Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tổng hợp các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng

Tổng hợp các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng theo Luật Thi đua, khen thưởng

VnDoc.com xin giới thiệu tới các bạn bài viết Tổng hợp các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng. Mời các bạn cùng xem nội dung chi tiết để Phân biệt danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng.

Phân biệt danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng

Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Mục tiêu của thi đua nhằm tạo động lực động viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Như vậy, hiện nay có các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng nào?

Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng 2003 và Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi 2005 quy định các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng, cụ thể như sau:

A. DANH HIỆU THI ĐUA gồm:

1. Danh hiệu thi đua đối với cá nhân

- "Chiến sĩ thi đua toàn quốc";

- Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương;

- "Chiến sĩ thi đua cơ sở";

- "Lao động tiên tiến", "Chiến sĩ tiên tiến".

2. Danh hiệu thi đua đối với tập thể

- "Cờ thi đua của Chính phủ";

- Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương;

- "Tập thể lao động xuất sắc", "Đơn vị quyết thắng";

- "Tập thể lao động tiên tiến", "Đơn vị tiên tiến";

- Danh hiệu thi đua đối với thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố và tương đương là thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố văn hoá.

3. Danh hiệu thi đua đối với hộ gia đình là "Gia đình văn hoá".

B. HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG gồm:

1. Huân chương

- "Huân chương Sao vàng";

- "Huân chương Hồ Chí Minh";

- "Huân chương Độc lập" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba;

- "Huân chương Quân công" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba;

- "Huân chương Lao động" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba;

- "Huân chương Bảo vệ Tổ quốc" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba;

- "Huân chương Chiến công" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba;

- "Huân chương Đại đoàn kết dân tộc";

- "Huân chương Dũng cảm";

- "Huân chương Hữu nghị".

2. Huy chương

- "Huy chương Quân kỳ quyết thắng";

- "Huy chương Vì an ninh Tổ quốc";

- "Huy chương Chiến sĩ vẻ vang" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba;

- "Huy chương Hữu nghị".

3. Danh hiệu vinh dự nhà nước

- “Tỉnh Anh hùng”, “Thành phố Anh hùng”;

- “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”;

- “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”;

- “Anh hùng Lao động” ;

- “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”;

- “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”;

- “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”;

- “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”.

4. "Giải thưởng Hồ Chí Minh", "Giải thưởng nhà nước"

5. Kỷ niệm chương, Huy hiệu

6. Bằng khen

- "Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ";

- Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương.

7. Giấy khen

Nhà nước thực hiện khen thưởng qua tổng kết thành tích các giai đoạn cách mạng, khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được, khen thưởng quá trình cống hiến và khen thưởng đối ngoại.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Thi đua, Khen thưởng 2003;
  • Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi 2005;
  • Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi 2013.

Trên đây là nội dung chi tiết của bài viết Tổng hợp các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng. Tất cả các tài liệu về Văn bản Giáo dục đào tạo được VnDoc cập nhật và đăng tải thường xuyên. Chi tiết nội dung của các Văn bản, Thông tư mời các bạn cùng theo dõi và tải về sử dụng.

Tài liệu dành cho giáo viên:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm