Những câu hỏi tư duy phản biện bạn nên biết
Tư duy phản biện là gì? Làm thế nào để rèn được tư duy phản biện là vấn đề rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Hãy cùng VnDoc tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về các câu hỏi tư duy phản biện nhé.
Câu hỏi tư duy phản biện rèn luyện tư duy
1. Tư duy phản biện là gì?
Hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa chung và thống nhất nào về tư duy phản biện. tuy nhiên, phần lớn các định nghĩa giải thích về tư duy phản biện đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự rõ ràng và khả năng lập luận.
Tư duy phản biện tiếng Anh là gì? Tư duy phản biện hay còn gọi là Critical Thinking, đề cập đến khả năng suy nghĩ rõ ràng và có lập luận đúng đắn về niềm tin mà bạn tin hay những gì mà bạn đang làm. Nó bao gồm khả năng vận dụng suy nghĩ độc lập (independent thinking) và suy nghĩ phản chiếu (reflective thinking).
2. Đặc điểm của tư duy phản biện
Người có tư duy phản biện thường có khả năng:
– Hiểu sự gắn kết logic giữa các quan điểm.
– Nhận dạng, phát triển và đánh giá các lập luận.
– Tìm ra những sự không nhất quán và lỗi sai phổ biến trong cách lập luận.
– Giải quyết vấn đề một cách có hệ thống.
– Nhận dạng sự liên quan và tầm quan trọng của các ý tưởng.
– Xem xét cách lập luận và sự đúng đắn trong quan điểm, niềm tin của người khác.
Tư duy phản biện không chỉ là tích lũy thông tin. Người có trí nhớ tốt và biết nhiều kiến thức chưa chắc là người có tư duy phản biện tốt. người có tư duy phản biện tốt có khả năng suy luận ra những hệ quả từ những gì họ biết và sử dụng thông tin để giải quyết vấn đề, đồng thời tìm kiếm những nguồn thông tin liên quan để tăng hiểu biết của mình về vấn đề đó.
Không nhầm lẫn tư duy phản biện với việc thích tranh cãi hay chỉ trích người khác. Mặc dù các kỹ năng tư duy phản biện có thể được sử dụng để vạch trần những thiếu sót và sai lầm trong lập luận, nhưng kỹ năng này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những lập luận đúng đắn và mang tính xây dựng. Tư duy phản biện giúp chúng ta thu nạp kiến thức, tăng mức độ thấu hiểu lý thuyết đã biết, củng cố cách lập luận, nâng cao hiệu quả xử lý công việc và giải quyết vấn đề.
3. Rèn luyện kỹ năng tư duy nhanh
Làm sao để rèn luyện khả năng tư duy, đặc biệt là tư duy cảm tính? Một vài gợi ý dưới đây có thể là câu trả lời dành cho bạn.
Tích cực trau dồi kiến thức cho bản thân
Người có tư duy phản biện thường có khả năng ăn nói tốt, có thể tranh luận với người khác một cách dễ dàng. Tuy nhiên, để lập luận tốt chúng ta cần không ngừng trau dồi kiến thức tổng quát, nắm vững thông tin đa dạng về tất cả các lĩnh vực có liên quan đến ngành nghề mình đang làm việc và cả những ngành nghề không thuộc công việc của mình. Tạp thói quen quan sát và học hỏi nhiều kiến thức để khi tranh luận thì mình luôn là người nắm rõ các thông tin chính xác để làm người khác thuyết phục.
Có một tầm nhìn khách quan
Muốn có tư duy phản biện tốt, các bạn cần có cái nhìn khách quan về một vấn đề nào đó, không nghĩ hay giải quyết vấn đề theo cảm tính hay đặt cái tôi quá nhiều để nhìn nhận một vấn đề. Hãy bỏ cái nhìn chủ quan và thay thế bằng suy nghĩ khách quan, có như vậy thì bạn mới có thể lập luận vấn đề một cách chính xác.
Tập thói quen đặt câu hỏi
Khi giải quyết một vấn đề thì cần có thêm những câu hỏi tự đặt ra để nó trở nên hoàn thiện hơn. nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ để phòng tránh mọi trường hợp không hay có thể xảy ra ngoài suy nghĩ của mình. Đây cũng là cách để giải quyết mọi vấn đề một cách chỉn chu, tránh sai sót.
Sử dụng sơ đồ hóa ý kiến
Khi nhận diện một vấn đề nào đó, đầu tiên là chúng ta nắm rõ thông tin chính xác về vấn đề gì? Về ai? Về điều gì? Liên quan đến lĩnh vực gì? Sau đó, dựa trên những cơ sở khoa học và logic, hãy lên những câu hỏi để làm rõ vấn đề. Tại sao A mà không phải B, A đúng hay B đúng, nếu là A thì kết quả thế nào, B thì kết quả thế nào, cái nào mới là cái đúng và chính xác. Từ đó rút ra kết luận và nguyên nhân cho vấn đề trên.
4. Những câu hỏi tư duy phản biện giúp trẻ suy nghĩ tốt hơn
Câu hỏi khơi gợi tư duy phản biện bắt đầu bằng “Who” – “Ai”
Who caused harm? (Ai gây thiệt hại?)
Who was the most important character? (Ai là nhân vật quan trọng nhất?)
Who is responsible? (Ai là người chịu trách nhiệm?)
Who should have won? (Lẽ ra ai là người chiến thắng?)
Who would benefit? (Ai sẽ hưởng lợi?)
Who would be affected by this? (Ai sẽ bị ảnh hưởng bởi chuyện này?)
Câu hỏi khơi gợi tư duy phản biện bắt đầu bằng “What” – “Cái gì/Điều gì…”
What would it be like if … ? (Sẽ như thế nào nếu…?)
What could happen if … ? (Chuyện gì có thể xảy ra nếu…)
What other outcomes might have happened? (Các kết quả khác có thể xảy ra là gì?)
What questions would you have asked? (Con có thể đặt ra những câu hỏi gì?)
What would you ask the author about … ? (Con có thể hỏi tác giả điều gì về…?)
What was the point of … ? (Mục đích của… là gì?)
What should have happened instead? (Thay vào đó, chuyện gì đáng lẽ phải xảy ra?)
What is that character’s motive? (Động cơ của nhân vật là gì?)
What else could have changed the whole story? (Điều gì khác có thể đã thay đổi toàn bộ câu chuyện?)
What can you conclude? (Con có thể rút ra kết luận gì?)
What would your position have been in that situation? (Trong tình huống đó, vị trí của con có thể là gì?)
What would happen if … ? (Chuyện gì sẽ xảy ra nếu…?)
What makes your position stronger? (Điều gì giúp vị trí của con trở nên vững mạnh hơn?)
What was the turning point? (Bước ngoặt trong chuyện là gì?)
What is the point of the question? (Mục đích của câu hỏi là gì?)
What did it mean when … ? (Điều đó nghĩa là gì khi…?)
What is the other side of this argument? (Mặt kia của cuộc tranh luận này là gì?)
What was the purpose of … ? (Mục đích của… là gì?)
What does ______ mean? (… có nghĩa là gì?)
What is the problem you are trying to solve? (Vấn đề con đang cố gắng giải quyết là gì vậy?)
What does the evidence say? (Chứng cứ nói lên điều gì?)
What assumptions are you making? (Con đang đưa ra những giả định gì?)
What’s a better alternative? (Lựa chọn thay thế tốt hơn là gì?)
Câu hỏi khơi gợi tư duy phản biện bắt đầu với “Where” – “Ở đâu”
Where did the story change? (Câu chuyện biến đổi ở đâu?)
Where would you most often find this problem? (Con thấy vấn đề này nhiều nhất ở đâu?)
Where are there similar situations? (Những tình huống tương tự diễn ra ở đâu?)
Where would you go to get answers to this problem? (Con sẽ tìm câu trả lời cho vấn đề này ở đâu?)
Where can this be improved? (Việc này có thể được cải thiện ở đâu?)
Where can you get more information? (Con có thể tìm kiếm nhiều thông tin hơn ở đâu?)
Câu hỏi khơi gợi tư duy phản biện bắt đầu với “When” – “Khi nào”
When did the story change? (Câu chuyện biến đổi khi nào?)
When is this (un)acceptable? (Khi nào điều này có thể/không thể chấp nhận được?)
When does this become a problem? (Khi nào chuyện này trở thành rắc rối?)
When will we be able to tell if it worked? (Khi nào chúng ta có thể nói rằng việc đó có hiệu quả
hay không?)
When is it time to stop? (Thời điểm dừng lại là khi nào?)
Câu hỏi khơi gợi tư duy phản biện bắt đầu với “Why” – “Tại sao”
Why is this a problem? (Tại sao chuyện này lại là vấn đề rắc rối?)
Why did the character say … ? (Tại sao nhân vật lại nói…?)
Why did the author decide to … ? (Tại sao tác giả lại quyết định…?)
Why did that happen? (Tại sao chuyện này lại xảy ra?)
Why is this important? (Tại sao chuyện này lại quan trọng?)
Why do you think I (he, she, they) asked that question? (Tại sao con nghĩ mẹ (cô ấy, anh ấy, họ) lại hỏi câu hỏi đó?)
Câu hỏi khơi gợi tư duy phản biện bắt đầu với “How” – “Như thế nào”
How would you solve … ? (Con sẽ giải quyết… như thế nào?)
How is this different from other situations? (Chuyện này sẽ khác thế nào nếu ở các hoàn cảnh
khác?)
How is this similar to … ? (Chuyện này tương đương với… như thế nào?)
How would you use … ? (Con sẽ dùng… như thế nào?)
How could the story have ended differently? (Câu chuyện có thể kết thúc khác đi như thế nào?)
How does this work? (Chuyện này có tác dụng như thế nào?)
How could this be harmful? (Chuyện này có thể gây hại như thế nào?)
How else could this have been handled? (Chuyện này có thể xử lý theo hướng khác như thế
nào?)
How should they have responded? (Lẽ ra họ nên phản ứng như thế nào?)
How would you feel about … ? (Con cảm thấy như thế nào về…?)
How does this change the outcome? (Con thấy chuyện này thay đổi kết cục như thế nào?)
Các câu hỏi khơi gợi tư duy phản biện khác
Can you give me an example? (Con có thể lấy một ví dụ không?)
Do you agree with … ? (Con có đồng tình với…?)
Can you compare this with … ? (Con có thể so sánh chuyện này với…?)
Can you defend the actions of … ? (Con có thể bảo vệ cho hành động của…?)
Could this be interpreted differently? (Điều này có thể được diễn giải khác đi không?)
Việc dạy học thông qua cách tư duy bằng những câu hỏi tư duy phản biện sẽ giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách sáng tạo hơn, tránh việc bị học thụ động. Ngoài ra còn rất nhiều bài viết hay về phương pháp giảng dạy, các mẹo dạy học hay khác các thầy cô có thể tham khảo trên chuyên mục Dành cho giáo viên của VnDoc.