Tổng hợp các cách sửa nói ngọng cho trẻ
Tổng hợp các cách sửa nói ngọng cho trẻ dành cho học sinh tiểu học tham khảo để các em có thể tự phân biệt quy tắc chính tả, cách phát âm, cách sửa nói ngọng, đọc và viết chuẩn nhất. Mời thầy cô và phụ huynh cùng tham khảo chi tiết.
Cách sửa nói ngọng cho trẻ
- I. Có 2 dạng nói ngọng ở trẻ
- II. Nguyên nhân gây nên nói ngọng
- II. 10 phương pháp sửa nói ngọng cho trẻ
- 1. “Sàng lọc” những người tiếp xúc với trẻ
- 2. Luyện tập thời gian ngắn nhưng thường xuyên
- 3. Cho con luyện cơ miệng thường xuyên
- 4. Giúp trẻ bỏ các thói quen xấu ảnh hưởng tới phát âm
- 5. Để trẻ biết mình phát âm sai
- 6. Cho trẻ tập nói trước gương
- 7. Kể chuyện, đọc thơ cùng con
- 8. Khuyến khích bé giao tiếp
- 9. Không nhại, chê con khi con nói ngọng
- 10. Cho trẻ gặp chuyên gia để tư vấn
I. Có 2 dạng nói ngọng ở trẻ
- Nói ngọng sinh lý: cơ quan phát âm có lỗi bẩm sinh như ngắn lưỡi, đầy lưỡi…Trường hợp này khá khó khắc phục.
- Nói ngọng mang tính xã hội: phát âm lệch so với chuẩn. Khi đó bạn thử áp dụng 10 cách dưới đây.
II. Nguyên nhân gây nên nói ngọng
- Là do trẻ tự bóp méo âm thanh để truyền đạt ý mình cho người khác hiểu theo suy nghĩ riêng của trẻ.
- Cha, mẹ không sửa ngay những từ nói sai, khiến trẻ tạo thành thói quen mà lặp lại.
- Cha mẹ và những người xung quanh sử dụng sai ngôn ngữ khiến con cái bắt chước.
- Một số bệnh khi trẻ mắc phải gây khó thở, ngạt mũi khiến khi nói trẻ phải thè lưỡi ra để phát âm cũng là nguyên nhân khiến trẻ nói ngọng.
II. 10 phương pháp sửa nói ngọng cho trẻ
1. “Sàng lọc” những người tiếp xúc với trẻ
Một trong những lý do thường gặp nhất dẫn tới tật nói ngọng của trẻ là do trẻ bắt chước những người xung quanh như bố mẹ, bạn bè, giáo viên,... Vì thế bạn nên sàng lọc đối tượng tiếp xúc với con bạn, bạn nên hạn chế, thậm chí có thể là không cho trẻ tiếp xúc với những người có phát âm không chuẩn. Nếu là trẻ học nói ngọng từ cô giáo ở lớp thì bạn nên cho con chuyển lớp, hay trẻ nói ngọng do chơi với bạn bè hàng xóm thì bạn nên hạn chế cho con chơi cùng các bạn đó.
2. Luyện tập thời gian ngắn nhưng thường xuyên
Bố mẹ nên dành thời gian luyện tập sửa ngọng cùng trẻ, bạn nên sửa ngọng cho bé bằng những bài tập ngắn vì nếu bài tập dài trẻ sẽ nhanh chán và mất tập trung, chỉ nên cho trẻ luyện tập 2 - 3 phút nhưng tập nhiều lần trong ngày sẽ đem lại hiệu quả cao, khi luyện tập cho trẻ thì không nên nổi nóng và nản chí vì nếu như vậy bạn sẽ thất bại.
3. Cho con luyện cơ miệng thường xuyên
Bố mẹ nên tập hợp và phân loại lại những chữ cái, từ mà con đang phát âm sai để có phương hướng hướng dẫn con nói chuẩn hơn. Có thể cho con tập bài tập luyện cơ miệng vào buổi sáng như: Há miệng to và nói “A, O, TR,…” làm khoảng 5 - 7 lần.
