Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Minh Thong Nguyen ... Hóa học

Một loại hợp kim nhẹ, bền được sử dụng rộng rãi trong kĩ thuật hàng không chứa hai nguyên tố A, B đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì

của bảng tuần hoàn và có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 25.

a) Viết cấu hình electron, từ đó xác định vị trí của hai nguyên tố A và B trong bảng tuần hoàn.

b) So sánh tính chất hóa học của A với B và giải thích.

a) Gọi số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tố A là Z.

3
3 Câu trả lời
  • Thần Rồng
    Thần Rồng

    a) Gọi số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tố A là Z.

    Hai nguyên tố A, B đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn nên số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tố B là Z + 1.

    Theo bài ra: Z + (Z + 1) = 25 ⇒ Z = 12

    ⇒ Cấu hình electron của A (Z = 12) là 1s22s22p63s2.

    Cấu hình electron của B (Z = 13) là 1s22s22p63s23p1.

    ⇒ Nguyên tố A (Mg) thuộc ô số 12, chu kì 3, nhóm IIA.

    Nguyên tố B (Al) thuộc ô số 13, chu kì 3, nhóm IIIA.

    b) Nguyên tử A có 2 electron lớp ngoài cùng nên A là kim loại.

    Nguyên tử B có 3 electron lớp ngoài cùng nên B là kim loại.

    Nguyên tố B kế tiếp nguyên tố A trong một chu kì nên tính kim loại giảm dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân

    ⇒ Tính kim loại: A > B

    0 Trả lời 10/08/22
    • chouuuu ✔
      chouuuu ✔

      Theo giải thiết ta có ZA + ZB = 25

      Giả sử ZA > ZB => ZA = ZB + 1

      Ta có ZB + 1 + ZB = 25

      => ZB = 12 => ZA = 13

      - Cấu hình electron của nguyên tố B (Z = 12): 1s22s22p63s2. B nằm ở ô số 12, chu kì 3, nhóm IIA.

      - Cấu hình electron của nguyên tố A (Z = 13): 1s22s22p63s23p1. A nằm ở ô số 13, chu kì 3, nhóm IIIA.

      b) Do B và A nằm trong cùng một chu kì, ZB < ZA => Tính kim loại của B mạnh hơn A

      0 Trả lời 10/08/22
      • Heo Ú
        Heo Ú

        a) Gọi số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tố A là Z.

        A, B đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn => ZB= Z + 1.

        Theo bài ra: Z + (Z + 1) = 25 ⇒ Z = 12

        ⇒ Cấu hình e:

        A (Z = 12) là 1s22s22p63s2.

        B (Z = 13) là 1s22s22p63s23p1.

        Vậy ta có:

        A (Mg) thuộc ô số 12, chu kì 3, nhóm IIA.

        B (Al) thuộc ô số 13, chu kì 3, nhóm IIIA.

        b) Nguyên tử A có 2 electron lớp ngoài cùng => A là kim loại.

        Nguyên tử B có 3 electron lớp ngoài cùng => B là kim loại.

        Nguyên tố B kế tiếp nguyên tố A trong một chu kì nên tính kim loại giảm dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân

        ⇒ Tính kim loại A mạnh hơn B

        0 Trả lời 11/08/22

        Hóa học

        Xem thêm