Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Những điều giáo viên được làm và không được làm với học sinh

Những điều giáo viên được làm và không được làm với học sinh tổng hợp các điều giáo viên nên và không nên trong quy tắc ứng xử với học sinh.

Những điều giáo viên không nên làm

1. Về tiêu chuẩn và vai trò của nhà giáo trong môi trường giáo dục

Theo quy định của pháp luật Nhà giáo có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt; có năng lực trình độ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm; phải có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; có sức khỏe đảm bảo theo yêu cầu nghề nghiệp

Nhà giáo có vai trò rất quan trọng trong môi trường giáo dục, vừa làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục, trừ cơ sở giáo dục quy định của pháp luật. Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên; nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên gọi là giảng viên. Nhà giáo có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, có vị thế quan trọng trong xã hội, được xã hội tôn vinh.

Về nhiệm vụ của nhà giáo có nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học. Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.

2. Về quyền của nhà giáo

Nhà giáo có quyền được giảng dạy theo chuyên môn đào tạo của mình, truyền đạt kiến thức của mình cho người học. Giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ. Nhà giáo được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học. Nhà giáo được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể. Nhà giáo được nghỉ hè theo quy định của Chính phủ và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.

3. Những điều giáo viên không được làm với học sinh

Theo quy định của Luật giáo dục thì học sinh có quyền được học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân; được nhà trường và giáo viên tôn trọng; bình đẳng về cơ hội giáo dục và học tập; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh; được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình. Được học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban, được tạo điều kiện để học các chương trình giáo dục theo quy định của pháp luật..

Được học tập trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh. Được cấp văn bằng, chứng chỉ, xác nhận sau khi tốt nghiệp cấp học, trình độ đào tạo và hoàn thành chương trình giáo dục theo quy định.Học sinh được tham gia hoạt động của đoàn thể, tổ chức xã hội trong cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật. Để đảm bảo quyền đó của học sinh thì theo quy định cũng có một vài yêu cầu về đạo đức của giáo viên như sau:

  • Không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật, quy chế, quy định; không gây khó khăn, phiền hà đối với người học và nhân dân. Không gian lận, thiếu trung thực trong học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục.
  • Không trù dập, chèn ép và có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, thành kiến người học; không tiếp tay, bao che cho những hành vi tiêu cực trong giảng dạy, học tập, rèn luyện của người học và đồng nghiệp. Không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học, đồng nghiệp, người khác. Không làm ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của đồng nghiệp và người khác.
  • Không tổ chức dạy thêm, học thêm trái với quy định.Không hút thuốc lá, uống rượu, bia trong công sở, trong trường học và nơi không được phép hoặc khi thi hành nhiệm vụ giảng dạy và tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường.
  • Không sử dụng điện thoại di động và làm việc riêng trong các cuộc họp, trong khi lên lớp, học tập, coi thi, chấm thi; Không gây bè phái, cục bộ địa phương, làm mất đoàn kết trong tập thể và trong sinh hoạt tại cộng đồng.
  • Không được sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền, phổ biến những nội dung trái với quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước; không trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ, tự ý bỏ việc; không đi muộn về sớm, bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén, dồn ép chương trình, vi phạm quy chế chuyên môn làm ảnh hưởng đến kỷ cương, nề nếp của nhà trường.
  • Không tổ chức, tham gia các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội như: cờ bạc, mại dâm, ma túy, mê tín, dị đoan; không sử dụng, lưu giữ, truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, độc hại

Cũng theo quy định của Luật giáo dục cũng quy định những điều giáo viên không được làm với học sinh cụ thể:

  • Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể học sinh và đồng nghiệp: Nổi giận trong bất cứ tình huống nào cũng có thể biến thành một thảm họa đối với nền giáo dục. Trong bất cứ tình huống nào cũng không nên dễ dàng để học sinh phá vỡ trật tự lớp học. Nghiêm trọng hơn một trong những điều giáo viên không được làm là xúc phạm danh dự, nhân phẩm xâm phạm thân thể học sinh và đồng nghiệp.
  • Gian lận trong kiểm tra, thi cử, tuyển sinh; gian lận trong đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh: Gian lận trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục không những ở học sinh mà còn cả ở giáo viên. Tuy nhiên, việc giáo viên thực hiện đôi khi do tình cảm chi phối, thiên vị, hối lộ nên đánh giá kết quả học tập thiếu khách quan trong kết quả học tập tạo nên những suy nghĩ lệch lạc cho học sinh.
  • Xuyên tạc nội dung giáo dục; dạy sai nội dung kiến thức, không đúng với quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam: Đa số học sinh thường tuân thủ và tiếp nhận một cách tuyệt đối về lối sống, văn hóa, ứng xử từ phía giáo viên. Tuy nhiên thực tế thì có một số mâu thuẫn về cách giảng dạy giữa các giáo viên khiến cho học sinh không biết thầy cô nào là người cần phải học tập, không tìm thấy chân lý, mô hình mẫu mực để noi theo.
  • Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền: Việc ép buộc học sinh học thêm để thu tiền cũng là một trong những điều giáo viên không được làm. Bởi theo Bộ giáo dục việc học thêm được tổ chức đúng quy mô và dựa trên tinh thần tự nguyện của học sinh.
  • Hút thuốc lá, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động giáo dục; sử dụng điện thoại di động khi đang dạy học trên lớp: Giáo viên là hình mẫu để học sinh noi gương theo, vì thế trong lúc đứng lớp hay đang tham gia các hoạt động giáo dục thì không được phép hút thuốc, uống rượu bia chất kích thích là những điều cấm giáo viên không được làm.
  • Bỏ giờ, bỏ buổi, tùy tiện cắt xén chương trình giáo dục:Giáo viên luôn là tấm gương để học sinh noi theo vậy nên mọi cử chỉ hành vi đều ảnh hưởng trực tiếp tới học sinh. Nếu như thỉnh thoảng bạn đến muộn thì không sao nhưng nếu việc đó xảy ra thường xuyên sẽ làm học sinh nghĩ rằng đi muộn cũng chẳng sao, thầy cô còn tới muộn mà. Ngoài ra, điều cấm giáo viên không được làm là tùy tiện cắt xén chương trình bài học để rút ngắn thời gian, bỏ giờ, bỏ buổi.
  • Nói xấu đồng nghiệp với học sinh: Đây là sai lầm mà không ít giáo viên mắc phải khi thường xuyên gần gũi, tâm sự với các học sinh trong lớp. Nếu chỉ là những câu chuyện vui chen ngang tiết học căng thẳng là điều cần thiết để các em lấy lại tinh thần học và có hứng thú với môn học nhưng nếu đi xa quá, mang những chuyện bất bình với đồng nghiệp để kẻ trước lớp vừa làm xấu hình ảnh của người thầy, vừa dễ gây ra sự bất hòa.

4. Những điều giáo viên được làm đối với học sinh

  • Tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, tư vấn, lắng nghe, động viên khích lệ người học; Sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, khen hoặc phê bình phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh; Mẫu mực, bao dung, trách nhiệm, yêu thương; Tích cực phòng, chống bạo lực học đường.
  • Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học, Có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp; Sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học Có thái độ văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội, trong giao tiếp với người học.
  • Tôn trọng, đối xử công bằng với người học; Bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.
  • Tôn trọng, đối xử công bằng với người học; Bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.

Để khuyến khích giáo viên yên tâm, say mê với nghề; nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, rèn luyện đạo đức phẩm chất, tác phong, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật tốt. Nhà nước ta có nhiều chế độ, chính sách nhằm xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo; đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

Tất cả các tài liệu về Văn bản Giáo dục đào tạo, Chế độ quyền lợi của giáo viên, công chức, viên chức được VnDoc cập nhật và đăng tải thường xuyên. Chi tiết nội dung của các Văn bản, Thông tư mời các bạn cùng theo dõi và tải về sử dụng.

Đánh giá bài viết
1 4.988
Sắp xếp theo

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm