp 12, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý mà VnDoc tổng hợp và đăng tải. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 12, Ngữ văn 12, Tiếng Anh 12...

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 của VnDoc.com để có thêm tài liệu học tập nhé

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Lịch sử 12

    Xem thêm