Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Khoe của, Con rắn vuông đầy đủ

Soạn bài Khoe của, Con rắn vuông đầy đủ là tài liệu học tập mới nhất giúp các em học tập tốt môn Ngữ văn lớp 8 sách Chân trời sáng tạo. Mời các bạn tham khảo!

I. Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 82, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Theo em, khoe khoang và khoác lác khác nhau như thế nào?

Trả lời:

Khoe khoang là việc cố ý phô trương cái hay, cái tốt của mình cho người khác biết còn khoác lác là nói phóng đại sự thật, không có trong thực tế.

II. Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1 (trang 83, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Việc nói rõ thông tin “lợn cưới”, “áo mới” có cần thiết không? Nói như vậy nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Việc nói rõ thông tin “lợn cưới”, “áo mới” là không cần thiết, Mục đích của lời nói chính là khoe khoang muốn nhiều người biết.

Câu 2 (trang 83, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Người vợ trêu chồng như thế nào?

Trả lời:

Người vợ đã trêu người chồng bằng cách tỏ thái độ ngạc nhiên trước sự miêu tả của chồng và hỏi dồn người chồng để người chồng phải tự nói ra sự thật.

III. Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 (trang 84, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Xác định đề tài, bối cảnh của truyện cườiKhoe của” và “Con rắn vuông”.

Trả lời:

- Đề tài:

+ Khoe của: Châm biếm thói khoe khoang
+ Con rắn vuông: Châm biếm thói khoác lác
- Bối cảnh: 
+ Khoe của: Xoay quanh câu chuyện hai người hay khoe của và cụ thể là khoe áo mới và lợn cưới
+  Con rắn vuông: Anh chồng nói khoác kể cho vợ nghe câu chuyện vào rừng gặp con rắn to.

Câu 2 (trang 84, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Chỉ ra mâu thuẫn có tác dụng gây cười trong hai truyện trên.

Trả lời:

Hai câu chuyện đều có mâu thuẫn tạo ra tiếng cười:

- “Khoe của”: cả hai nhân vật đều cố ý nói thừa thông tin mới mục đích khoe khoang. Nhân vật thứ nhất nhấn mạnh rằng anh ta bị mất con lợn cưới, còn người thứ hai lại cố hướng sự chú ý của người khác vào chiếc áo mới anh ta đang mặc.

- “Con rắn vuông”: mâu thuẫn trong lời miêu tả của anh chồng về kích thước con rắn, rất phi lí.

Câu 3 (trang 84, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Liệt kê những lời đối đáp của các nhân vật trong hai truyện cười trên. Những lời đối đáp có vai trò như thế nào trong việc khắc hoạ tính cách của nhân vật?

Trả lời:

* Trong truyện “Khoe của”:

- Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?

- Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả.

* Trong truyện “Con rắn vuông”:

- Này mình ạ, hôm nay tôi đi vào rừng…. bề dài đến một trăm hai mươi thước ấy!

- Mình không tin à? Chẳng một trăm hau mươi thước thì cũng một trăm thước.

- Thật mà! Không đủ một trăm thước thì cũng đến tám mươi thước.

⇒ Những lời đối đáp của các nhân vật: giúp nhấn mạnh và bộc lộ rõ nét tính khoác lác, khoe khoang.

Câu 4 (trang 84, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Các nhân vật trong truyện hiện thân cho thói hư tật xấu nào mà truyện cười dân gian thường phê phán?

Trả lời:

Các nhân vật trong truyện “Khoe của; Con rắn vuông” hiện thân cho thói khoe khoang, khoác lác.

Câu 5 (trang 84, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Em có nhận xét gì về cách tác giả dân gian phản ánh thói xấu của con người thông qua các truyện cười trên?

Trả lời:

Tác giả dân gian đã quan sát tính cách khoe khoang, khoác lác dưới góc nhìn hài hước, xây dựng những bức dân dung lạ đời để phê phán hiện tượng tiêu cực này.

Câu 6 (trang 84, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Tiếng cười và thủ pháp gây cười trong các truyện “Khoe của; Con rắn vuông” giống nhau và khác nhau ở những điểm nào?

Trả lời:

  • Tạo hình huống trào phúng

- Giống: kết hợp lời người kể chuyện và lời nhân vật hoặc lời của các nhân vật với nhau.

- Khác:

+ “Khoe của”: hai người đều cố ý nói thừa, truyện kết thúc bằng câu nói của anh chàng khoe áo mới.

+ “Con rắn vuông: người chồng bị vợ gài bẫy để tự lộ bản chất, truyện kết thúc bằng câu nói của người vợ.

  • Sử dụng các biện pháp tu từ

- Giống: dùng biện pháp khoa trương, phóng đại.

- Khác:

+ “Khoe của”: chân dung lạ đời của hai người khoe khoang.

+ “Con rắn vuông”: lời thoại phi lí của người chồng.

Câu 7 (trang 84, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Em rút ra bài học gì cho bản thân sau khi đọc xong hai câu chuyện này?

Trả lời:

Bài học em rút ra là con người nên sống trung thực và giản dị, không nên nói khoác.

--------------------------------------------

Ngoài bài viết trên, mời bạn đọc truy cập vào Soạn Văn 8 Chân trời sáng tạoVăn mẫu lớp 8 trên VnDoc để đón đọc những tài liệu học tập mới nhất nhé. Chúc các bạn học tập thật tốt!

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm