Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Dữ
VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh cùng các bạn bài viết về sự nghiệp và cuộc đời của nhà văn Nguyễn Dữ. Nguyễn Dữ là tác giả của tác phẩm "Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên" hay Chuyện người con gái Nam Xương, nằm trong chương trình Ngữ văn lớp 10 để tìm hiểu và tham khảo giúp chúng ta hiểu rõ và cuộc đời ông và các tác phẩm nổi tiếng để học tốt môn Ngữ văn 10.
Nhà văn Nguyễn Dữ
Tiểu sử tác giả Nguyễn Dữ
Nguyễn Dữ là người xã Đỗ Tùng, huyện Gia Phúc, Hải Dương. Ông là con trai cả Tiến sĩ Nguyễn Tường Phiêu. Chưa rõ Nguyễn Dữ sinh và mất năm nào, chỉ biết ông sống đồng thời với thầy học là Nguyễn Bỉnh Khiêm, và bạn học là Phùng Khắc Khoan, tức là vào khoảng thế kỷ 16.
Lúc nhỏ Nguyễn Dữ chăm học, đọc rộng, nhớ nhiều, từng ôm ấp lý tưởng lấy văn chương nối nghiệp nhà. Sau khi đậu Hương tiến (tức Cử nhân), ông làm quan với nhà Mạc, rồi về với nhà Lê làm Tri huyện Thanh Tuyền (nay là Bình Xuyên, Vĩnh Phú); nhưng mới được một năm, vì bất mãn với thời cuộc, lấy cớ nuôi mẹ, xin về ở núi rừng Thanh Hóa. Từ đó trải mấy năm dư, chân không bước đến thị thành. rồi mất tại Thanh Hóa.
Phần thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác Truyền kỳ mạn lục, ở mỗi sách vẫn còn một vài điểm dị biệt.
Sự nghiệp văn học của Nguyễn Dữ
Sáng tác duy nhất của ông là quyển Truyền kỳ mạn lục (Ghi chép tản mạn những truyện kì lạ được lưu truyền). Sách gồm 20 truyện, viết bằng chữ Hán, theo thể loại tản văn, xen lẫn biền văn và thơ ca, cuối mỗi truyện đều có lời bình của tác giả hoặc của một người có cùng quan điểm của tác giả.
Truyền kỳ mạn lục là một sáng tác văn học với sự gia công hư cấu, sáng tạo, trau chuốt, gọt giũa của Nguyễn Dữ chứ không phải một công trình ghi chép đơn thuần. Qua tác phẩm, người độc thất được số phận bi thảm của những con người nhỏ bé trong xã hội, những bi kịch tình yêu mà thiệt thòi thường rơi vào người phụ nữ. Tác phẩm cũng thể hiện tinh thần dân tộc, bộc lộ niềm tự hào về nhân tài, văn hóa nước Việt, đề cao đạo đức nhân hậu, thủy chung, đồng thời khẳng định quan điểm sống “lánh đục về trong” của lớp trí thực ẩn dật đương thời.
Truyền kỳ mạn lục vừa có giá trị hiện thực và nhân đạo cao, vừa là một tuyệt tác của thể loại truyền kì. Tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài và được đánh giá cao trong số các tác phẩm truyền kì ở các nước đồng văn.
Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục
Sáng tác duy nhất của ông là quyển Truyền kỳ mạn lục (Sao chép tản mạn những truyện lạ). Theo lời Tựa của Hà Thiện Hán viết năm 1547 thì ông viết ra tập lục này để ngụ ý trong thời gian ẩn cư ở rừng núi xứ Thanh.
Sách gồm 20 truyện, viết bằng chữ Hán, theo thể loại tản văn, xen lẫn biền văn và thơ ca, cuối mỗi truyện (trừ truyện 19 Kim hoa thi thoại ký) đều có lời bình của tác giả hoặc của một người có cùng quan điểm của tác giả. Tác phẩm được Hà Thiện Hán, người cùng thời, viết lời Tựa, Nguyễn Bỉnh Khiêm phủ chính, Nguyễn Thế Nghi, dịch ra chữ Nôm; và đã được Tiến sĩ Vũ Khâm Lân (1702-?), đánh giá là một "thiên cổ kỳ bút".
Theo bản Tân biên truyền kỳ mạn lục tăng bổ giải âm tập chú in năm 1763, thì tên tác giả là Nguyễn Dữ. Trong quyển Việt Nam văn học sử yếu (bản in lần thứ nhất, 1944, trang 290), của Dương Quảng Hàm, đầu sách in là Nguyễn Dữ, song ở cuối sách, tác giả có đính chính lại là Nguyễn Dữ. Theo Nguyễn Cẩm Xuyên tên tác giả Truyền kỳ mạn lục là Nguyễn Dữ (阮 璵). Chữ 璵 thuộc bộ Ngọc vốn có nghĩa rất đẹp, là tên một loại ngọc quý; Từ nguyên tự điển đã chú cách đọc chữ này như sau: 璵 以 諸 切; ⿂ 韻 (DƯ: dĩ chư thiết, ngư vận). Vậy chữ này đọc là "Dư" chứ không đọc là "Dữ" [7]. Bản Truyền kỳ mạn lục do Nxb Trẻ & Hội Nghiên cứu giảng dạy văn học TP. HCM, in lại năm 1988 (tr. 239), sau khi nêu ra sai lầm này, Hà Mâu Nhai & GS. Hoàng Như Mai đã giải thích rằng: "Có lẽ do số đông chúng ta không để ý đến, cứ đọc mãi thành thói quen".
Có thể nói mỗi câu chuyện trong Truyện Kì mạn lục của Nguyễn Dữ đều thể hiện một quan điểm chính trị một triết lí nhân sinh, một ý tưởng đạo đức sâu sắc. Nó không chỉ là những mong muốn của tác giả mà còn là nỗi lòng của người dân mong muốn sự công bình, sự bác ái,... mang giá trị nhân văn sâu sắc.
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
Tóm tắt tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
Mẫu 1
Ngô Tử Văn người đất Lạng Giang, vốn là một kẻ sĩ nổi tiếng khảng khái, chính trực, không chịu được sự tác yêu tác quái, làm hại dân của hồn tên tướng giặc bại trận nên đã đốt đền của hắn. Tên hung thần đe dọa và kiện chàng ở âm phủ. Chàng được thổ thần mách bảo về tội ác và tung tích của hắn, đồng thời chỉ dẫn chàng cách đối phó. Tử Văn bị quỷ sứ bắt xuống âm phủ. Trước mặt Diêm Vương, chàng dũng cảm tố cáo mọi tội ác của tên hung thần. Diêm Vương sinh nghi bèn cho người đến đền Tản Viên để lấy chứng thực. Quân lính về tâu, nhất nhất đúng lời Tử Văn. Cuối cùng công lý được khôi phục, tên tướng giặc và bọn phán sự vô trách nhiệm bị trừng trị, thổ thần được phục chức, Tử Văn được sống lại. Sau đó, Tử Văn được Viên Thổ Công tiến cử giữ chức phán sự đền Tản Viên.
Mẫu 2
Ngô Tư Văn được biết đến là chàng trai cương nghị, chính trực với nhiều phẩm chất tốt đẹp. Do không chịu đựng được sự tác oai tác quái của hồn ma tên tướng giặc, Ngô Tử Văn đã tắm gội sạch sẽ và đi đốt chùa - nơi tên tướng giặc ngự trị. Đêm đó về trong cơn sốt ngủ mơ, đầu óc miên man Ngô Tử Văn thấy hồn ma một người cao lớn về đe dọa đòi bắt chàng xuống âm phủ vì tội dám đốt đền. Nhưng đến chiều tối có một ông già đến xưng danh là Thổ Thần với tấm lòng cảm kích đến cảm ơn chàng và kể lại câu chuyện ngôi đền của ông đã bị tên tướng giặc chiếm lĩnh và chỉ cho Ngô Tử Văn tội ác, tung tích của tên tướng giặc cũng như cách ứng phó với tên tướng giặc đó ở dưới Minh Ti. Đến đêm, Tử Văn ốm nặng và có người đến đón Tử Văn đi. Do được căn dặn từ trước cũng như hiểu rõ lai lịch của tên tướng giặc mà Tử Văn đối mặt với Diêm Vương một cách cương nghị, chính trực và chiến thắng tên tướng giặc hung ác. Cuối cùng công lý được thực thi: tên tướng giặc và bọn phán sự vô trách nhiệm bị trừng trị, thổ thần được phục chức. Sau đó, Tử Văn được đưa trở về nhân gian và nhậm chức Phán Sự trông coi đền Tản Viên.
- Tóm tắt tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ
- Soạn bài lớp 10: Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên
- Soạn văn 10 bài: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
- Phân tích tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ
- Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
- Phân tích ý nghĩa của đoạn kết trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên và lời bình cuối truyện
- Phân tích yếu tố kì ảo trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ
- Phân tích việc đốt đền của Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
- Phân tích nội dung và nghệ thuật Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
- Phân tích nghệ thuật đặc sắc trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
Chuyện người con gái Nam Xương
Khái quát chung về văn bản Chuyện người con gái Nam Xương
1. Tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương
Vũ Nương là cô gái xinh đẹp, thùy mị, nết na khiến chàng Trương đem lòng yêu mến và cưới về làm vợ. Ngày chồng tòng quân, nàng đau lòng, dặn dò và mong chồng bình an trở về. Ở nhà, nàng một lòng một dạ chăm sóc con trai và chăm sóc mẹ chồng những ngày cuối đời. Khi chồng trở về, bế con ra thăm mộ mẹ, đứa nhỏ đã tiết lộ bố nó đêm nào cũng đến thăm nó khiến Trương Sinh đem lòng nghi ngờ, ghen tuông. Trương Sinh về nhà đã chửi mắng nàng và đuổi nàng đi mặc cho nàng van xin và thanh minh. Để chứng minh tấm lòng chung thủy của mình Vũ Nương đã nhảy sông tự tử. Sau này, khi Trương Sinh hiểu ra oan khuất của nàng đã vô cùng đau xót nhưng nàng không thể trở về nhân gian được nữa mà mãi ở lại nơi thủy cung.
2. Giá trị nội dung và nghệ thuật Chuyện người con gái Nam Xương
- Giá trị nội dung:
Phản ánh hiện thực xã hội phong kiến bất công với chế độ nam quyền, chà đạp số phận người phụ nữ. Đồng thời, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam thông qua nhân vật Vũ Nương: thùy mị, nết na, luôn giữ gìn khuôn phép, hết mực thủy chung với chồng. Bày tỏ niềm cảm thương của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ.
- Giá trị Nghệ thuật:
Xây dựng tình huống truyện độc đáo. Sử dụng yếu tố kỳ ảo làm nổi bật giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật tài tình, nhân vật được xây dựng qua lời nói và hành động. Các lời trần thuật và đối thoại của nhân vật sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ nhưng vẫn khắc hoạ đậm nét và chân thật nội tâm nhân vật.
Dàn ý phân tích bài chuyện người con gái Nam Xương
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ, và tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương”.
2. Thân bài
a. Vẻ đẹp của Vũ Nương
Vũ Nương là cô gái xinh đẹp: tư dung tốt đẹp.
Là cô gái có đức tính tốt đẹp: thùy mị, nết na.
→ Khiến chàng Trương đem lòng yêu mến và cưới về làm vợ.
Ngày chồng tòng quân: nàng đau lòng, dặn dò và mong chồng bình an trở về.
Khi chồng ra trận: ở nhà một lòng một dạ chăm sóc con trai và chăm sóc mẹ chồng những ngày cuối đời.
→ Là người vợ hiền lành, đảm đang, đầy đủ “công - dung - ngôn - hạnh” đáng ngưỡng mộ.
→ Là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ với những phẩm hạnh tốt đẹp.
b. Số phận bi kịch của Vũ Nương
Nguyên nhân: khi chồng bế con ra thăm mộ mẹ, đứa nhỏ đã tiết lộ bố nó đêm nào cũng đến thăm nó → Trương Sinh đem lòng nghi ngờ, ghen tuông.
Khi Trương Sinh về nhà đã chửi mắng nàng và đuổi nàng đi mặc cho nàng van xin và thanh minh.
→ Người phụ nữ không được tự quyết định số phận của mình mà phải phụ thuộc vào người đàn ông tỏng gia đình. Tuy mình bị oan nhưng không được thanh minh.
Để chứng minh tấm lòng chung thủy của mình Vũ Nương đã nhảy sông tự tử.
→ Đau khổ, xót thương trước số phận bất hạnh của nàng sau những điều tốt đẹp nàn dã làm cho nhà chồng.
Sau này, khi Trương Sinh hiểu ra oan khuất của nàng đã vô cùng đau xót nhưng nàng không thể trở về nhân gian được nữa mà mãi ở lại nơi thủy cung. → Đây được coi là cái kết vừa có hậu vừa đoản hậu của Vũ Nương: có hậu vì cuối cùng nàng cũng được minh oan và khiến cho người làm nàng đau khổ là Trương Sinh nhận ra lỗi lầm, ân hận về lỗi lầm đó; đoản hậu vì nàng không được quay lại nhân gian để sống tiếp kiếp người, để nhận lại phúc đức sau những nghĩa cử cao đẹp nàng đã làm.
3. Kết bài
Khẳng định lại vẻ đẹp, số phận của Vũ Nương và giá trị của tác phẩm.
.......................
Trên đây, VnDoc đã gửi tới các bạn thông tin Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Dữ. Hy vọng thông qua tài liệu này, các em sẽ ghi nhớ những thông tin chính về nhà văn Nguyễn Dữ. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu khác như Ngữ văn lớp 9, Văn mẫu lớp 9, Soạn văn 9 được cập nhật liên tục trên VnDoc.
- Soạn bài lớp 9: Chuyện người con gái Nam Xương
- Soạn Văn 9: Chuyện người con gái Nam Xương
- Tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ
- Phân tích tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ
- Lập dàn ý em đóng vai Trương Sinh kể lại “Chuyện người Con gái Nam Xương”
- Văn mẫu lớp 9: Đóng vai Trương Sinh để kể lại truyện Chuyện người con gái Nam Xương
- Đóng vai Vũ Nương kể lại Chuyện người con gái Nam Xương (Truyền kỳ mạn lục - Nguyễn Dữ)
- Phân tích nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm: Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ
- Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ
- Tưởng tượng bé Đản khi đã lớn kể lại cuộc đời oan khuất của mẹ (Dựa vào “Chuyện người con gái Nam Xương”)
- Đề cương ôn tập Ngữ văn lớp 9: Chuyện người con gái Nam Xương
- Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở ''Chuyện người con gái Nam Xương'' của Nguyễn Dữ
- Đề kiểm tra 15 phút bài Chuyện người con gái Nam Xương
- Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong những hoàn cảnh nào
- Ý nghĩa kết thúc Chuyện người con gái Nam Xương
- Kể lại câu chuyện Chuyện người con gái Nam Xương theo cách của em
- Đóng vai là người hàng xóm của Vũ Nương kể lại Chuyện người con gái Nam Xương