Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đáp án Tìm hiểu về lịch sử 80 năm thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh Tuần 4

Cuộc thi 80 năm lịch sử đội Thủ đô

Đáp án Tìm hiểu về lịch sử 80 năm thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh Tuần 4 “Các bài hát, câu chuyện, tác phẩm văn học ca ngợi tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi, tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ và ca ngợi tổ chức Đoàn, Đội”. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết đáp án.

Cuộc thi diễn ra trong 4 tuần (từ ngày 30/3/2021 đến hết ngày 26/4/2021) dưới hình thức trắc nghiệm trực tuyến tại địa chỉ: 80namlichsudoithudo.vn. Theo đó, trong vòng 30 phút, thí sinh trả lời 30 câu hỏi xoay quanh các nội dung: Lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh, công tác Đội, các phong trào lớn của thiếu nhi Việt Nam nói chung, đặc biệt là của thiếu nhi Thủ đô nói riêng… Tham khảo chi tiết: Thể lệ Cuộc thi tìm hiểu về lịch sử 80 năm thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh.

Tuần 4: từ ngày 20/4/2021 đến hết ngày 26/4/2021 với chủ đề “Các bài hát, câu chuyện, tác phẩm văn học ca ngợi tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi, tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ và ca ngợi tổ chức Đoàn, Đội” – Dành cho khối THCS.

Đáp án 80 năm thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh - Tuần 4

Câu 1: Câu chuyện Các em sạch và ngoan thật (Theo Báo Nhân dân, ngày 07/01/1967) kể về chuyến thăm của Bác Hồ tới tỉnh Thái Bình đầu năm 1967. Khi đón Bác, các em thiếu nhi xóm Dân Chủ đã hát bài hát nào?

A: Giải phóng miền Nam
B: Bác Hồ - Người cho em tất cả
C: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng
D: Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng

Đáp án: A

Câu 2: Cụm từ còn thiếu trong câu hát “Cùng em vượt đường xa xôi, là…” trong bài hát “Bác Hồ - Người cho em tất cả” (sáng tác của các Nhạc sĩ Hoàng Long, Hoàng Lân) là gì?

A: ngôi sao vàng sáng tươi
B: chiếc khăn quàng đỏ tươi
C: chiếc khăn quàng thắm tươi
D: lá cờ đỏ thắm tươi

Đáp án: C

Câu 3: Phần lời bài hát “Bác Hồ - Người cho em tất cả” (sáng tác: Nhạc sĩ Hoàng Long- Hoàng Lân) do tác giả nào viết?

A: Xuân Giao
B: Thi Ngọc
C: Đỗ Hồng Quân
D: Phong Thu

Đáp án:  A

Câu 4: Bài hát “Cây đa Bác Hồ” (Sách giáo khoa ân nhạc lớp 3) nhạc và lời Hàn Ngọc Bích dựa theo tính chất âm nhạc của dân tộc nào?

A: Dân tộc Thái Ninh
B: Dân ca Huế
C: Quan họ Bắc Ninh
D: Dân tộc Hơ Mông

Đáp án: A

Câu 5: Những bông hoa được nhắc đến trong bài hát “Hoa thơm dâng Bác” – sáng tác của Nhạc sĩ Hà Hải là những bông hoa nào?

A: Bông hoa đoàn kết tốt, bông hoa học hành chăm, bông hoa xây dựng Đội.
B: Bông hoa nghìn việc tốt, bông hoa học hành chăm, bông hoa chi đội mạnh.
C: Bông hoa đoàn kết tốt, bông hoa học hành chăm, bông hoa chi đội mạnh.
D: Bông hoa nghìn việc tốt, bông hoa học hành chăm, bông hoa xây dựng Đội

Đáp án: D

Câu 6: Trong câu chuyện Quây quần bên Bác (Bác Hồ với các mầm non nghệ thuật, T.N.A, Tạp chí Âm nhạc, số 5, 1996), khi Bác Hồ đã đến tham dự buổi biểu diễn Báo cáo thành tích học tập và lắng nghe tiếng hát của các em học sinh thuộc hệ sơ trung của trường nào?

