Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vécxay bản yêu sách của nhân dân Việt Nam gồm mấy điểm?

Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vécxay bản yêu sách của nhân dân Việt Nam gồm mấy điểm? vừa được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết cho ta thấy được Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vécxay bản yêu sách của nhân dân Việt Nam. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam gồm mấy điểm?

Câu hỏi:

Thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vécxay bản yêu sách của nhân dân Việt Nam gồm mấy điểm

Trả lời:

“Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam” hay còn gọi là “Yêu sách của nhân dân An Nam” được Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị hòa bình Versailles gồm 8 điểm, đó là:

1. Tổng ân xá cho tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị;

2. Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người Âu châu; xóa bỏ hoàn toàn các tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam;

3. Tự do báo chí và tự do ngôn luận;

4. Tự do lập hội và hội họp;

5 Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương;

6. Tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ;

7. Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật;

8. Đoàn đại biểu thường trực của người bản xứ, do người bản xứ bầu ra, tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được những nguyện vọng của người bản xứ.

1. Hoàn cảnh ra đời

Mùa hè năm 1919, trong khi thế giới đang đối phó với hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Paris Hội những người An Nam yêu nước (Association des Patriotes Annamites) cho ra mắt bản "Thỉnh nguyện thư". Sáu nghìn bản được in ra và phân phát. Lãnh đạo tổ chức này là Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường còn Nguyễn Tất Thành với vai trò thư ký cũng đóng góp đắc lực.

Cũng trong thời gian này, tại Quốc hội Pháp thường kỳ diễn ra các cuộc thảo luận về vấn đề thuộc địa, vấn đề cũng đã được nêu lên từ tháng 1 năm 1919, khi lãnh đạo của các nước Đồng Minh thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất họp nhau tại Lâu đài Versailles để đàm phán về một hiệp định hòa bình với phe thua trận và đặt ra các nguyên tắc cho các quan hệ quốc tế sau chiến tranh. Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson đã khuyến khích nhiệt tình của các nước thuộc địa trên khắp thế giới bằng bản tuyên bố 14 điểm nổi tiếng của ông, trong đó kêu gọi quyền tự quyết cho mọi dân tộc.

Đến đầu mùa hè năm 1919, nhiều tổ chức dân tộc chủ nghĩa với trụ sở tại Paris đã đưa ra các bản tuyên ngôn để công khai hóa các mục tiêu của họ. Những người trong Hội những người An Nam yêu nước quyết định tận dụng tình thế và đưa ra bản tuyên bố của mình.

Bản thảo có lẽ là kết quả của một số nhân vật cột trụ cùng hợp tác như Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành với vai trò thư ký. Trong đó họ kêu gọi lãnh đạo các nước Đồng Minh hãy thực thi những lý tưởng Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson nêu ra cho các lãnh thổ thuộc địa, kể cả thuộc địa của Pháp ở Đông Nam Á. Bản yêu sách có tên Revendications du peuple annamite (Yêu sách của nhân dân An Nam).

2. Bản Yêu sách sau 100 năm vẫn có giá trị thực tiễn

Khi viết bản Yêu sách với 8 điểm yêu cầu, Nguyễn Ái Quốc đã dùng văn hóa và tâm hồn kẻ địch để khẳng định quyền con người.

Bản Yêu sách cũng thể hiện tư duy chính trị trong thời đại mới, trong đó nhân dân được nắm quyền tự quyết.

Bản Yêu sách thể hiện tiếng nói của các dân tộc, bênh vực quyền của các dân tộc; thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau của các nền văn hóa.

Ngày 18/6/1919, sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tham chiến đã họp Hội nghị hòa bình tại Versailles (Pháp) để phân chia lại thị trường thế giới theo hướng có lợi cho các nước đế quốc thắng trận, chủ yếu là Mỹ, Anh, Pháp; đồng thời xác định mức bồi thường chiến phí đối với các nước thua trận.

Thay mặt những người yêu nước Việt Nam tại Pháp, Nguyễn Tất Thành, ký tên là Nguyễn Ái Quốc, gửi đến Văn phòng Hội nghị và các đoàn đại biểu tham dự Hội nghị bản “Yêu sách của nhân dân An Nam.”

Bản Yêu sách gồm 8 điểm, yêu cầu Chính phủ Pháp trao trả một số quyền tự do, dân chủ cơ bản tối thiểu cho nhân dân Việt Nam và xứ Đông Dương.

Đồng thời, Nguyễn Ái Quốc đã có thư gửi Tổng thống Mỹ Thomas Woodrow Wilson kèm bản “Yêu sách của nhân dân An Nam,” đề nghị Tổng thống Mỹ ủng hộ trước những người có thẩm quyền về các nội dung đã nêu trong bản Yêu sách.

Bản Yêu sách được in bằng tiếng Pháp trên báo L'Humanité (Nhân đạo), cơ quan ngôn luận của Đảng Xã hội Pháp cùng ngày.

Ngoài ra, Nguyễn Ái Quốc còn in thêm thành hàng nghìn tờ truyền đơn cũng bằng tiếng Pháp để phân phát trong các cuộc hội họp, míttinh, gửi đi nhiều nơi; đến các nhà hoạt động chính trị, các Việt kiều ở Pháp và bí mật chuyển về Việt Nam.

Sau đó, Người cũng viết lại bản Yêu sách bằng hai thứ tiếng: một bản bằng chữ Quốc ngữ theo thể văn vần với nhan đề: “Việt Nam yêu cầu ca;” một bản chữ Hán với nhan đề “An Nam nhân dân thỉnh nguyện thư” dành cho những người không biết tiếng Pháp và chữ quốc ngữ.

Bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” được lan truyền rộng rãi, gây tiếng vang lớn trong dư luận nước Pháp và các nước thuộc địa; làm thức tỉnh tinh thần đấu tranh yêu nước của các tầng lớp nhân dân Việt Nam và Đông Dương.

VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vécxay bản yêu sách của nhân dân Việt Nam. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho ta thấy được các điều của bản yêu sách của nhân dân Việt Nam. Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Lịch sử lớp 12. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm các môn Toán lớp 12, Ngữ văn lớp 12...

Đánh giá bài viết
1 599
Sắp xếp theo

    Lịch sử 12

    Xem thêm