So sánh điểm giống và khác giữa thể chiếu và thể hịch, thể hịch và thể cáo, thể cáo và thể tấu

So sánh điểm giống và khác giữa thể chiếu và thể hịch, thể hịch và thể cáo, thể cáo và thể tấu lớp 8

So sánh điểm giống và khác giữa thể chiếu và thể hịch, thể hịch và thể cáo, thể cáo và thể tấu được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Bài tập Ngữ văn lớp 8 này giúp các bạn phân biệt rõ giữa các thể chiếu, hịch, cáo, tấu những điểm giống nhau và khác nhau. Hãy cùng VnDoc phân biệt và làm rõ điểm giống và khác giữa thể chiếu và thể hịch, thể hịch và thể cáo, thể cáo và thể tấu nhé.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 8. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Cáo: là một thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, một tuyên ngôn sự kiện nào đó để mọi người cùng biết .

- Chiếu: là một thể văn nghị luận có từ xưa, chỉ có vua mời được có quyên viết chiếu (nếu có người khác viết thì cũng là truyền tải ý niệm của vua ví dụ như Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm) nhằm kêu gọi mọi người nghe theo một chủ trương, chính sách mà vua đề ra.

- Hịch: thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh viết với mục đích là khích lệ tinh thần nhân dân hoặc binh lính nhằm nâng cao năng lực lao động hoặc chiến đấu.

- Tấu: thường do quan thần dâng lên vua chúa hoặc thủ lĩnh nhằm trình bày những kế sách, ý kiến của mình cho vua chúa nghe để thực hiện.

Giống nhau:

- Đều là những thể loại văn nghị luận xưa có xuất sứ từ Trung Quốc

- Có nội dung là những việc quan trọng, to lớn, có sức ảnh hưởng lớn với quốc gia, xã tắc .

- Về nghệ thuật thì các thể loại này không hạn chế số câu chữ, văn phong mang tính chính luận nên ngôn từ sắc bén, trang trọng, lập luận chặt chẽ giàu sức thuyết phục.

Khác nhau:

- Chiếu, Hịch, Cáo đều là những văn bản chỉ có vua chúa, thủ lĩnh (những người cẩm quyền nói chung) được viết, riêng với Tấu là do các quan viết (đã nêu trên).

- Khác nhau về nội dung (bạn hãy dựa vào phần định nghĩa trên):

+ Chiếu dùng để kêu gọi mọi người nghe theo một chủ trương, chính sách nào đó

+ Cáo dùng để trình bày một tuyên ngôn, một chủ trương, sự nghiệp.

+ Hịch dùng để khích lệ tinh thân nhân dân hoặc binh sĩ.

+ Tấu dùng để trình bày ý kiến của quan thần lên vua.

Câu 1: Thể loại chiếu và hịch có sự giống và khác nhau như thế nào thông qua bài Hịch tướng sĩ và Chiếu dời đô

Bài làm:

Giống nhau:

Hai thể loại văn học này đều bắt nguồn từ Trung Quốc, do vua chúa ban hành. Cả hai loại văn này đều nhằm mục đích ban bố công khai, là lời của bề trên nói với kẻ dưới, có sức ảnh hưởng lớn với quốc gia, xã tắc.

  • Về nghệ thuật, văn phong mang tính chính luận nên ngôn từ súc tích, ngắn gọn, mang sắc thái trang trọng, lập luật chặt chẽ và giàu sức thuyết phục với người nghe. Được viết bằng văn xuôi, văn vần hoặc văn biền ngẫu.

Khác nhau:

Chiếu được dùng để kêu gọi mọi người nghe theo một chủ trương, chính sách nào đó. Chỉ vua mới có quyền viết chiếu.

Hịch: thường do vua chúa hoặc thủ lĩnh viết với mục đích khích lệ tinh thần chiến đấu, tinh thần đoàn kết của nhân dân hoặc binh sĩ.

Khái quát chung về tác phẩm Hịch tướng sĩ và Chiếu dời đô

1. Hịch tướng sĩ

a. Hoàn cảnh sáng tác

Được viết vào khoảng thời gian trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ hai (1285): Khi giặc Nguyên Mông sang xâm lược nước ta lần thứ hai, lúc này quân giặc rất mạnh muốn đánh bại chúng phải có sự đồng tình, ủng hộ của toàn quân, toàn dân, vì vậy Trần Quốc Tuấn đã viết bài hịch này để kêu gọi tướng sĩ hết lòng đánh giặc

b. Bố cục

Chia làm 3 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “lưu tiếng tốt”: Nêu tên những trung thần nghĩa sĩ được sử sách lưu danh

- Phần 1: Từ tiếp đến “ta cũng vui lòng”: Tình hình đất nước hiện tại và nỗi lòng của người chủ tướng

- Phần 3: Còn lại: Phê phán những biểu hiện sai trái tong hàng ngũ quân sĩ

c. Giá trị nội dung

Bài Hịch phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, thể hiện lòng căm thù giặc và ý chí quyết thắng.

d. Giá trị nghệ thuật

Hịch tướng sĩ là một áng văn chính luận xuất sắc với lập luận chặt chẽ, lĩ lẽ rõ ràng, giàu hình ảnh, có sức thuyết phục cao.

Kết hợp hài hoà giữa lí trí và tình cảm.

Lời văn giàu hình ảnh nhạc điệu.

2. Chiếu dời đô

a. Hoàn cảnh sáng tác

Năm 1010, Lí Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, đổi tên Đại Việt thành Đại Cồ Việt. Nhân dịp này ông đã viết bài chiếu để thông báo rộng rãi quyết định cho nhân dân được biết

b. Bố cục

Phần 1: Từ “Xưa nhà Thương” đến “không thể không dời đổi”: Đưa ra những lí do, cơ sở của việc dời đô.

Phần 2: “Huống gì” đến “muôn đời”: Những lí do chọn Đại La làm kinh đô

Phần 3: Còn lại: Thông báo quyết định dời đô

c. Giá trị nội dung

Bài Chiếu phản ánh khát vọng của nhân dân về một dân tộc độc lập thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt trên đà lớn mạnh

d. Giá trị nghệ thuật

Chiếu dời đô là áng văn chính luận đặc sắc viết theo lối biền ngẫu, các vế đối nhau cân xứng nhịp nhàng.

Cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo rõ ràng.

Dẫn chứng tiêu biểu giàu sức thuyết phục.

Có sự kết hợp hài hòa giữa tình và lí.

--------------------------------------

Trên đây là bài tập So sánh điểm giống và khác giữa thể chiếu và thể hịch, thể hịch và thể cáo, thể cáo và thể tấu. Giúp các bạn phân biệt điểm giống nhau và khác nhau giữa các thể, từ đó giúp các bạn hoàn thiện bài tập tốt hơn. Dưới đây là một số tài liệu liên quan các bạn học sinh chớ nên bỏ qua nhé

............................................

Ngoài So sánh điểm giống và khác giữa thể chiếu và thể hịch, thể hịch và thể cáo, thể cáo và thể tấu, mời các bạn học sinh tham khảo thêm các đề thi giữa học kì 2 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Văn 8, Anh lớp 8,... mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi giữa học kì 2 lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tập thật tốt

Đánh giá bài viết
38 70.678
Sắp xếp theo

    Ngữ văn 8

    Xem thêm