A: Trường Nhạc họa Trung ương
B: Trường Âm nhạc Việt Nam
C: Cung thiếu nhi Hà Nội
D: Trường Nghệ thuật Hà Nội

Đáp án: B

Câu 7: Trong bài hát “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai” của nhạc sĩ Lê Mây, lời thơ Phùng Ngọc Hùng có câu hát nào sau đây?

A: “Vàng đen trắng nước da không chia tấm lòng, biên giới sâu, khôn ngăn mối dây ân tình”
B: “ Điều đó tuỳ thuộc hành động của bạn, chỉ thuộc vào bạn mà thôi”
C: “Bong bính bong hồ chuông ngân vang khắp nơi, trong khúc ca đấy tình yêu thương sáng ngời.”
D: “Xin được nhắc ngàn lần hơn thế, trái đát chưa im tiếng bom rơi, xin điệp khúc triệu lần hơn thế, bao trẻ em còn đói rách trên đời, bạn có nghe trẻ em khóc trẻ em cười….”

Đáp án: D

Câu 8: Bài hát “Hát dưới trời Hà Nội” là của nhạc sĩ nào?

A: Phong Nhã
B: Hoàng Long
C: Phạm Tuyên
D: Vũ Trọng Tường

Đáp án: C

Câu 9: Câu chuyện “Quả táo của Bác Hồ” (Theo Bác Hồ kính yêu (1979), NXB Kim Đồng) kể về món quà Bác Hồ tặng cho bé gái là một quả táo. Đây là câu chuyện diễn ra vào năm 1946, khi Bác Hồ sang thăm đất nước nào?

A: Pháp
B: Mỹ
C: Cu-ba
D: Trung Quốc

Đáp án: A

Câu 10: Câu chuyện “Một ngày thu không thể quên” (Theo Trang tin điện tử Ban Quản lí lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 21/01/2015) kể về cuộc gặp gỡ giữa Ông Ké (tên gọi của Bác Hồ khi hoạt động cách mạng trên Cao Bằng) với người anh hùng nhỏ tuổi nào?

A: Thủy Tiên
B: Kim Đồng
C: Thanh Thủy
D: Cao Sơn

Đáp án: B

Câu 11: Nhạc sĩ Phạm Tuyên đã sáng tác bài hát nào mà trong bài hát đó có câu hát “Hãy cất tiếng hát nhịp nhàng cùng múa ca, hãy cất tiếng hát trong tình thân ái bao la..”

A: Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng
B: Từ một ngã tư đường phố
C: Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội
D: Tiếng chuông và ngọn cờ

Đáp án: C

Câu 12: Trong “Thư gửi các cháu thiếu nhi Trường Hoàng Lệ Kha (Tây Ninh) và tất cả các cháu Miền Nam” tháng 9/1965, Bác Hồ và Bác Tôn có viết mấy câu thơ: “Bắc Nam sẽ sum họp một nhà, Bác cháu ta gặp mặt; trẻ già vui chung. Nhớ thương các cháu vô cùng, Mong sao mỗi cháu là một …… thiếu nhi” Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống của câu thơ trên.

A: bộ đội
B: anh hùng
C: chiến sĩ
D: Cả 3 đáp án trên đều sai

Đáp án: B

Câu 13: Câu hát “Việt Nam - Hồ Chí Minh” trong bài hát “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” – sáng tác của nhạc sĩ Pham Tuyên được lặp lại bao nhiêu lần?

A: 6 lần
B: 3 lần
C: 2 lần
D: 4 lần

Đáp án: 3

Câu 14: Những câu thơ dưới đây nằm trong Bài thơ nào của Bác Hồ? “Vở này ta tặng cháu yêu ta, Tỏ chút lòng yêu cháu gọi là. Mong cháu ra công mà học tập, Mai sau cháu giúp nước non nhà”.

