Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trọn bộ Bài tập Toán nâng cao lớp 1 - Ôn tập nghỉ dịch Corona

Trọn bộ Bài tập Toán nâng cao lớp 1 - Ôn tập nghỉ dịch Corona là các các dạng bài tập nâng cao lớp 1, có đáp án kèm theo được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán lớp 1.

1. Bài tập Toán nâng cao lớp 1 - Phần 1

Bài 1. Viết (theo mẫu)

Toán nâng cao lớp 1: Các số trong phạm vi 10

Đáp án bài 1:

Bài 1.

Các em nhận thấy số bên trái và số bên phải là số các chấm ở trong hai ô vuông tương ứng. Số ở giữa là tổng số chấm của cả hai ô vuông, tức là tổng của hai số đó. Với nguyên tắc như vậy, ta có thể điền như sau:

Toán nâng cao lớp 1: Các số trong phạm vi 10

Bài 2. Điền số thích hợp vào ô trống

Toán nâng cao lớp 1: Các số trong phạm vi 10

Đáp án bài 2:

Bài 2:

Bài 2 cũng làm tương tự bài 1, các em nhận thấy số ở ô vuông giữa là tổng của số ở hai ô vuông bên cạnh.

Toán nâng cao lớp 1: Các số trong phạm vi 10

Bài 3. Điền số thích hợp vào ô trống

Toán nâng cao lớp 1: Các số trong phạm vi 10

Đáp án bài 3:

Bài 3.

Ta thực hiện điền như sau

Toán nâng cao lớp 1: Các số trong phạm vi 10

Bài 4. Viết phép tính vào ô trống

Toán nâng cao lớp 1: Các số trong phạm vi 10

Đáp án bài 4:

Bài 4.

Ta thực hiện phép tính cộng như sau:

Toán nâng cao lớp 1

Bài 5. Số?

Toán nâng cao lớp 1

Đáp án bài 5:

Bài 5.

Để thực hiện phép toán như yêu cầu của bài:

Toán nâng cao lớp 1

ta thực hiện lần lượt các phép toán theo các phép tính viết trên mũi tên như sau:

8 – 3 = 5

5 + 4 = 9

Như vậy, ta có thể điền như sau:

Bài tập Toán nâng cao lớp 1

Bài 6. Viết các số: 6;1;3;7;10:

a) Theo thứ tự từ bé đến lớn

..........................................................

b) Theo thứ tự từ lớn đến bé

...........................................................

Đáp án bài 6:

Bài 6.

Viết các số: 6;1;3;7;10.

Bài tập Toán nâng cao lớp 1

Bài 7. Thực hiện phép tính

Bài tập Toán nâng cao lớp 1

Đáp án bài 7:

Bài 7.

Thực hiện phép tính

Bài tập Toán nâng cao lớp 1

Bài 8. Bé đi học lúc 7 giờ. Khi bé đi học về kim dài chỉ số 12, kim ngắn chỉ số 10. Hỏi bé học trong mấy giờ?

Đáp án bài 8:

Bài 8.

Kim dài chỉ số 12 và kim ngắn chỉ số 10 là 10 giờ. Như vậy, thời gian bé đi học là:

10 – 7 = 3 (giờ).

Đáp số: 3 giờ

Bài 9. Từ ba số: 3;6;9, hãy lập tất cả các phép tính đúng trong phạm vi 10.

Đáp án bài 9:

Bài 9.

Ta có các phép toán có thể lập từ ba số 3;6;9 là:

3 + 6 = 9

6 + 3 = 9

9 – 3 = 6

9 – 6 = 3

Bài 10. Tìm một số, biết rằng số đó cộng với 3 rồi trừ đi 2 thì bằng 6.

Đáp án bài 10:

Bài 10.

Sơ đồ:

Bài tập Toán nâng cao lớp 1

Ta làm ngược bài này từ kết quả đi lên.

Một số trừ đi 2 thì bằng 6, vậy số đó bằng: 6 + 2 = 8

Số cần tìm cộng với 3 thì bằng 8. Vậy số cần tìm bằng”

8 – 3 = 5.

Vậy số phải tìm là 5.

Thử lại:

5 + 3 = 8

8 – 2 = 6.

Thỏa mãn yêu cầu của đề bài.

Đáp số: Số 5.

Bài 11. Mai có 6 quyển truyện. Mẹ mua cho Mai thêm 3 quyển truyện nữa. Sau đó Mai đem tặng chị Hoài 2 quyển. Hỏi Mai còn lại bao nhiêu quyển truyện?

Đáp án bài 11:

Mai có 6 quyển truyện, mẹ mua cho Mai thêm 3 quyển nữa, khi đó Mai có số quyển truyện là:

6 + 3 = 9 (quyển)

Mai tặng chị Hoài 2 quyển, lúc đó số quyển truyện của Mai còn lại là:

9 – 2 = 7 (quyển)

Đáp số: 7 quyển truyện.

Bài 12. Số tuổi của An và Ba cộng lại bằng số tuổi của Hương và Lan cộng lại, An nhiều tuổi hơn Lan. Hỏi Ba nhiều hơn hay ít tuổi hơn Hương ?

Đáp án bài 12:

Ta có thể viết các yếu tố của đề bài như sau:

Tuổi của An + tuổi của Ba = tuổi của Hương + tuổi của Lan

Tuổi của An > Tuổi của Lan.

Vậy hãy so sánh tuổi của Ba và Hương.

Nếu tuổi của Ba lớn hơn tuổi của Hương, thì ta có: Tuổi của An cộng tuổi của Ba phải lớn hơn tuổi của Hương cộng tuổi của Lan, như vậy không thỏa mãn điều kiện bài cho là tổng tuổi của An và Ba bằng tổng tuổi của Hương và Lan. Như vậy tuổi của Ba phải ít hơn tuổi của Hương.

Bài 13. An có ít hơn Bình 3 hòn bi, Bình có ít hơn Sơn 4 hòn bi. Hỏi Sơn có mấy hòn bi, biết rằng An có 3 hòn bi?

Đáp án bài 13:

An có 3 hòn bi, An có ít hơn Bình 3 hòn bi, vậy số bi của Bình là:

3 + 3 = 6 (hòn bi)

Bình có ít hơn Sơn 4 hòn bi, vậy số bi của Sơn là:

6 + 4 = 10 (hòn bi)

Vậy Sơn có 10 hòn bi.

Đáp số: 10 hòn bi

Bài 14. Hiên có ít hơn Hoài 3 quyển truyện tranh, Hoài ít hơn Liên 2 quyển truyện tranh. Hỏi Hiên có mấy quyển truyện tranh, biết rằng Liên có 9 quyển truyện tranh?

Đáp án bài 14:

Liên có 9 quyển truyện tranh, Hoài có ít hơn Liên 2 quyển truyện tranh, vậy số truyện tranh của Hoài là:

9 – 2 = 7 (quyển)

Hoài có 7 quyển truyện tranh, Hiên ít hơn Hoài 3 quyển truyện tranh, vậy số truyện tranh của Hiên là:

7 – 3 = 4 (quyển)

Vậy Hiên có 4 quyển truyện tranh.

Đáp số: 4 quyển truyện tranh

Bài 15. Con gà mái nhà bạn An sau một tuần 3 ngày đẻ được một số trứng. Bạn An tính rằng cứ hai ngày nó đẻ được một quả trứng. Hỏi con gà đó đã đẻ được bao nhiêu quả trứng?

Đáp án bài 15:

Một tuần 7 ngày.Một tuần 3 ngày tương ứng với:

7 + 3 = 10 (ngày)

Gà mái nhà bạn An cứ hai ngày đẻ một quả trứng, vậy sau 10 ngày gà nhà bạn An sẽ đẻ được tổng cộng số quả trứng là:

1 + 1 + 1+ 1 + 1 = 5 (quả trứng)

Đáp số: 5 quả trứng

Bài 16. Anh nghĩ một số nào đó từ 1 đến 7. Anh đem cộng số đó với 3, được bao nhiêu đem trừ đi 1, rồi lại trừ tiếp đi số đã nghĩ. Kết quả cuối cùng bằng 2. Hỏi số Anh đã nghĩ có đúng không?

Đáp án bài 16:

Thử lần lượt từ 1 đến 7 để xem kết quả có chính xác hay không.

Đáp số: Số Anh đã nghĩ là đúng

Bài 17. Nam khoe với Bình: “Ba năm nữa thì mình có số tuổi bằng số lớn nhất có một chữ số”. Hỏi năm nay bạn Nam bao nhiêu tuổi?

Đáp án bài 17:

Số lớn nhất có một chữ số là số 9.

Ba năm nữa thì Nam có số tuổi bằng số lớn nhất có một chữ số, nên hiện nay số tuổi của bạn Nam là:

9 – 3 = 6 (tuổi)

Vậy hiện nay bạn Nam được 6 tuổi.

Bài 18. Hải nói với Hà: “Chị mình bảo Tết này thì tuổi chị mình bằng số lớn nhất có một chữ số”. Hà nói: “Còn anh mình thì lại bảo, Tết này anh còn thiếu 1 tuổi nữa thì bằng số tuổi nhỏ nhất có hai chữ số”. Chị của Hải và anh của Hà, ai nhiều tuổi hơn?

