Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Giáo dục công dân lớp 12 bài 2: Thực hiện pháp luật (tiết 2)

Giáo án môn GDCD lớp 12

Giáo án Giáo dục công dân lớp 12 bài 2: Thực hiện pháp luật được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

a) Thực hiên PL là gì? Nội dung các hình thức thực hiện PL? Nêu VD?

b) Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa các hình thức thực hiện PL?

3.Khám phá

4. Kết nối:

Hoạt động của thầy và trò

GV sử dụng ví dụ trong SGK và yêu cầu HS chỉ ra biểu hiện cụ thể của từng dấu hiệu của hành vi vi phạm trong ví dụ đó.

GV giảng:

Các dấu hiệu vi phạm pháp luật:

°Thứ nhất: Là hành vi trái pháp luật.

+ Hành động cụ thể: Nhập cảnh, quá cảnh động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch;…

+ Không hành động: Người kinh doanh không nộp thuế cho Nhà nước (trái với pháp luật về thuế); Người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật không giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân ;...

°Thứ hai: Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

GV có thể yêu cầu HS giải thích rõ: Thế nào là năng lực trách nhiệm p/ lí? Những người nào đủ và không đủ năng lực trách nhiệm p/lí?

GV giảng:

Năng lực trách nhiệm pháp lý: Năng lực trách nhiệm pháp lý của con người phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khoẻ - tâm lý (có bị bệnh về tâm lý làm mất hoặc hạn chế khả năng nhận thức về hành vi của mình hay không).

°Thứ ba: Người vi phạm pháp luật phải có lỗi.

GV nêu câu hỏi: Theo em, bố con bạn A có biết đi xe vào đường ngược chiều là vi phạm pháp luật không? Hành động của bố con bạn A có thể dẫn đến hậu quả như thế nào? Hành động đó cố ý hay vô ý?

GV giảng;

GV rút ra khái niệm vi phạm pháp luật.

Để khắc sâu kiến thức cho HS, GV hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật?

Hoạt động 2: Trách nhiệm pháp lí

GV hỏi: Các vi phạm pháp luật gây hậu quả gì, cho ai? Cần phải làm gì để khắc phục hậu quả đó và phòng ngừa các vi phạm tương tự?

GV giảng:

Trong lĩnh vực PL, thuật ngữ “Trách nhiệm” được hiểu theo hai nghĩa.

-Theo nghĩa thứ nhất, trách nhiệm có nghĩa là chức trách, công việc được giao, là nghĩa vụ mà PL quy định cho các chủ thể pháp luật.

-Theo nghĩa thứ hai, trách nhiệm được hiểu là nghĩa vụ mà các chủ thể phải gánh chịu hậu quả bất lợi khi không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình mà PL quy định. Đây là sự phản ứng của NN đối với những chủ thể có hành vi vi phạm PL gây hậu quả xấu cho xã hội.

Trách nhiệm pháp lý trong bài học được hiểu theo nghĩa thứ hai.

Nội dung kiến thức trọng tâm

2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí

a)Vi phạm pháp luật
­ Thứ nhất, là hành vi trái pháp luật:

- Hành vi trái pháp luật có thể là hành động hoặc không hành động:

+ Hành vi đó có thể là hành động: cá nhân, tổ chức làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật

+ Hành vi trái pháp luật có thể là không hành động: cá nhân, tổ chức không làm những việc phải làm theo quy định của pháp luật

- Hành vi trái pháp luật đó xâm phạm, gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

­ Thứ hai, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

Năng lực trách nhiệm pháp lí của một người phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe – tâm lý. Người có năng lực trách nhiệm pháp lý phải là:

+ Người đã đạt một độ tuổi nhất định theo quy định pháp luật. Ví dụ: Theo quy định của pháp luật, người đủ từ 16 tuổi trở lên có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí hành chính và hình sự.

+ Người có thể nhận thức, điều khiển được hành vi của mình, tự quyết định cách xử sự của mình (không bị bệnh về tâm lí làm mất hoặc hạn chế khả năng nhận thức về hành vi của mình).

­ Thứ ba, người vi phạm pháp luật phải có lỗi.
Lỗi được hiểu là trạng thái tâm lí phản ánh thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình đối với hậu quả của hành vi đó.

Lỗi được thể hiện dưới hai hình thức: lỗi cố ý và lỗi vô ý

=> Kết luận:

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

b.Trách nhiệm pháp lí

Chủ thể vi phạm pháp luật xâm hại đến các quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ, vì thế, nhà nước thông qua pháp luật buộc chủ thể vi phạm phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi vi phạm của mình

­ Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình

­Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm:

+ Buộc cá chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật .

+ Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh, hoặc kiếm chế những việc làm trái pháp luật

5. Thực hành/ Luyện tập

Giáo viên cho tình huống, học sinh động não, phân tích trả lời

Em Tý (5 tuổi), cầm diêm chơi và không may làm cháy đống rơm của nhà hàng xóm, dẫn tới hậu quả là nhà bị cháy. Đây có phải là hành vi vi phạm pháp luật không? Vì sao?

Anh H trên đường đi chơi, đến đèn đỏ và dừng lại đúng quy định, người đằng sau do đi nhanh nên tông phải xe anh H và ngã, bị thương. Anh H thấy nhưng không cứu giúp và bỏ đi. Vậy anh H có vi phạm pháp luật không? Vì sao?

Trường hợp nào trong tình huống 2 anh H sẽ vi phạm pháp luật.

6. Vận dụng:

Học sinh làm bài tập 2, 3 trang 26, SGK

Đọc phần còn lại của bài 2

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo Án GDCD 12

    Xem thêm