A: Thư trung thu 1952
B: Thư Trung thu 1951
C: Gửi các cháu miền Nam (1965)
D: Tặng cháu Nông Thị Trưng

Đáp án: D

Câu 15: Hai câu ca dao nổi tiếng của nhà thơ Bảo Định Giang đã trở thành câu ca dao hiện đại hay nhất, phổ biến nhất về Bác Hồ. Loài hoa nào đã được nhắc đến trong hai câu ca dao này? Tháp Mười đẹp nhất …….. Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ

A: bông mai
B: bông đào
C: bông hồng
D: bông sen

Đáp án: D

Câu 16: Trong bài “Thư Trung thu 1952” Bác Hồ sáng tác cho thiếu nhi có đoạn: “Để tham gia kháng chiến, Để gìn giữ hoà bình. Các cháu hãy …….. Cháu Bác Hồ Chí Minh!” Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống trong khổ thơ trên.

A: cố gắng
B: học tập
C: lao động
D: xứng đáng

Đáp án: D

Câu 17: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn thơ sau: “Ô vẫn còn đây, của các em .........mới mở, Bác đang xem Chắc Người thương lắm lòng .......... Nên để bâng khuâng gió động rèm” (Theo chân Bác – Tố Hữu).

A: Tập thư – thiếu nhi
B: Chồng thư – con trẻ
C: Tập thư – con trẻ
D: Tập thơ – con trẻ

Đáp án: B

Câu 18: Trong câu chuyện Bác Hồ thăm vườn hoa nghìn việc tốt (Theo 117 chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, NXB Chính trị quốc gia, 2007), em Liên đội trưởng Nguyễn Toàn Thắng đã nhận được những phần thưởng nào của Bác?

A: Một bó hoa tươi
B: Một lần một cuốn sổ, một lần hai quả cam
C: Hai cuốn sách
D: Hai cây bút và một cuốn sổ

Đáp án: B

Câu 19: Điền tên một địa danh vào chỗ trống để hoàn thiện bài thơ Cháu nhớ Bác Hồ của tác giả Thanh Hải: “Nhớ hình Bác giữa bóng cờ Hồng hào đôi má, bạc phơ mái đầu. Mắt hiền sáng tựa vì sao Bác nhìn đến tận ………. cuối trời”.

A: Kiên Giang
B: Cà Mau
C: Hà Nội
D: Long An

Đáp án: B

Câu 20: Nhạc sĩ nào là tác giả của bài hát “Tre ngà bên lăng Bác” ?

A: Nhạc sĩ Hoàng Long
B: Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu
C: Nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích
D: Nhạc sĩ Phạm Tuyên

Đáp án: C

Câu 21: Câu hát “ Sáng nay em đi học sớm qua đồng lúa xanh xanh, mẹ em nhanh nhanh tay cấy không chăng dây mà vẫn thẳng hàng, em đến trường làng giờ tập viết hôm nay, thẳng hàng như mẹ em cấy chữ đẹp như cánh cò bay…” nằm trong bài hát nào của nhạc sĩ Dương Văn Lâm?

A: Mùa thu ngày khai trường
B: Đi học
C: Bình minh tới trường
D: Chữ đẹp nết càng ngoan

Đáp án: D

Câu 22: Bài hát “Hành khúc thiếu nhi Thủ đô” của nhạc sĩ Mạnh Hùng có câu hát nào sau đây?

A: “Khi trông phương Đông vừa hé ánh dương, khăn quàng trên vai chúng em đến trường”
B: “Khăn quàng phấp phới thắm hồng trên bầu trời Hà Nội, hoà cùng nhịp bước những đội viên TNTP”
C: “Hà Nội ngàn xưa Thăng Long yêu dấu, Hà Nội hôm nay hiên ngang dáng hình”
D: “Em yêu Hà Nội xanh thắm những hàng cây, yêu sao Hà Nội ba sáu phố phường xưa, yêu sao Hà Nội màu nước biếc Hồ Gươm, xanh xanh mặt hồ soi bóng Tháp Rùa xinh”

Đáp án:

Câu 23: Trong câu chuyện Tất cả vì tương lai con em chúng ta (Nguồn: Xuân Thủy (2007), Thiêng liêng tình Bác, NXB Thuận Hóa), Bác Hồ đã không đồng ý xây dựng nhà khách ở Kim Liên mà đề nghị sử dụng nguồn kinh phí đó để làm gì?

A: Tổ chức một chương trình vui chơi cho thiếu nhi
B: Tặng quà cho các cháu trong trại trẻ mồ côi
C: Chuyển cho trường cấp I để xây dựng phòng học cho các cháu
D: Xây dựng một sân chơi thiếu nhi

Đáp án: C

Câu 24: Điền tiếp vào chỗ trống của câu hát đầu tiên của bài hát “Nhớ ơn Bác” của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu: “Ai yêu Nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh…..”

A: Chúng em múa càng nhớ công ơn Bác Hồ.
B: Cháu xin kính dâng ngàn đóa hoa lên Bác Hồ.
C: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh bằng chúng em nhi đồng.
D: Hứa với Bác Hồ rằng em được ấm no

Đáp án: C

Câu 25: Bài thơ “Tặng cháu Nông Thị Trưng”, Bác Hồ sáng tác năm nào?

A: 1945
B: 1950
C: 1944
D: 1942

Đáp án: C

Câu 26: Bài hát “ca ngợi Tổ quốc” của nhạc sĩ Hoàng Vân có câu hát nào sau đây?

A: Em yêu trường em với bao bạn thân, và cô giáo hiền, như yêu quê hương, cắp sách đến trường trong muôn vàn yêu thương.
B: Em đi giữa biển vàng, nghe mênh mang trên đồng lúa hát, hương lúa chín thoang thoảng bay làm lung lay hàng cột điện, làm xao dộng cả rặng cây
C: Những món quà bé nhỏ đơn sơ, nhưng chứa chan niềm kính yêu vô bờ.
D: Trời cao, trong sáng, nhìn đất nước đổi mới muôn màu. Mùa xuân, đã đến, mang cho chúng em bao hy vọng

Đáp án: D

Câu 27: Bài hát “Em mơ gặp Bác Hồ” được Nhạc sĩ Xuân Giao sáng tác trong hoàn cảnh nào?

A: Sau khi tác giả gặp Bác trong mơ.
B: Sau khi tác giả nghe được ước muốn gặp Bác của các cháu thiếu nhi
C: Khi tác giả nhớ về kỉ niệm được gặp Bác khi còn nhỏ
D: Sau khi tác giả nghe tin Bác mất

Đáp án: D

Câu 28: Câu chuyện Bác Hồ dạy: Phải chăm chỉ học tập (Theo Bác Hồ sống mãi với chúng ta, t.2, NXB Chính trị quốc gia, 2005) được viết theo lời kể của ai?

A: Văn Thành
B: Hiền Đức
C: Trung Kiên
D: Quang Thanh

Đáp án: B

Câu 29: Trong câu chuyện “Những vị khách tí hon” (Theo Vũ Kỳ, Chuyện kể về Bác Hồ, NXB Giáo dục, 2008), để đón tiếp những em nhỏ đến thăm, Bác đã cho lắp thêm nội thất nào?

A: Đặt thêm mười chiếc ghế đẩu nhỏ
B: Làm thêm những bệ xi-măng trên có lát ván như những chiếc ghế, đặt bể cá vàng cạnh nhà
C: Những chiếc ghế băng dài bằng gỗ
D: Đặt thêm một tấm phản gỗ lớn

Đáp án: B

Câu 30: Trong bài hát “Tiếng chim trong vườn Bác” – sáng tác của nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích, các cháu bé ở đâu đã đến thăm vườn Bác Hồ?

A: Hà Nội
B: Sài Gòn
C: Huế
D: Tây Nguyên

Đáp án: D

Chia sẻ, đánh giá bài viết
15
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Bài thu hoạch

    Xem thêm