Đáp án bài 18:

Số lớn nhất có một chữ số là số 9. Vậy tết này chị của Hải được 9 tuổi.

Số nhỏ nhất có hai chữ số là số 10. Anh của Hà còn thiếu một tuổi nữa thì bằng 10 tuổi. Vậy Tết này tuổi của anh của Hà là:

10 – 1 = 9 (tuổi).

Như vậy, chị của Hải và anh của Hà đều được 9 tuổi vào Tết này nên hai người bằng tuổi nhau.

Đáp số: 2 người bằng tuổi nhau.

Bài 19. Mẹ đi chợ về lúc 7 giờ sáng, bố đi làm về lúc 10 giờ trưa. Hỏi bố với mẹ ai về nhà sớm hơn, và sớm hơn người kia mấy giờ?

Đáp án bài 19:

Mẹ đi chợ về tới nhà lúc 7 giờ sáng, còn bố thì về đến nhà lúc 1o giờ trưa nên bố về sau mẹ:

10 – 7 = 3 ( giờ )

Bố về nhà sau mẹ 3 giờ hay mẹ về trước bố 3 giờ.

Đáp số: 3 giờ.

Bài 20. Mạnh có 6 bức tranh. Thắng có 9 bức tranh. Mạnh nói với Thắng: “Tớ có nhiều tranh hơn bạn”, Thắng nói với Mạnh:”Còn tớ có ít tranh hơn bạn”. Hỏi Thắng và Mạnh nói có đúng không ?

Đáp án bài 20:

Mạnh có 6 bức tranh. Thắng có 9 bức tranh. Ta lại có 6 < 9 .

Vậy bạn Mạnh có ít bức tranh hơn bạn Thắng, hay bạn Thắng có nhiều bức tranh hơn bạn Mạnh.

Như vậy cả 2 bạn Mạnh và Thắng đều nói sai.

Cần phải sửa lại là: Mạnh nói với Thắng: “Tớ có ít tranh hơn bạn”,

Thắng nói với Mạnh: “Còn tớ có nhiều tranh hơn bạn”.

2. Bài tập Toán nâng cao lớp 1 - Phần 2

Bài 21. Hoa có 3 quyển truyện, Hoài có 7 quyển truyện, Minh có 10 quyển truyện. Hỏi bạn nào có nhiều truyện hơn và nhiều hơn bao nhiêu quyển truyện?

Đáp án bài 21:

So sánh ba số: 3;7;10.

Ta có: 3 < 7; 7 < 10; 3 < 10.

Hơn nữa:

10 – 7 = 3;

10 – 3 = 7

7 – 3 = 4.

Như vậy, bạn Minh có 10 quyển truyện là bạn có nhiều truyện nhất. Tiếp đến là bạn Hoài. Bạn Hoa ít truyện nhất. Bạn Minh hơn bạn Hoài 3 quyển truyện (10 – 3 = 7). Bạn Hoài ít hơn bạn Minh 3 quyển truyện và nhiều hơn bạn Hoa 4 quyển truyện (7 – 3 = 4)

Bài 22. Mẹ chia bánh cho hai anh em. Em được 5 cái, anh ít hơn em 1 cái. hỏi anh được mấy cái bánh?

Đáp án bài 22:

Số bánh của anh là:

5 – 1 = 4 (cái)

Đáp số: 4 cái bánh.

Bài 23. Toàn có một số bi xanh và bi đỏ. Biết rằng số bi của Toàn bé hơn 10. Số bi đỏ nhiều hơn số bi xanh là 7. Hỏi Toàn có bao nhiêu bi xanh ? Bao nhiêu bi đỏ?

Đáp án bài 23:

Toàn có một số bi xanh và bi đỏ. Biết rằng số bi của Toàn bé hơn 10. Số bi đỏ nhiều hơn số bi xanh là 7.

Như vậy có một số trường hợp có thể xảy ra:

Nếu Toàn có 1 viên bi màu xanh, thì số bi đỏ của Toàn là:

1 + 7 = 8 (viên bi)

Vậy số bi của Toàn là:

1 + 8 = 9 ( viên bi )

Lại có: 9 < 10, thỏa mãn yêu cầu bài cho.

Nếu Toàn có 2 viên bi màu xanh, thì số bi đỏ của Toàn là:

2 + 7 = 9 (viên bi )

11 vượt quá số bi của Toàn có là bé hơn 10 viên bi. Nên trường hợp này không xảy ra.

Như vậy Toàn có 1 viên bi màu xanh và 8 viên bi màu đỏ.

Bài 24. Nếu mẹ cho Dũng thêm 3 viên kẹo, Anh cho Dũng 2 viên thì Dũng có tất cả 10 viên kẹo. Hỏi ban đầu Dũng có tất cả bao nhiêu viên kẹo

Đáp án bài 24:

Nếu mẹ cho Dũng thêm 3 viên kẹo, Anh cho Dũng 2 viên, thì Dũng có tất cả 10 viên kẹo.

Số kẹo của Dũng được cho là:

3 + 2 = 5 (viên kẹo)

Số kẹo Dũng có ban đầu là:

10 – 5 = 5 (viên kẹo)

Như vậy, ban đầu Dũng có 5 viên kẹo.

Bài 25. Một nhóm học sinh đi đến trường. Bạn đi đầu đi trước 2 bạn, bạn đi giữa đi giữa hai bạn, bạn đi sau đi sau hai bạn.Hỏi nhóm bạn đó có bao nhiêu người ?

Đáp án bài 25:

Một nhóm học sinh đến trường. Bạn đi đầu đi trước hai bạn: có 1 bạn đi đầu, theo sau là 2 bạn.

Bạn đi giữa đi giữa hai bạn: Nghĩa là phía trước có 1 bạn và phía sau còn 1 bạn.

Bạn đi sau: đi sau 2 bạn: Nghĩa là có một bạn đi sau cùng, phía trước có 2 bạn.

Nhóm này có tất cả 3 bạn đi nối tiếp nhau đến trường.

Đáp số: 3 bạn.

Bài 26. Tìm hai số mà khi cộng hai số đó thì được số nhỏ nhất có hai chữ số. Nếu lấy số lớn trừ đi số bé thì nhận được kết quả cũng bằng số nhỏ nhất có hai chữ số.

Đáp án bài 26:

Số nhỏ nhất có hai chữ số là số 10

Số lớn trừ số bé cũng có kết quả là bằng số nhỏ nhất có hai chữ số. Vậy số lớn trừ số bé có kết quả là số 10.

Vậy số bé đó phải là số O. Từ đó ta thấy số lớn là số 10.

Vậy hai số cần tìm là số 0 và số 10

Bài 27. Tìm 5 số khác nhau mà khi cộng lại kết quả bằng 10.

Đáp án bài 27:

Cách 1: Các số bé hơn 10 là: 0;1;2;3;4;5;6;7;8;9.

5 số cần tìm phải khác nhau, như vậy số bé nhất, ta chọn là số 0.

Số lớn nhất không được vượt quá số 4. Ví dụ chọn số lớn hơn số 5. Khi đó tổng 3 số còn lại là:

10 – 0 – 5 = 5

Như vậy chỉ có thể chọn 3 số bất kì trong các số là: 1;2;3;4. Nhưng tổng của 3 số bất kì trong 4 số trên đều lớn hơn 5. Vậy không thỏa mãn.

Vậy số lớn nhất trong 5 số cần tìm là số 4.

Lập luận tương tự, ta tìm được số lớn thứ hai cần tìm là số 3.

Khi đó ta có tổng của 3 số là:

0 + 3 + 4 = 7

Hai số cần tìm còn lại có tổng là:

10 – 7 = 3

Tổng của hai số khác nhau có tổng bằng 3, ta tìm ngay được đó là số 1 và số 2.

Vậy 5 số cần tìm là: 0;1;2;3;4.

Ta có

0 + 1 + 2 + 3 + 4 = 10

Cách 2: Các số bé hơn 10 là: 0;1;2;3;4;5;6;7;8;9.

5 số cần tìm phải khác nhau, giả sử ta chọn 5 số là: 0;1;2;3;4.

Ta có

0 + 1 + 2 + 3 + 4 = 10 (Thỏa mãn yêu cầu của đề bài)

Nếu ta chọn một số khác lớn hơn 1 trong 5 số trên, giả sử là: 0;1;2;3;5

Ta có

0 + 1 + 2 + 3 + 5 = 11 > 10 ( Không thỏa mãn yêu cầu của đề bài).

Đáp số: 5 số cần tìm là: 0;1;2;3;4.

Phiếu bài tập lớp 1 khác:

Đề thi giữa học kì 2 lớp 1

Trên đây là: Hướng dẫn tự ôn luyện môn Toán 1 nâng cao khi tạm nghỉ phòng dịch Corona. Các bậc phụ huynh nên có kế hoạch dạy con các kỹ năng học trong thời gian nghỉ tại nhà.

Ngoài Trọn bộ Bài tập Toán nâng cao lớp 1 - Ôn tập nghỉ dịch Corona trên, các em học sinh có thể tham khảo môn Toán lớp 1 nâng caobài tập môn Toán lớp 1 đầy đủ khác, để học tốt môn Toán hơn và chuẩn bị cho các bài thi đạt kết quả cao.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Toán lớp 1 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm