Giáo án Khoa học 4 bài 41: Âm thanh

Giáo án Khoa học 4 bài 41

Giáo án Khoa học 4 bài 41: Âm thanh được biên soạn bởi các giáo viên giỏi, giàu kinh nghiệm giảng dạy sẽ là tài liệu bổ ích dành cho các thầy cô tham khảo xây dựng giáo án điện tử lớp 4, giáo án môn Khoa học 4 của mình sinh động và phong phú hơn để hướng dẫn học sinh tiếp thu bài học đạt hiểu quả cao.

KHOA HỌC

Tiết 41: ÂM THANH

I. Mục tiêu:

Giúp HS:

  • KT: Biết được những âm thanh cuộc sống phát ra từ đâu.
    • Biết và thực hiện các cách khác nhau để làm cho vật phát ra âm thanh.
  • KN: Nêu được VD hoặc tự làm thí nghiệm đơn giản chứng minh được mối liên hệ giữa rung động và phát ra âm thanh.
  • TĐ: Yêu âm nhạc

II. Đồ dùng dạy học:

  • Mỗi nhóm chuẩn bị 1 vật dụng có thể phát ra âm thanh.
    • Trống nhỏ, một ít giấy vụn hoặc 1 nắm gạo.
    • Một số vật khác để tạo ra âm thanh:kéo, lược, compa, hộp bút, …
    • Ống bơ, thước, vài hòn sỏi.
  • Chuẩn bị chung:
    • Đài, băng cat- xét ghi âm thanh của: Sấm, sét, động cơ, …
    • Đàn ghi- ta.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của HS

1. Ổn định

2. KTBC:

- Gọi HS lên trả lời câu hỏi:

+ Chúng ta nên làm gì để bảo vệ bầu không khí trong lành?

+ Tại sao phải bảo vệ bầu không khí trong lành?

- GV nhận xét, ghi điểm.

3. Tiết mới:

* Giới thiệu Tiết:

- GV hỏi: Tai dùng để làm gì?

Hằng ngày, tai của chúng ta nghe được rất nhiều âm thanh trong cuộc sống. Những âm thanh ấy được phát ra từ đâu? Làm thế nào để chúng ta có thể làm cho vật phát ra âm thanh? Cac em cùng tìm hiểu qua Tiết học hôm nay.

*Hoạt động 1: Tìm hiểu các âm thanh xung quanh

- GV yêu cầu: Hãy nêu các âm thanh mà em nghe được và phân loại chúng theo các nhóm sau:

+ Âm thanh do con người gây ra.

+ Âm thanh không phải do con người gây ra.

+ Âm thanh thường nghe được vào buổi sáng.

+ Âm thanh thường nghe được vào ban ngày.

+ Âm thanh thường nghe được vào ban đêm.

- GV nêu: có rất nhiều âm thanh xung quanh ta. Hằng ngày, hàng giờ tai ta nghe được những âm thanh đó. Sau đây chúng ta cùng thực hành để làm một số vật phát ra âm thanh.

*Hoạt động 2: Các cách làm vật phát ra âm thanh.

- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm 4 HS.

- Nêu yêu cầu: Hãy tìm cách để các vật dụng mà em chuẩn bị như ống bơ, thước kẻ, sỏi, kéo, lược , … phát ra âm thanh.

- GV đi giúp đỡ từng nhóm HS.

- Gọi HS các nhóm trình bày cách của nhóm mình.

- GV nhận xét các cách mà HS trình bày và hỏi: Theo em, tại sao vật lại có thể phát ra âm thanh?

- GV chuyển hoạt động: Để biết nhờ đâu mà vật phát ra âm thanh, chúng ta cùng làm thí nghiệm.

Ø Hoạt động 3: Khi nào vật phát ra âm thanh.

- GV: Các em đã tìm ra rất nhiều cách làm cho vật phát ra âm thanh. Âm thanh phát ra từ nhiều nguồn với những cách khác nhau. Vậy có điểm chung nào khi âm thanh phát ra hay không? Chúng ta cùng theo dõi thí nghiệm.

ØThí nghiệm 1:

- GV nêu thí nghiệm: Rắc một ít hạt gạo lên mặt trống và gõ trống.

- GV yêu cầu HS kiểm tra các dụng cụ thí nghiệm và thực hiện thí nghiệm. Nếu không đủ dụng cụ thì GV thực hiện trước lớp cho HS quan sát.

- GV yêu cầu HS quan sát hiện tượng xảy ra khi làm thí nghiệm và suy nghĩ, trao đổi trả lời câu hỏi:

+ Khi rắc gạo lên mặt trống mà không gõ trống thì mặt trống như thế nào?

+ Khi rắc gạo và gõ lên mặt trống, mặt trống có rung động không? Các hạt gạo chuyển động như thế nào?

+ Khi gõ mạnh hơn thì các hạt gạo chuyển động như thế nào?

+ Khi đặt tay lên mặt trống đang rung thì có hiện tượng gì?

ØThí nghiệm 2:

- GV phổ biến cach làm thí nghiệm: Dùng tay bật dây đàn, quan sát hiện tượng xảy ra, sau đó đặt tay lên dây đàn và cũng quan sát hiện tượng xảy ra.

- Yêu cầu HS đặt tay vào yết hầu mình và cả lớp cùng nói đồng thanh: Khoa học thật lí thú.

+ Khi nói, em có cảm giác gì?

+ Khi phát ra âm thanh thì mặt trống, dây đàn, thanh quản có điểm chung gì?

- Kết luận: Âm thanh do các vật rung động phát ra. Khi mặt trống rung động thì trống kêu. Khi dây đàn rung động thì phát ra tiếng đàn. Khi ta nói, không khí từ phổi đi lên khí quản làm cho các dây thanh rung động. Rung động này tạo ra âm thanh. Khi sự rung động ngừng cũng có nghĩa là âm thanh sẽ mất đi. Có những trường hợp sự rung động rất nhỏ mà ta không thể nhìn thấy trực tiếp như: 2 viên sỏi đập vào nhau, gõ tay lên mặt bàn, sự rung động của màng loa, … Nhưng tất cả mọi âm thanh phát ra đều do sự rung động của các vật.

4.Củng cố

GV cho HS chơi trò chơi: Đoán tên âm thanh.

- GV phổ biến luật chơi:

+ Chia lớp thành 2 nhóm.

+ Mỗi nhóm có thể dùng bất cứ vật gì để tạo ra âm thanh. Nhóm kia đoán xem âm thanh đó do vật nào gây ra và đổi ngược lại. Mỗi lần đoan đúng tên vật được cộng 2 điểm, đoán sai trừ 1 điểm.

+ Tổng kết điểm.

+ Tuyên dương nhóm thắng cuộc.

5. Dặn dò

- Về học tiết và chuẩn bị tiết sau.

- Nhận xét tiết học.

- HS trả lời câu hỏi.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

- Tai dùng để nghe.

- Lắng nghe.

- HS tự do phát biểu.

+ Âm thanh do con người gây ra: tiếng nói, tiếng hát, tiếng khóc của trẻ em, tiếng cười, tiếng động cơ, tiếng đánh trống, tiếng đàn, lắc ống bơ, mở sách, …

+ Âm thanh thường nghe được vào buổi sáng sớm: tiếng gà gáy, tiếng loa phát thanh, tiếng kẻng, tiếng chim hót, tiếng còi, xe cộ, …

+ Âm thanh thường nghe được vào ban ngày: tiếng nói, tiếng cười, tiếng loa đài, tiếng chim hót, tiếng xe cộ, …

+ Âm thanh thường nghe được vào ban đêm: tiếng dế kêu, tiếng ếch kêu, tiếng côn trùng kêu, …

- HS nghe.

- HS hoạt động nhóm 4.

- Mỗi HS nêu ra một cách và các thành viên thực hiện.

- HS các nhóm trình bày cách làm để tạo ra âm thanh từ những vật dụng mà HS chuẩn bị.

+ Cho hòn sỏi vào trong ống bơ và dúng tay lắc mạnh.

+ Dùng thước gõ vào thành ống bơ.

+ Dùng 2 hòn sỏi cọ vào nhau.

+ Dùng kéo cắt 1 mẫu giấy.

+ Dùng lược chải tóc.

+ Dúng bút để mạnh lên bàn.

+ Cho bút vào hộp rồi cầm hộp lắc mạnh…

- HS trả lời:

+ Vật có thể phát ra âm thanh khi con người tác động vào chúng.

+ Vật có thể phát ra âm thanh khi chúng có sự va chạm với nhau.

- HS nghe.

- HS nghe.

- HS nghe GV phổ biến cách làm thí nghiệm.

- Kiểm tra dụng cụ và làm theo nhóm.

- Quan sát, trao đổi và trả lời câu hỏi.

+ Khi rắc gạo lên mặt trống mà không gõ thì mặt trống không rung, các hạt gạo không chuyển động.

+ Khi rắc gạo lên mặt trống và gõ lên mặt trống, ta thấy mặt trống rung lên, các hạt gạo chuyển động nảy lên và rơi xuống vị trí khác và trống kêu.

+ Khi gõ mạnh hơn thì các hạt gạo chuyển động mạnh hơn, trống kêu to hơn.

+ Khi đặt tay lên mặt trống đang rung thì mặt trống không rung và trống không kêu .

- Một số HS thực hiện bật dây đàn, sau đó lại đặt tay lên dây đàn như hướng dẫn.

- HS cả lớp quan sát và nêu hiện tượng:

+ Khi bật dây đàn thấy dây đàn rung và phát ra âm thanh.

+ Khi đặt tay lên dây đàn thì dây không rung nữa và âm thanh cũng mất.

- Cả lớp làm theo yêu cầu.

+ Khi nói, em thấy dây thanh quản ở cổ rung lên.

- Khi phát ra âm thanh thì mặt trống, dây đàn, thanh quản đều rung động.

- HS nghe.

- HS tham gia trò chơi.

- HS nghe.

Đánh giá bài viết
24 12.735
Sắp xếp theo

    Giáo án điện tử Khoa học 4

    Xem thêm