Ngoài ra, bạn nên kết hợp giữa bài tập với các trò chơi để trẻ hứng thú hơn và không bị chán, bạn có thể cho con bạn chơi đố vui hay tìm đồ vật rồi gọi tên đồ vật,... khi rèn nói ngọng cho con thì bạn nên nói chậm lại, không cáu gắt, không tức giận, nên tạo cho trẻ một môi trường thoải mái để trẻ tiếp thu thứ bạn muốn truyền đạt tới con, sửa lỗi nói ngọng nên vừa sửa và chơi sẽ hiệu quả cao hơn.
4. Giúp trẻ bỏ các thói quen xấu ảnh hưởng tới phát âm
Những thói quen xấu cũng là nguyên nhân dẫn đến nói ngọng như mút tay, ngoái mũi, cho tay vào miệng,… Vì thế, ba mẹ nên luôn chú ý nhắc nhở để trẻ có thể dần dần bỏ những thói quen này. Ví dụ nếu trẻ mút tay khi đang cùng cả nhà xem tivi thì bạn có thể cho trẻ chơi một trò chơi nào đó khiến trẻ quên đi việc mút tay hoặc bạn cũng có thể trực tiếp nhắc nhở trẻ để trẻ biết những hành động đó là không nên làm.
5. Để trẻ biết mình phát âm sai
Khi trẻ lớn một chút hay khi bạn không có đủ thời gian hay sự kiên trì để sửa lỗi ngọng cho trẻ thì bạn có thể trực tiếp cho trẻ biết trẻ đang phát âm sai để trẻ tự ý thức về việc mình đang nói ngọng và sẽ tự chú ý sửa sai cho mình. Trẻ nói ngọng sẽ không biết mình đang bị ngọng và ngọng như thế nào nên cách nhanh nhất là bạn cho con bạn biết bé đang nói ngọng, bạn có thể chọn cách ghi âm lại một đoạn trẻ nói ngọng để cho trẻ nghe, khi đó trẻ sẽ có được hình dung tốt nhất về tình trạng ngọng của mình.
6. Cho trẻ tập nói trước gương
Việc nói trước gương sẽ tạo cho trẻ sự mới lạ và thích thú, cả nhà cùng nhau đúng trước gương, tất cả cùng nhau nói, cùng nhau phát âm. Cả ba mẹ và con đều nói trước gương. Ba mẹ phát âm mẫu cho trẻ những từ và cụm từ mà trẻ thường nói sai để trẻ quan sát, khi phát âm mẫu bố mẹ nên chú ý phát âm chậm và rõ ràng nhất có thể để trẻ có thể dễ dàng quan sát và bắt trước theo. Khi trẻ bắt trước theo thì bố mẹ nên quan sát và sửa sai kịp thời thì trẻ sẽ nhớ hơn, nên động viên trẻ khi luyện tập.
7. Kể chuyện, đọc thơ cùng con
Thực tế nhiều người khi nói sẽ phát âm sai khi giao tiếp thường ngày nhưng khi hát, đọc truyện lại nói chuẩn, đúng. Trẻ em cũng giống như vậy. Do đó, ba mẹ có thể sửa ngọng cho trẻ bằng việc thường xuyên đọc truyện cho trẻ nghe, cũng có thể cho con đọc truyện hay cùng con hát những bài hát thiếu nhi mà trẻ yêu thích. Quá trình mà trẻ bắt chước kể theo những câu chuyện, hát theo những bài hát mà ba mẹ đã kể hay hát sẽ giúp trẻ dần dần phát âm chuẩn hơn.
Các bé thường rất thích nghe kể chuyện, hát tuy nhiên việc đó không đồng nghĩa với việc bé không chán, chính vì thế bạn nên chọn những câu chuyện ngắn gọn, vui vẻ để tạo hứng thú cho trẻ.
8. Khuyến khích bé giao tiếp
Giao tiếp là nguyên nhân dẫn đến nói ngọng nhưng đồng thời cũng là cách để sửa nói ngọng tốt nhất. Bé sẽ phát âm tốt hơn khi thường xuyên được giao tiếp với mọi người xung quanh. Cha mẹ cần tạo thêm không gian giao tiếp cho bé như bạn có thể cho bé ra ngoài công viên chơi hoặc đến nơi có nhiều trẻ nhỏ để vui chơi. Tuy nhiên, cho tiếp xúc nhiều không phải là ai cũng tiếp xúc, mà nên tránh những trường hợp nói ngọng, nói giọng địa phương.
9. Không nhại, chê con khi con nói ngọng
Một sai lầm rất thường gặp ở người lớn là khi trẻ nói ngọng thì thường hay đùa với con bằng cách nhại lời con, chọc quê con thậm chí còn có người lớn chê con nói ngọng khiến trẻ cảm thấy xấu hổ. Điều này chỉ khiến trẻ khó chữa được tật nói ngọng hơn mà thôi vì trẻ sẽ lầm tưởng điều đó khiến cho bố mẹ vui nên sẽ cố nói ngọng nhiều hơn. Còn đối với trường hợp trẻ bị chê nhiều sẽ khiến trẻ dễ bị tổn thương và trở nên sống khép kín, mất tự tin.
10. Cho trẻ gặp chuyên gia để tư vấn
Nếu bạn không có thời gian, không có sự kiên nhẫn, không tự tin vào khả năng của mình thì bạn có thể cho trẻ gặp các chuyên gia là các giáo viên chuyên dạy ngôn ngữ hay bác sĩ, bạn cũng có thể cho con của bạn tham gia vào một lớp học phát âm để trẻ của bạn có thể có một một trường luyện tập chuyên nghiệp nhất. Cách này cũng sẽ mang lại một hiệu quả rất tích cực.
Nếu các bậc phụ huynh chưa có biện pháp sửa lỗi cho con nói ngọng, hãy xem thử 10 cách trên nhé, để áp dụng thực hiện cho các em và các mẹ hãy kiên trì dạy các em nhé!
Ngoài 10 Phương pháp dạy trẻ hết nói ngọng trên, các bạn có thể tham khảo thêm các phương pháp khác như:
Phát triển khả năng nhai cho trẻ
- Việc phát triển khả năng nhai sẽ giúp cơ hàm vận động, phát triển cơ má, lưỡi. Động tác này sẽ giúp trẻ nói rõ ràng hơn.
Kiên nhẫn lắng nghe trẻ
- Cần kiên nhẫn lắng nghe trẻ diễn đạt ý của mình một cách kiên nhẫn, đừng vội vàng xen vào điều chỉnh ngày khi bé đang nói vì sẽ làm trẻ mất tự tin rồi càng nói ngọng, nói lắp, khó diễn tả hơn.
Chăm đọc sách cho trẻ nghe
- Thông qua cách đọc sách cho trẻ nghe thì có thể dạy cho trẻ cả khối lượng lớn từ vựng trong giao tiếp. Từ đó sẽ giúp cho trẻ có câu từ mạch lạc trong suy nghĩ và phát âm chuẩn hơn.
Thường xuyên tiếp xúc với trẻ
- Việc thường xuyên gần gũi, tiếp xúc với trẻ sẽ giúp hiểu rõ trẻ hơn, biết rõ trẻ gặp vấn đề gì để dạy trẻ hết nói ngọng. Đồng thời, việc gần gũi với trẻ sẽ giúp các bạn có thời gian tập luyện cho trẻ nói chuẩn nhiều hơn.
Phát âm chuẩn để trẻ bắt chước
- Việc phát âm chuẩn và đúng sẽ giúp cho việc tiếp xúc với trẻ hàng ngày sẽ làm cho trẻ bắt chước theo. Bắt chước theo lối phát âm chuẩn sẽ làm cho trẻ khắc phục được tật nói ngọng hiệu quả.
Xem thêm:
- Quy tắc chính tả phân biệt l/n, ch/tr, x/s, gi/d/, c/q/k, i/y
- Viết đúng dấu "Hỏi-Ngã" trong chính tả Tiếng Việt
- Phân biệt "nên" và "lên" khi viết chính tả
- Dãn hay Giãn, Co dãn hay Co giãn, Thư dãn hay Thư giãn đúng chính tả?
- Chần chừ hay Trần trừ mới là đúng chính tả?
Trên đây là Tổng hợp các cách sửa nói ngọng cho trẻ. Ngoài ra, các em học sinh còn có thể tham khảo toàn bộ biểu mẫu Giáo dục - Đào tạo hay các tài liệu liên quan đến thu nhập, quyền lợi dành cho giáo viên mà VnDoc.com đã sưu tầm và chọn lọc tại chuyên mục: Dành cho giáo viên