Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Vật lý 7 bài 3: Ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng

GIÁO ÁN VẬT LÝ 7

Giáo án Vật lý 7 bài 3: Ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng được biên soạn chi tiết với đầy đủ các nội dung giúp các em học sinh vận dụng được định luật truyền thẳng ánh sáng giải thích một số hiện tượng trong thực tế và hiểu được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng. Sau đây mời các em học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo.

Giáo án Vật lý 7 Bài 1

Giáo án Vật lý 7 bài 2: Sự truyền ánh sáng

Giáo án Vật Lý 7 cả năm

BÀI 3: ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG

A/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nhận biết được bóng tối, bóng nửa tối và giải thích được vì sao có hiện tượng nhật thực, nguyệt thực.

2. Kĩ năng: Vận dụng định luật truyền thẳng ánh sáng. Giải thích một số hiện tượng trong thực tế và hiểu được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng của ánh sáng.

3. Thái độ: Biết vận dụng vào cuộc sống.

B/ CHUẨN BỊ: Đối với mỗi nhóm

- 1 đèn pin, bóng đèn 220v-40w, 1 vật cản bằng bìa, màn chắn sáng, H3.3, 3.4 SGK.

C/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Ổn định: 1'

Kiểm tra bài cũ: 4'

Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng? Thế nào là chùm sáng song song, hội tụ, phân kì?

HOẠT ĐỘNG CỦA GVHOẠT ĐỘNG CỦA HSGHI BẢNG

Hoạt động 1: (15')

Tìm hiểu bóng tối, bóng nửa tối

GV: Đặt vấn đề như SGK.

GV: Giới thiệu dụng cụ TN, h/d các nhóm bố trí tiến hành TN như hình 3.1 SGK.

GV: Yêu cầu HS trả lời C1: Vì sao các vùng đó lại tối hoặc sáng?

GV: Cho HS điền từ phần nhận xét GV khắc sâu k/n "bóng tối" cho HS lấy VD.

GV: H/d HS bố trí, tiến hành TN như h3.2 SGK.

GV: nhấn mạnh cho HS: nguồn sáng TN2 lớn hơn ở TN1 xuất hiện vùng bóng nửa tối.

GV: cho HS trả lời C2: Tại sao xuất hiện vùng bóng nửa tối?

GV: Cho HS điền từ nhận xét nhấn mạnh k/n "bóng nửa tối".

HS: Tiến hành bố trí TN

Thảo luận trả lời C1.

HS: Điền từ phần nhận xét lấy VD bóng tối.

HS: Tiến hành TN như h3.2.

HS: Dựa vào TN trả lời C2 điền từ phần nhận xét.

I. Bóng tối – Bóng nửa tối

1. Thí nghiệm 1 (SGK/9)

* Nhận xét:

- Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có 1 vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới gọi là bóng tối.

2. Thí nghiệm 2: (SGK/9)

* Nhận xét:

- Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có 1 vùng chỉ nhận được ánh sáng từ 1 phần của nguồn sáng truyền tới gọi là bóng nửa tối.

Hoạt động 2: (12')

Nhật thực – Nguyệt thực

GV: Mặt trăng, Mặt trời và Trái đất hoạt động như thế nào?

GV: Cho HS tự đọc nghiên cứu SGK mục II.

GV: Treo hình vẽ h3.3 cho HS chỉ ra trên TĐ đâu là vùng bóng tối, vùng bóng nửa tối?

GV: Nhắc lại nhật thực toàn phần, nhật thực 1 phần cho HS trả lời C3 GV nhận xét bổ sung.

GV: Cho HS quan sát h3.4 nhận xét vị trí Mặt trăng, Mặt trời và Trái đất? Về đêm tại sao ta thấy Mặt trăng sáng?

GV: Giới thiệu hiện tượng Nguyệt thực cho HS trả lời C4.

HS: Đọc SGK thảo luận chỉ ra bóng tối, bóng nửa tối.

HS: Thảo luận trả lời C3.

HS: Quan sát h3.4 trả lời câu hỏi của GV q/s h3.4 trả lời C4.

II. Nhật thực – Nguyệt thực

- Nhật thực toàn phần (hay 1 phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay bóng nửa tối) của Mặt trăng trên Trái đất.

- Nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái đất che khuất không được Mặt trăng chiếu sáng.

Hoạt động 3: (8')

Vận dụng

GV: Cho HS trả lời C5, C6.

GV: Giới thiệu hiện tượng nguyệt thực 1 phần.

HS: Trả lời C5, C6

Củng cố: 3'

  • Với điều kiện nào của nguồn sáng thì xuất hiện bóng nửa tối?
  • Khi nào xảy ra Nhật thực, Nguyệt thực?

Hướng dẫn về nhà: 2' BT: 3.13.4/5 SBT

  • Đọc trước : "Định luật phản xạ ánh sáng".
  • Tìm hiểu: Gương phẳng? ĐL phản xạ ánh sáng? Cách biểu diễn gương phẳng và các tia sáng?
  • HD bài 3.3: Vì vào những đêm rằm âm lịch thì Trái đất – Mặt trăng – Mặt trời thẳng hàng.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Vật lý lớp 7

    Xem thêm