Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Ngoc Kim Văn học

"Nguồn gốc cốt yêu của văn chương là lòng người"

(Hoài Thanh - Ý nghĩa văn chương)

Em hiêu nhận định đó như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua bài thơ "Ông Đồ" của nhà thơ Vũ Đình Liên

3
3 Câu trả lời
  • Cún ngốc nghếch
    Cún ngốc nghếch

    1. Giải thích ý kiến

    - Văn chương: chỉ các tác phẩm văn học nói chung; nguồn gốc cốt yếu: nguồn gốc quan trọng để sáng tạo nên một tác phẩm văn học; Lòng thương người là phẩm chất cốt lõi, là tiêu chuẩn cho một tác phẩm văn học chân chính.

    ->Ý kiến của Hoài Thanh khẳng định giá trị nội dung tư tưởng của tác phẩm văn chương, khẳng định nguồn gốc cốt yếu của các tác phẩm văn học chính là lòng yêu thương con người.

    2. Phân tích, chứng minh

    a. Khái quát

    - Tác phẩm là tiếng nói của tâm hồn, cảm xúc của người sáng tác, được hình thành, nảy nở từ tình cảm của tác giả đối với cuộc sống, con người, quan trọng nhất là tình thương.

    - Từ hoàn cảnh ra đời, nêu nội dung tác phẩm có liên quan đến nhận định.

    b. Chứng minh nhận định qua bài thơ Ông đồ

    - Lòng yêu thương con người thể hiện qua sự trân trọng, ngợi ca vị thế của ông đồ thời quá khứ:

    + Xuất hiện trong khung cảnh đông vui, nhộn nhịp: tết đến, hoa đào nở, phố xá tưng bừng, màu sắc tươi tắn, rực rỡ.

    + Ông đồ với sự tài hoa khéo léo trở thành trung tâm chú ý, là đối tượng ngưỡng mộ, tôn vinh của mọi người.

    -> Biểu tượng của nét đẹp văn hoá - tâm linh người Việt một thời. (Dẫn chứng 2 khổ thơ đầu)

    - Lòng yêu thương được thể hiện qua niềm thương cảm, xót xa trước tình cảnh đáng thương của ông đồ thời bị quên lãng:

    + Ông đồ vẫn là hình ảnh trung tâm nhưng mọi sự đã thay đổi. Ông đồ "vẫn ngồi đấy", giữa phố xá đông đúc người qua lại nhưng lẻ loi, lạc lõng, không ai biết, "không ai hay".

    + Nỗi buồn tủi, xót xa thấm đẫm lên cả những vật vô tri vô giác. Ông đồ "ngồi đấy" chứng kiến và nếm trải tấn bi kịch của cả một thế hệ, sự tàn tạ, suy sụp hoàn toàn của nền Nho học. Đó là nỗi đau đớn ngậm ngùi của lớp nhà nho buổi giao thời. (Dẫn chứng 2 khổ thơ tiếp)

    - “Ông đồ” thể hiện niềm thương cảm, xót xa và nhớ tiếc của tác giả về vẻ đẹp của một thời đã qua:

    + Tết lại đến, quy luật thiên nhiên vẫn tuần hoàn, nhưng "Không thấy ông đồ xưa". Hình ảnh "người muôn năm cũ" gợi lên niềm cảm thương, tiếc nuối vô hạn. Đó là nỗi day dứt, tiếc nhớ, thương xót ngậm ngùi của tác giả và cũng là của cả một thế hệ các nhà thơ mới, là nỗi mong ước tìm lại, gặp lại vẻ đẹp của một thời đã qua.

    -> Ông đồ đã trở thành cái dấu tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn, hoàn toàn bị quên lãng. (Dẫn chứng khổ thơ cuối)

    3. Đánh giá chung

    - Thể thơ ngũ ngôn vừa phù hợp với lối kể chuyện, vừa thích hợp để diễn tả tâm tình.

    - Kết cấu đầu cuối tương ứng chặt chẽ của bài thơ đã làm nổi bật chủ đề tác phẩm: quá trình tàn tạ, suy sụp của nền nho học.

    - Ngôn ngữ, hình ảnh trong sáng, bình dị nhưng hàm súc, đầy ám ảnh, giàu sức gợi.

    - Khẳng định bài thơ Ông đồ được khơi nguồn và thể hiện tấm lòng thương yêu, cảm thông sâu sắc của tác giả trước một lớp người, một nét đẹp văn hóa thời Nho học tàn lụi.

    - Bài học về cảm thụ và sáng tác văn chương.

    Trả lời hay
    1 Trả lời 06/03/23
    • Bi
      Bi

      ok

      0 Trả lời 06/03/23
      • Ẩn Danh
        Ẩn Danh

        Mình cảm ơn

        0 Trả lời 06/03/23

        Văn học

        Xem thêm