Lý thuyết hóa 12 chương 1: Este -Lipit đầy đủ nhất
Tổng hợp kiến thức hóa 12 chương 1
Lý thuyết hóa 12 chương 1: Este -Lipit đầy đủ nhất được VnDoc biên soạn gửi tới các bạn học sinh là tổng hợp trọng tâm kiến thức hóa 12 chương 1, giúp các bạn học sinh hệ thống được một cách tốt nhất nội dung bài học. Mời các bạn tham khảo.
A. ESTE.
I. KHÁI NIỆM, DANH PHÁP
1. Khái niệm.
Tổng quát: RCOO + R'OH \(\overset{t^{\circ },H_{2} SO_{4} }{\rightleftharpoons}\) RCOOR' + H2O
Khi thay thế nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR’ thì được este.
CTCT của este đơn chức: RCOOR’
R: gốc hiđrocacbon của axit hoặc H. R’: gốc hiđrocacbon của ancol (R # H)
Đối với hợp chất chứa các nguyên tố C, H hoặc C, H, O thì CTTQ là CnH2n+2-2kOz ( trong đó k là độ bất bão hòa và k = π + v). Nên ta có các CTTQ của este như sau:
- CTCT chung của este no đơn chức (k=1 và z = 2): CnH2n+1COOCmH2m+1 (n ≥ 0, m ≥ 1) hoặc CnH2nO2 (n ≥ 2) hoặc RCOOR’ với R và R’ là những gốc HC no, R’ có thể là H
- CTTQ của este không no, 1 liên kết đôi, đơn chức là ( k=2): CnH2n-2O2 (n≥3) hoặc RCOOR’ với R hoặc R’ có chứa nối đôi.
2. Danh pháp:
- Tên gọi este: Tên gốc hiđrocacbon R’ + tên anion gốc axit (đuôi “at”).
Tên gốc axit: Xuất phát từ tên của axit tương ứng, thay đuôi ic→at.
Thí dụ: CH3COOCH2CH2CH3: propyl axetat. HCOOCH3: metyl fomat
Tên một số gốc hợp chất
* Gốc HC no:
- CH3- metyl
- CH2- metylen
- C2H5- etyl
- CH3CH2CH2- propyl
- CH3CH(CH3)- isopropyl
- CH3CH2CH2CH2- butyl
- CH3CH(CH3)CH2- isobutyl
- CH3CH2CH(CH3)- secbutyl
- (CH3)3CH- tert-butyl
- CH3CH2CH2CH2CH2- pentyl
- CH3CH(CH3)CH2CH2- isoamyl
*Gốc HC không no:
- CH2=CH- vinyl
- CH2=CH-CH2- anlyl
*Gốc HC thơm
- C6H5- phenyl
- C6H5-CH2- benzyl
Tên một số axit hữu cơ thường gặp:
- Một số axit hữu cơ đơn chức
H-COOH: Axit metanoic (Axit fomic)
CH3COOH: Axit etanoic (axit axetic)
CH3CH2COOH: Axit propanoic (C2H5COOH; C3H6O2 Axit propionic; Axit metylaxetic)
CH3CH2CH2COOH: Axit butanoic (C3H7COOH; C4H8O2 Axit butiric; Axit etylaxetic)
CH3-CH(CH3)-COOH: Axit 2-metylpropanoic (C3H7COOH; C4H8O2 Axit isobutiric)
CH3CH2CH2CH2COOH: Axit pentanoic (C4H9COOH; C5H10O2 Axit valeric)
CH3-CH(CH3)-CH2-COOH: Axit 3-metylbutanoic (C4H9COOH; C5H10O2 Axit isovaleric)
CH3CH2CH2CH2CH2COOH: Axit hexanoic (C5H11COOH; C6H12O2 Axit caproic)
CH3CH2CH2CH2CH2CH2COOH: Axit heptanoic (C6H13COOH; C7H14COOH Axit enantoic)
CH3[CH2]6COOH: Axit octanoic (C7H13COOH; C8H14O) Axit caprilic)
CH3[CH2]7COOH: Axit nonanoic (C8H17COOH; C9H18O2 Axit pelacgonic)
CH3[CH2]8COOH: Axit decanoic (C9H19COOH; C10H20O2 Axit capric)
- Một số axit béo thường gặp (axit béo cao, gặp trong chất béo,)
C13H27COOH Axit miristic; Axit tetradecanoic
C15H31COOH Axit panmitic; Axit hexadecanoic
C15H29COOH Axit panmitoleic
C17H35COOH Axit stearic; Axit octadecanoic
C17H33COOH Axit oleic; Axit cis-9-octadecenonic
C17H31COOH Axit linoleic; Axit cis, cis-9, 12-octadecadienoic
C17H29COOH Axit linolenic; Axit cis, cis, cis–9, 12, 15-octadecatrienoic
- Một số axit hữu cơ đơn chức không no
CH2=CH-COOH Axit propenoic; Axit acrylic
CH2=C(CH3)-COOH Axit 2- metylpropenoic; Axit metacrylic
CH3-CH=CH-COOH Axit 2-butenoic; Axit crotonic (dạng trans)
CH2=CH-CH2-COOH Axit 3-butenoic; Axit vinylaxetic
CH2=CH-CH2-CH2-COOH Axit 4-pentenoic; Axit alylaxetic
CH3-C≡C-COOH Axit 2-butinoic; Axit tetrolic
CH≡C-COOH Axit propinoic; Axit propiolic
- Một số axit hữu cơ đa chức
HOOC-COOH Axit etandioic; Axit oxalic
HOOC-CH2-COOH Axit propandoic; Axit malonic
HOOC-CH2-CH2-COOH Axit butandioic; Axit sucxinic (Axid succinic)
HOOC-(CH2)3-COOH Axit pentandioic; Axit glutaric
HOOC-(CH2)4-COOH Axit hexandioic; Axit adipic (Axid adipic)
HOOC-(CH2)5-COOH Axit heptandioic; Axit pimelic
HOOC-(CH2)6-COOH Axit octandioic; Axit suberic; Axit terephtalic;
HOOC-C6H4-COOH Axit p – benzendicacboxilic; 1,4 – Ðicacboxibenzen
- Một số axit hữu cơ tạp chức
CH3-CH(OH)-COOH Axit lactic; Axit 2-hidroxipropanoic; Axit α-hidroxipropionic
HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH Axit glutamic; Axit α-aminoglutaric; Axit 2-aminopentandioic
CH2(OH)-[CH(OH)]4-COOH Axit gluconic; Axit 2,3,4,5,6-hexahidroxihexanoic
HOOC-CH2-(HO)C(COOH)-CH2-COOH Axit xitric (Axid citric); Axit limonic; Axit 2-hidroxi-1,2,3-propantricacboxilic
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
- Các este là chất lỏng hoặc chất rắn trong điều kiện thường, hầu như không tan trong nước.
- Có nhiệt độ sôi thấp hơn hẳn so với các axit đồng phân hoặc các ancol có cùng khối lượng mol phân tử hoặc có cùng số nguyên tử cacbon.
Thí dụ:
CH3CH2CH2COOHb(M = 88) =163,5oC; Tan nhiều trong nước
CH3[CH2]3CH2OH (M = 88), = 132oC; tan ít trong nước
CH3COOC2H5 (M = 88), = 77oC Không tan trong nước
Nguyên nhân: Do giữa các phân tử este không tạo được liên kết hiđro với nhau và liên kết hiđro giữa các phân tử este với nước rất kém.
Các este thường có mùi đặc trưng: isoamyl axetat có mùi chuối chín, etyl butirat và etyl propionat có mùi dứa; geranyl axetat có mùi hoa hồng…
III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC
1. Thuỷ phân trong môi trường axit.
RCOOR’ + H2O \(\overset{H_{2} SO_{4} , t^{\circ } , xt}{\rightleftharpoons}\)RCOOH + R’OH
CH3COOC2H5 + NaOH \(\overset{H_{2} SO_{4} , xt, t^{\circ } }{\rightleftharpoons}\) CH3COONa + C2H5OH
* Đặc điểm của phản ứng: Thuận nghịch và xảy ra chậm
2. Thuỷ phân trong môi trường bazơ (Phản ứng xà phòng hoá)
\(C{H_3}COO{C_2}{H_5} + NaOH\overset{H_{2} SO_{4} , t^{\circ } , xt}{\rightleftharpoons} % MathType!MTEF!2!1!+- C{H_3}COONa + {C_2}{H_5}OH\)
Đặc điểm của phản ứng: Phản ứng chỉ xảy ra 1 chiều.
IV. ĐIỀU CHẾ
1. Phương pháp chung: Bằng phản ứng este hoá giữa axit cacboxylic và ancol.
\(RCOOH + R'OH\overset{H_{2} SO_{4} , t^{\circ } , xt}{\rightleftharpoons} % MathType!MTEF!2!1!+- RCOOR' + {H_2}O\)
2. Phương pháp riêng: Điều chế este của ancol không bền bằng phản ứng giữa axit cacboxylic và ankin tương ứng.
V. ỨNG DỤNG
Dùng làm dung môi để tách, chiết chất hữu cơ (etyl axetat), pha sơn (butyl axetat),...
Một số polime của este được dùng để sản xuất chất dẻo như poli(vinyl axetat), poli (metyl metacrylat),.. hoặc dùng làm keo dán.
Một số este có mùi thơm, không độc, được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm (benzyl fomat, etyl fomat,..), mĩ phẩm (linalyl axetat, geranyl axetat,…)
Để tham khảo toàn bộ lý thuyết Hóa 12 chương 1: Este - Lipit mời các bạn ấn link TẢI VỀ phía dưới.
..................
Trên đây VnDoc đã gửi tới bạn đọc Lý thuyết hóa 12 chương 1: Este -Lipit đầy đủ nhất. Nội dung tài liệu bám sát lý thuyết hóa 12 hữu cơ, kèm theo các ví dụ minh họa giúp bạn đọc dễ dàng theo dõi. Các bạn có thể các em cùng tham khảo thêm một số tài liệu liên quan hữu ích trong quá trình học tập như: Giải bài tập Hóa 12, Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12 ,....
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu ôn tập THPT Quốc gia miễn phí trên Facebook: Quyết tâm đỗ Đại Học Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu, đề thi mới nhất.