Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tài liệu tập huấn xây dựng ma trận, đặc tả và đề kiểm tra môn Công nghệ THCS

Ma trận, bản đặc tả, đề kiểm tra môn Công nghệ THCS

VnDoc gửi tới các bạn Tài liệu tập huấn xây dựng ma trận, đặc tả và đề kiểm tra môn Công nghệ THCS năm học 2022 - 2023. Tài liệu hướng dẫn chi tiết và đầy đủ cách xây dựng khung ma trận, bản đặc tả và đề kiểm tra môn Công nghệ lớp 6, Công nghệ lớp 7, Công nghệ lớp 8, Công nghệ lớp 9. Mời thầy cô tải về tham khảo, thiết kế khung ma trận và đề kiểm tra môn Công nghệ phù hợp với chương trình học của từng khối lớp trong năm học 2022 - 2023.

Nguồn: Thầy cô trong nhóm Thư viện Stem - Steam

Phần II. HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG MA TRẬN VÀ BẢN ĐẶC TẢ

2.1. HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA

Tiến trình và phương pháp xây dựng bảng đặc tả đề kiểm tra (theo mẫu bảng 1.1) bao gồm các bước sau đây:

a. Bước 1: Xây dựng nội dung ở cột (2): “Nội dung kiến thức”:

Căn cứ theo kế hoạch dạy học môn học, xác định các nội dung kiến thức thuộc nửa đầu học kì I, cả học kì I, nửa đầu học kì II và cả học kì II.

Ví dụ: Kế hoạch dạy học của một trường THCS với môn Công nghệ 6 như sau (Bảng 2.1):

Bảng 2.1. Ví dụ minh họa nội dung Kế hoạch dạy học môn Công nghệ 6.

TT

Bài học

Số

tiết

Tuần

Ghi chú

Chủ đề 1: NHÀ Ở

8

1

Bài 1. Nhà ở đối với con người

2

T1,2

2

Bài 2. Xây dựng nhà ở

2

T3,4

3

Bài 3. Ngôi nhà thông minh

2

T5,6

4

Bài 4. Sử dụng năng lượng trong gia đình

1

T7

5

Ôn tập chủ đề 1

1

T8

6

Kiểm tra giữa kì I

1

T9

Chủ đề 2: BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN THỰC

PHẨM

8

7

Bài 5. Thực phẩm và dinh dưỡng

2

T10,11

8

Bài 6. Bảo quản thực phẩm

2

T12,13

9

Bài 7. Chế biến thực phẩm

3

T14-16

10

Ôn tập chủ đề 2

1

T17

11

Kiểm tra cuối kì I

1

T18

Chủ đề 3: TRANG PHỤC VÀ THỜI TRANG

8

12

Bài 8. Các loại vải thường dùng trong may mặc

2

T19,20

13

Bài 9. Trang phục và thời trang

2

T21,22

14

Bài 10. Lựa chọn và sử dụng trang phục

2

T23,24

15

Bài 11. Bảo quản trang phục

1

T25

16

Ôn tập chủ đề 3

1

T26

17

Kiểm tra giữa kì II

1

T27

Chủ đề 4: ĐỒ DÙNG ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH

7

18

Bài 12. Đèn điện

2

T28,29

19

Bài 13. Nồi cơm điện và bếp hồng ngoại

2

T30,31

20

Bài 14. Quạt điện

1

T32

21

Bài 15. Máy điều hòa không khí

1

T33

22

Ôn tập chủ đề 4

1

T34

23

Kiểm tra cuối kì II

1

T35

Tổng số tiết dạy

31

Tổng số tiết kiểm tra

4

Ghi chú: Tùy theo kế hoạch giáo dục của nhà trường, khi xây dựng kế hoạch dạy học, có thể điều chỉnh thời lượng các bài cho phù hợp với học kì I có 18 tuần, học kì II có 17 tuần.

Với kế hoạch dạy học như trên, nội dung kiến thức của các bản đặc tả đề kiểm tra giữa kì, cuối kì sẽ là:

  • Nội dung kiến thức của bản đặc tả đề kiểm tra giữa kì I là: Nhàở.
  • Nộidung kiến thức của bản đặc tả đề kiểm tra cuối kì I là: Nhà ở; Bảo quản và chế biến thực phẩm.
  • Nộidung kiến thức của bản đặc tả đề kiểm tra giữa kì II là: Trang phục và thời

trang.

  • Nộidung kiến thức của bản đặc tả đề kiểm tra cuối kì II là: Trang phục và thời

trang; Đồ dùng điện trong gia đình.

b. Bước 2: Xây dựng nội dung ở cột (3): “Đơn vị kiến thức”:

Cũng căn cứ theo kế hoạch dạy học nêu trên, có thể xác định đơn vị kiến thức cho các bản đặc tả đề kiểm tra như sau:

- Các đơn vị kiến thức của bản đặc tả đề kiểm tra giữa kì I là:

+ Nhà ở đối với con người

+ Xây dựng nhà ở

+ Ngôi nhà thông minh

+ Sử dụng năng lượng trong gia đình

- Các đơn vị kiến thức của bản đặc tả đề kiểm tra cuối kì I là:

+ Nhà ở đối với con người

+ Xây dựng nhà ở

+ Ngôi nhà thông minh

+ Sử dụng năng lượng trong gia đình

+ Thực phẩm và dinh dưỡng

+ Bảo quản thực phẩm

+ Chế biến thực phẩm

- Các đơn vị kiến thức của bản đặc tả đề kiểm tra giữa kì II là:

+ Các loại vải thường dùng trong may mặc

+ Trang phục và thời trang

+ Lựa chọn và sử dụng trang phục

+ Bảo quản trang phục

- Các đơn vị kiến thức của bản đặc tả đề kiểm tra cuối kì II là:

+ Các loại vải thường dùng trong may mặc

+ Trang phục và thời trang

+ Lựa chọn và sử dụng trang phục

+ Bảo quản trang phục

+ Đèn điện

+ Nồi cơm điện và bếp hồng ngoại

+ Quạt điện

+ Máy điều hòa không khí

c. Bước 3: Xây dựng nội dung ở cột (4): “Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá”:

Căn cứ vào nội dung và yêu cầu cần đạt của môn Công nghệ 6 trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Bảng 2.2):

Bảng 2.2. Nội dung và yêu cầu cần đạt môn Công nghệ 6 - Chương trình GDPT 2018.

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Nhà ở

- Nêu được vai trò và đặc điểm chung của nhà ở; một số kiến trúc nhà ở đặc trưng ở Việt Nam.

- Kể được tên một số vật liệu, mô tả các bước chính để xây dựng một ngôi nhà.

- Mô tả, nhận diện được những đặc điểm của ngôi nhà thông minh.

- Thực hiện được một số biện pháp sử dụng năng lượng trong gia đình tiết kiệm, hiệu quả.

Bảo quản và chế biến thực phẩm

Nhận biết được một số nhóm thực phẩm chính, dinh dưỡng từng loại, ý nghĩa đối với sức khoẻ con người.

- Nêu được vai trò và ý nghĩa của bảo quản và chế biến thực phẩm.

- Trình bày được một số phương pháp bảo quản, chế biến thực phẩm phổ biến.

- Lựa chọn và chế biến được một món ăn đơn giản theo phương pháp không sử dụng nhiệt.

- Hình thành thói quen ăn, uống khoa học; chế biến thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh.

- Tính toán được dinh dưỡng, chi phí tài chính cho một bữa ăn gia

đình.

Trang phục và thời trang

- Nhận biết được vai trò, sự đa dạng của trang phục trong cuộc sống; các loại vải thông dụng được dùng để may trang phục.

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về thời trang, nhận ra xu hướng thời trang của bản thân.

- Lựa chọn được trang phục phù hợp với đặc điểm và sở thích của bản thân, tính chất công việc và điều kiện tài chính của gia đình.

- Sử dụng và bảo quản được một số loại trang phục thông dụng.

Đồ dùng điện

trong gia đình

- Nhận biết và nêu được chức năng của các bộ phận chính, mô tả

được nguyên lí làm việc và công dụng của đồ dùng loại điện nhiệt,

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

điện quang, điện cơ (nồi cơm điện, bếp điện, đèn điện, quạt điện, máy điều hoà,...).

- Sử dụng được một số đồ dùng điện trong gia đình đúng cách, tiết kiệm và an toàn.

- Lựa chọn được đồ dùng điện tiết kiệm năng lượng, phù hợp với điều

kiện gia đình.

Để xây dựng được nội dung cột “Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá”, cần phải phân tích yêu cầu cần đạt ứng với mỗi nội dung kiến thức và đơn vị kiến thức để phân chia mức độ kiến thức, kĩ năng cần đánh giá. Cần lưu ý rằng, do bám sát yêu cầu cần đạt của chương trình nên không phải với đơn vị kiến thức nào cũng có thể phân chia được đủ 4 mức mục tiêu. Bảng dưới đây là ví dụ minh họa việc phân tích mức độ kiến thức kĩ năng để xây dựng bản đặc tả đề kiểm tra cuối học kì I, môn Công nghệ 6 (Bảng 2.3).

.....................

Tài liệu còn rất dài, mời thầy cô tải về để xem toàn bộ tài liệu Tài liệu tập huấn xây dựng ma trận, đặc tả và đề kiểm tra môn Công nghệ THCS.

Tài liệu tập huấn xây dựng ma trận, đặc tả và đề kiểm tra môn Công nghệ THCS là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo, thiết kế các bài thi, bài kiểm tra học kì trong năm học mới 2022 - 2023.

Ngoài tài liệu trên, mời thầy cô tham khảo thêm tài liệu khác tại chuyên mục Tài liệu dành cho giáo viên và các tài liệu học tập THCS như tài liệu học tập lớp 6, tài liệu học tập lớp 7, tài liệu học tập lớp 8, tài liệu học tập lớp 9 trên VnDoc nhé.

Xem thêm:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bánh Bao
    Bánh Bao

    Xin cảm ơn thầy cô

    Thích Phản hồi 12/08/22
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm