Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Toán năm học 2019 - 2020 - Đề số 1

Đề toán lớp 7 học kì 2 - Đề số 1 được đội ngũ giáo viên của VnDoc biên soạn, là tài liệu gồm các bài toán thường gặp trong đề Toán kì 2 lớp 7 có đáp án dành cho các bạn tham khảo. Qua đó sẽ giúp các bạn ôn tập chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra cuối năm môn Toán lớp 7 học kì 2 cũng như việc học lên chương trình Toán 7. Mời các bạn tham khảo.

A. Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 7

I. Phần trắc nghiệm: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1: Đa thức {x^2} - 4{x^3} + 5{x^4} + 6x + 7\({x^2} - 4{x^3} + 5{x^4} + 6x + 7\)có bậc là:

A.5                                 B. 4                             C. 3                              D. 2

Câu 2: Trong các số sau, số nào là nghiệm của đa thức {x^2} - 8x + 7\({x^2} - 8x + 7\)

A. 7                               B. 14                            C. 2                              D. 3

Câu 3: Đa thức {x^3} - 4{x^2} + 5{x^3} + 2{x^2} - 1\({x^3} - 4{x^2} + 5{x^3} + 2{x^2} - 1\)sau khi thu gọn được:

A.6{x^3} + 2{x^2} + 1\(6{x^3} + 2{x^2} + 1\)                                              B.6{x^3} - 2{x^2} + 1\(6{x^3} - 2{x^2} + 1\)

C.6{x^3} - 2{x^2} - 1\(6{x^3} - 2{x^2} - 1\)                                              D.{x^3} + 5{x^3} - 4{x^2} + 2{x^2} - 1\({x^3} + 5{x^3} - 4{x^2} + 2{x^2} - 1\)

Câu 4: Cho tam giác ABC, có G là trọng tâm của tam giác ABC và M là trung điểm của AC thì:

A.BM = BG\(BM = BG\)                                                    B.AG = \frac{2}{3}AM\(AG = \frac{2}{3}AM\)

C. CG = \frac{2}{3}CM\(CG = \frac{2}{3}CM\)                                                D.BG = \frac{2}{3}BM\(BG = \frac{2}{3}BM\)

Câu 5: Gọi E là giao điểm của ba đường phân giác của tam giác ABC, khi đó ta có:

A. Điểm E cách đều ba cạnh của tam giác ABC

B. Điểm E cách đều ba đỉnh của tam giác ABC

C. Điểm E là trung điểm của cạnh AB

D. Điểm E là trung điểm của cạnh AC

II. Phần tự luận

Bài 1:

a, Thu gọn và sắp xếp các hạng tử của đa thức sau theo lũy thừa giảm dần của biến:

A\left( x \right) = 3{x^2} + \frac{1}{5}{x^4} - 7{x^2} + 16{x^3} + 5{x^4} + 10\(A\left( x \right) = 3{x^2} + \frac{1}{5}{x^4} - 7{x^2} + 16{x^3} + 5{x^4} + 10\)

b, Cho hai đa thức B\left( x \right) = {x^3} - 15{x^2} + 9\(B\left( x \right) = {x^3} - 15{x^2} + 9\)C\left( x \right) = 4{x^2} + 3x - 8\(C\left( x \right) = 4{x^2} + 3x - 8\). Tính:

1, B\left( x \right) + C\left( x \right)\(B\left( x \right) + C\left( x \right)\)

2, 4.B\left( x \right) - 7.C\left( x \right)\(4.B\left( x \right) - 7.C\left( x \right)\)

3, Cho đa thức D\left( x \right) = 2{x^3} - 6{x^2} + 18x + m\(D\left( x \right) = 2{x^3} - 6{x^2} + 18x + m\). Tìm m để D\left( x \right) = 2.B\left( x \right) + 6.C\left( x \right)\(D\left( x \right) = 2.B\left( x \right) + 6.C\left( x \right)\)

Bài 2: Số điểm thi học kì của các bạn học sinh lớp 7A được ghi lại như sau:

7    10    9    5    9    6    7    8    5    8    9    9

8    6     7     9    9    6    5  10    8    5    7    10

7    6     5    10   8   10    7   8    9    7    9    10

Hãy lập bảng tần số.

Bài 3: Cho tam giác ABC vuông tại B, đường phân giác AD (D thuộc BC). Kẻ BO vuông góc với AD (O thuộc AD), BO cắt AC tại E. Chứng minh rằng:

a, \Delta ABO = \Delta AEO\(\Delta ABO = \Delta AEO\)

b, Tam giác BAE là tam giác cân từ đó suy ra AO là đường trung tuyến của tam giác BAE

c, AD là đường trung trực của BE

d, Kẻ BK vuông góc với AC (K thuộc AC). Gọi M là giao điểm của BK và AD. Chứng minh \widehat {MEB} = \widehat {EBC}\(\widehat {MEB} = \widehat {EBC}\)

Bài 4: Tính giá trị của biểu thức 24{x^2} - 40x - 7\(24{x^2} - 40x - 7\) biết 3{x^2} - 5x + 6 = 2\(3{x^2} - 5x + 6 = 2\)

B. Lời giải, đáp án đề thi học kì 2 môn Toán lớp 7

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
BACDA

II. Phần tự luận

Bài 1:

a, A\left( x \right) = \frac{{26}}{5}{x^4} + 16{x^3} - 4{x^2} + 10\(A\left( x \right) = \frac{{26}}{5}{x^4} + 16{x^3} - 4{x^2} + 10\)

b, 1, B\left( x \right) + C\left( x \right) = {x^3} - 11{x^2} + 3x + 1\(B\left( x \right) + C\left( x \right) = {x^3} - 11{x^2} + 3x + 1\)

2, 4.B\left( x \right) - 7.C\left( x \right) = 4{x^3} - 88{x^2} - 21x + 92\(4.B\left( x \right) - 7.C\left( x \right) = 4{x^3} - 88{x^2} - 21x + 92\)

3, 2.B\left( x \right) + 6.C\left( x \right) = 2{x^3} - 6{x^2} + 18x - 30 \Rightarrow m =  - 30\(2.B\left( x \right) + 6.C\left( x \right) = 2{x^3} - 6{x^2} + 18x - 30 \Rightarrow m = - 30\)

Bài 2:

Giá trị1098765
Tần số686745N = 36

Bài 3: Học sinh tự vẽ hình

a, BO vuông góc với AD \Rightarrow \widehat {AOB} = {90^0}\(\Rightarrow \widehat {AOB} = {90^0}\)

Có B, O, E thằng hàng \Rightarrow \widehat {AOE} = {90^0}\(\Rightarrow \widehat {AOE} = {90^0}\)

Xét tam giác ABO và tam giác AEO có:

\widehat {BAO} = \widehat {EAO}\(\widehat {BAO} = \widehat {EAO}\)(AD là phân giác)

AO chung

\widehat {AOB} = \widehat {AOE}\left( { = {{90}^0}} \right)\(\widehat {AOB} = \widehat {AOE}\left( { = {{90}^0}} \right)\)

\Rightarrow \Delta ABO = \Delta AEO\left( {g.c.g} \right)\(\Rightarrow \Delta ABO = \Delta AEO\left( {g.c.g} \right)\)

b, Có \Delta ABO = \Delta AEO\(\Delta ABO = \Delta AEO\)(cmt) \Rightarrow AB = AE\(\Rightarrow AB = AE\)(cạnh tương ứng bằng nhau)

Tam giác ABE là tam giác cân tại A

Lại có AO là đường phân giác \Rightarrow\(\Rightarrow\) AO vừa là đường cao, đường phân giác, đường trung tuyến của tam giác ABE

c, Có AO là đường trung tuyến của tam giác ABE \Rightarrow BO = BE\(\Rightarrow BO = BE\)

Lại có AD vuông góc với BE

\Rightarrow\(\Rightarrow\)AD là đường trung trực của BE

d, Tam giác ABE có:

QO, BK là các đường cao của tam giác và cắt nhau tại M

\Rightarrow\(\Rightarrow\)M là trực tâm của tam giác \Rightarrow\(\Rightarrow\)EM là đường cao của tam giác

\Rightarrow\(\Rightarrow\)ME vuông góc với BC \Rightarrow\(\Rightarrow\) ME//BC

\widehat {MEB} = \widehat {EBC}\(\widehat {MEB} = \widehat {EBC}\)

Bài 4:

24{x^2} + 20x - 7 = 8.\left( {3{x^2} - 5x + 6} \right) - 55 = 8.2 - 55 =  - 39\(24{x^2} + 20x - 7 = 8.\left( {3{x^2} - 5x + 6} \right) - 55 = 8.2 - 55 = - 39\)

--------------

Ngoài đề toán lớp 7 học kì 2 nói trên, các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 2 lớp 7 các môn Toán, Văn, Sử, Địa, Vật Lý, Tiếng Anh và các dạng bài ôn tập môn Ngữ Văn 7, và môn Toán 7. Những đề thi này được VnDoc.com sưu tầm và chọn lọc từ các trường trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 7 những đề ôn thi học kì 2 chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
15
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Toán 7

    Xem thêm