Hãy trình bày những cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên và tâm hồn nhà thơ ẩn trong đó qua các tác phẩm văn học mà em biết

Những bài văn mẫu hay lớp 8

Văn mẫu lớp 8: Hãy trình bày những cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên và tâm hồn nhà thơ ẩn trong đó qua các tác phẩm văn học mà em biết gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Đề bài: Hãy trình bày những cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên và tâm hồn nhà thơ ẩn trong đó qua các tác phẩm văn học mà em biết

Hướng dẫn

Chợt đám mây dừng lại trên trời cao, chợt bông hoa nghiêng mình trong nắng sớm, chợt tiếng chim sơn ca náo nức gọi xuân về, tết cả đã thành thơ, tất cả đã bước vào trang thơ đầy hương, đầysắc màu. Thiên nhiên đẹp lắm, bức tranh thiên nhiên như sống dậy bởi hồn người, như được dệt bằng những vần thơ sống động. Từ một nhành hoa, một vệt nắng, đều ẩn chứa tâm hồn sâu kín của nhà thơ. Thiên nhiên do đó là khía cạnh nội dung vừa phong phú vừa đẹp đẽ trong thi ca mọi thời và thơ ca Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám cũng vậy.

Các thi sĩ thường coi thiên nhiên là người bạn chia vui sẻ buồn. Hàn Mặc Tử đón nhận cảnh xuân sang bằng nắng ửng lên giàn hoa thiên lí, bằng làn gió tinh nghịch đùa giỡn bên tà áo ai đó:

Trong làn nắng ửng khói mơ tan

Đôi mái nhà tranh lấm tấm vầng

Sột soạt gió trêu tà áo biếc

Trên giàn thiên lí: bóng xuân sang.

(Mùa xuân chín)

Mùa xuân bước nhẹ trên vần thơ, mùa xuân là nơi để người thi sĩ say sưa gửi tâm hồn mình vào đó. Cảnh xuân đẹp là thế, sống động là thế, mang đến sự sống trẻ trung trên nhành cây, trên vạn vật. Mùa xuân về, sao không có bướm, có hoa xoan nở mà chỉ thấy nắng xuân lấm tấm trên mái nhà tranh, chỉ thấy làn gió xuân tinh nghịch, chỉ thấy giàn thiên lí thay màu lá mới và ngào ngạt hương thơm. Tâm hồn nhà thơ bay theo gió, hòa trong nắng mới vàng hoe, dập dờn trên cánh hoa thiên lí.

Cảnh thật đẹp, thật nên thơ, ta đâu quên được xứ Huế mộng mơ trong thơ Hàn Mặc Tử:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

(Đây thôn Vĩ Dạ)

Về nơi thôn Vĩ Dạ, cảnh phô ra bao sắc màu. Hàn Mặc Tử tưởng tượng thấy nắng mới lên trên hàng cau cao vút, thấy khu vườn xanh như ngọc bích thật đẹp, thật sáng trong, tinh khiết. Xứ Huế ơi! Nơi có thôn Vĩ Dạ, đẹp ban ngày, mộng về ban đêm.

Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay.

(Đây thôn Vĩ Dạ)

Cảnh Huế về đêm thật đẹp nhưng chất chứa nỗi buồn cô đơn. Gió đi một đằng, mây đi một nẻo, tản mạn chia li. Nước cũng buồn thiu, bên bờ sông có hoa bắp lay uể oải. Nhà thư buồn, buồn vì “nhân tình thế thái” buồn vì mảnh tình riêng tư. Nỗi buồn đó trào ra từ cảnh:

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đương chín trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngăn.

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào.

(Khi con tu hú)

Tiếng tu hú vang lên náo nức gọi bầy, báo hiệu hè về trên đồng quê yên ả. Tiếng tu hú vang vào trong tù lay động cảnh quan của TốHữu, người chiến sĩ cách mạng đang bị giam cầm trong đó. Qua tiếng chim, Tố Hữu cảm nhận được mùa hè bằng lúa chiêm đương mấy hạt, bằng trái cây mộng quả lắc lư trên cành cao, bằng tiếng ve ngân rộn ràng, bằng bắp cây mang màu vàng mẩy, bằng sắc nắng hồng tươi và con diều sáo đang nhào lộn trên bầu trời xanh cao rộng.

Mùa hè được cảm nhận gián tiếp mà bức tranh hè về thật đẹp, thật sống động, nên thơ:

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không.

(Khi con tu hú)

Không phải ở trên lầu để ngắm cánh đồng, vườn cây, sân bắp và đôi con diều sáo nhởn nhơ trên trời cao, mà nhà thơ đang nằm trong tù hình dung, tưởng tượng ra. Nhà tù chỉ giam cầm được thể xác chứ không ngăn cản dược tâm hồn nhà thơ. Cảnh tù thật ngột ngạt, tâm hồn thi sĩ vẫn vượt ra ngoài, trong cảnh mùa hè, bồng bềnh, lửng lơ.

Thiên nhiên đẹp là thế, sông động là thế, cảnh có tình cảnh mới thực, mới gần gũi với con người. Bác Hồ -người chiến sĩ cách mạng tuy ở trong tù nhưng lòng mình vẫn hướng về quê hương đất nước, vẫn tha thiết với cảnh thiên nhiên đẹp đẽ bên ngoài:

Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

(Ngắm trăng)

Người xưa thường “uống rượu ngâm thơ chờ hoa quỳnh nở” đó là thú vui của những bậc hiền nhân quân tử, sống thanh bạch. Nhưng đối với Bác, rượu đâu có mà dùng, hoa quỳnh đâu có mà ngắm, chỉ cọ ánh trăng lửng lơ trên vòm trời cao, rải những tia nắng mờ ảo xuống chốn lao tù buồn tẻ âm u. Cảnh làm Bác quên đi những gì mệt nhọc, cảnh tìm đến Bác, xum vầy bên Bác. Ánh trăng và Bác hòa vào nhau gắn bó thiết tha, như người bạn tri kỉ, gần gũi. Và đây nữa, một bài thơ thiên nhiên thật hay của Bác.

Mặc dù bị trói chân tay

Chim ca rộn núi, hương bay ngát rừng

Vui say ai cấm ta đừng

Đường xa âu cũng bớt chừng quanh hiu.

(Trên đường đi)

Niềm lạc quan là nét nổi bật trong thơ Bác. Dù chân tay bị trói, bị xiềng, nhưng Người vẫn hòa mình vào thiên nhiên. Đâu đó có tiếng chim ca rộn núi, đâu đó có hương thơm ngào ngạt của hoa rừng. Tất cả đều vui với Bác, tất cả đều quyện trong tâm hồn Bác, xa mà gần, tuy hai mà một.

Bác yêu thiên nhiên, mặc cho giam cầm về thể xác, mặc cho gian khổ của tù lao, có ai có thể tách thiên nhiên ra được, có ai có thể ngăn cản được tâm hồn Bác gắn bó với thiên nhiên?

Rõ ràng thiên nhiên bao giờ cũng đẹp, bức tranh thiên nhiên bao giờ cũng gắn bó với tâm hồn người thi sĩ. Thiên nhiên như một tinh hoa để con người hưởng thụ, và gửi gấm tình cảm của mình vào nó. Tự ngàn xưa đến nay, thiên nhiên đã và vẫn bước vào thơ ca, và thơ ca vẫn ca ngợi thiên nhiên như người bạn muôn đời của mình. Cảnh có đẹp thì vần thơ mới sáng, cảnh có tình thì vần thơ mới thực, mới lung linh. Thiên nhiên thực sự đã chắp cánh cho cảnh và cho tình bay bổng trong những trang thơ hay của muôn đời.

Đánh giá bài viết
1 51
Sắp xếp theo

    Học tốt Ngữ Văn lớp 8

    Xem thêm