Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Cẩm Tú Nguyễn Thị Văn học

Viết bài văn nghị luận về: trải nghiệm, thấu cảm

Giúp em với ạ

3
3 Câu trả lời
  • Chít
    Chít

    Cuộc đời của ta được tô điểm bởi muôn màu chính nhờ những trải nghiệm. Trải nghiệm có ý nghĩa lớn lao trong cuộc sống. Trải nghiệm được hiểu là hành trình khám phá, học hỏi của mỗi chúng ta để từ đó rút ra cho mình những kinh nghiệm, bài học và ngày một tốt hơn. Nhờ có những trải nghiệm quý báu mà ta trở nên “thông thái” trước những vấn đề của đời sống. Và dù trước mắt có vô vàn khó khăn, ta vẫn đủ mạnh mẽ và kiên cường vươn lên để đương đầu với mọi vấn đề.

    Cuộc đời của con người sẽ vô cùng tẻ nhạt, nhàm chán nếu ta cứ đứng chôn chân một chỗ hay cố kiếm tìm cho mình vùng an toàn. Cuộc đời mà không có sự khám phá, tìm tòi thì đó chính là cuộc đời nhạt lặp đi lặp lại như vòng tuần hoàn và sớm muộn chính ta cũng bí bách trong đời sống tẻ nhạt ấy.

    Những cuộc đi và những lỗi sai đã đem đến cho con người bao tri thức, bao hiểu biết. Đó chính là điều bạn sẽ không có nếu chỉ muốn là Ếch ngồi đáy giếng. Khi ta có cho mình tri thức, kĩ năng, thì ta có thể trả lời muôn vàn lời tự vấn: tôi là ai, tôi cần làm gì? Chỉ có rèn luyện một bản lĩnh mạnh mẽ, kiên cường thì trái tim mới đủ cứng rắn dám làm, dám hành động thay vì ngồi đó và ngưỡng vọng những người tài giỏi quanh mình.

    Trải nghiệm không phải là đánh đổi mà là sự tôi luyện cho những hèn kém để giúp ta tìm thấy chính mình trong cuộc đời này. Trong đời sẽ chẳng có ai không phạm sai lầm. Cứ hãy đi và trải nghiệm và chúng ta sẽ gặp nhau trên đại dương muôn trùng với con thuyền chuyên chở mơ ước của riêng mình để cùng làm nên thành công.

    0 Trả lời 22/03/23
    • Milky Nugget
      Milky Nugget

      Học là quá trình cả đời phấn đấu mà bể học là vô tận nên Lênin đã nói: "Học, học nữa, học mãi". Nhưng không phải cứ muốn học thì có thể thành tài ngay được mà trước hết phải vật lộn với muôn vàn khó khăn ban đầu thì từ từ, ta mới có thể học lên cao nữa và gặt hái được nhiều thành quả hơn. Chẳng thế mà ngạn ngữ Hi Lạp đã có câu: "Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào".

      Học hành là quá trình ta tích luỹ, tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm của biết bao thế hệ đi trước để lại, biến nó thành của mình rồi áp dụng vào thực tiễn hoặc mở rộng, đào sâu hơn những kiến thức đó. "Cái rễ đắng cay" của học hành là những khó khăn, trở ngại mà con người ta vấp phải khi bắt đầu tiếp cận với những nguồn tri thức mới. Còn "cái quả ngọt ngào" của nó là những thành công ta gặt hái được sau một quãng đường dài cố gắng học tập. Để có thể hiểu rõ hơn câu ngạn ngữ trên, chúng ta hãy tưởng tượng cây muốn đứng vững thì rễ cây phải bám sâu từng chiếc rễ nhỏ xuống lòng đất, nhưng để có được một chiếc rễ to và chắc khoẻ như thế thì không hề đơn giản. Từ đó ta có thể hiểu được nghĩa của câu ngạn ngữ này là: Nêu chúng ta có cố gắng, có quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để học tập thì chúng ta sẽ thu được những kết quả mĩ mãn như mong đợi.

      Thành quả luôn khiến người ta khao khát nhưng muốn với tới nó, ta phải trải qua rất nhiều đắng cay. Quá trình học hành cũng thế, con đường đi của học vấn không bao giờ rải hoa hồng. Bởi khi đứng trước một bể kiên thức bao la, vô tận con người ta dễ bị choáng ngộp, run sợ. Rồi khi tiếp cận với từng phần kiến thức mới mẻ hoàn toàn, con người dễ bị nản chí bởi không phải cứ học, đọc là nhớ được, áp dụng lại càng khó. Lúc này phương pháp học là một vị cứu tinh, tự thân mỗi người phải tìm cho mình một phương pháp học thích hợp với sở trường, hoàn cảnh, trí nhớ và cả khả năng tư duy của mình. Đó là một quá trình dài, mòn mỏi tìm tòi, sáng tạo, tham khảo nhiều nguồn để rút ra một phương pháp tối ưu cho mình. Có nhiều người đến đây rồi phải lạc lối nhiều lần mới tìm được đường ra. Rồi sau đó, nắm được phương pháp, ta còn cả một quá trình rèn luyện, phấn đấu tìm và tiếp thu kiến thức. Bên cạnh đó để có được trọn vẹn kiến thức thì ta phải trải qua quá trình kiểm chứng, sàng lọc lại cái cần thiết, tổng hợp hoặc phân chia theo chuyên ngành để nắm vững kiến thức mới áp dụng được nó. Quả thật quá trình học tập, tiếp thu kiến thức là không hề dễ dàng, đã có biết bao nhiêu người nản chí mà bỏ cuộc.

      Chính những lúc khó khăn, nản chí như thế, con người ta mới nghĩ đến "những thành quả ngọt ngào" để làm động lực tiếp tục vươn lên trong cuộc sống. Nhưng nói như thế cũng không có nghĩa là việc học tập, tiếp thu kiến thức là một việc khó khăn và nhàm chán, mà ngược lại việc tiếp thu kiến thức có một sức hút kì lạ, khi con người ta biết cái này, sẽ khao khát muốn biết thêm cái nữa hoặc sâu hơn nữa về vấn đề đó. Cho nên càng học, con người ta sẽ khám phá ra nhiều điều mới mẻ hơn, hấp dẫn và lôi cuốn nhiều hơn nữa, khiến lượng kiến thức thu được ngày càng lớn dần làm ta hiểu biết hơn. Đồng thời, học là quá trình tích luỹ kinh nghiệm, là sự chuẩn bị hành trang cho mỗi người bước vào đời, đối mặt với khó khăn của cuộc đời. Kiến thức và kinh nghiệm càng nhiều, con người ta sẽ càng vững tin hơn, càng đứng vững trước phong ba bão táp của cuộc đời sẽ càng thành công hơn. Kiến thức là một bể bao la rộng lớn, không bao giờ có định nghĩa "đủ" đối với việc học, chúng ta có thể học ở bất cứ người nào, bất cứ một lĩnh vực nào trong cuộc sống đầy màu sắc này. Trong xã hội, con người là nhân tố quyết định cho sư phát triển, con người càng tài hoa, đất nước càng phát triển. Nhật Bản là một ví dụ: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật là một nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề nhân dân bị nhiều thảm họa, đất nước ngập chìm trong suy thoái nhưng đến sau năm 1952, Nhật đã vươn lên nhanh chóng thành một siêu cường kinh tế do đã chú trọng đầu tư vào giáo dục, phát triển con người, coi con người là nhân tố quyết định tương lai và khuyến khích cho giáo dục phát triển.

      Ở Việt Nam và cũng như trên thế giới, có biết bao tấm gương học tập cần cù, đóng góp sức mình vào sự thay đổi và phát triển của nước mình và của cả nhân loại. Ở Việt Nam ta, Bác Hồ là một tấm gương sáng: Bác đã bôn ba ra nước ngoài học tập mấy mươi năm trời nhọc'nhằn mới tìm ra lối đi cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi kiếp lầm than. Rồi, Trần Đại Nghĩa cũng học tập ở nước ngoài rồi về Việt Nam, áp dụng được những điều đã học thêm với những sáng tạo mới của chính mình, đã chế tạo được đạn tầm xa, góp phần bắn rơi máy bay của giặc, làm nên một Điện Biên Phủ trên không lừng lẫy năm châu. Sau nhiều năm học tập, tìm tòi và nghiên cứu Edison đã sáng tạo ra dược bóng đèn dây tóc đầu tiên trên thế giới – làm nên bước ngoặt trong lịch sử văn minh nhân loại. Rồi cả những thủ khoa đại học đến từ những miền quê nghèo khó, ăn còn không đủ no nhưng nhờ quyết tâm, ý chí nghị lực, họ đã làm nên điều kì diệu mà không hề đổ lỗi cho hoàn cảnh.

      Bên cạnh những tấm gương sáng ngời đó, có những người chỉ mới khó khăn bước đầu đã nản chí, buông xuôi. Hoặc có những người không chịu tìm tòi, nghiên cứu tiếp thu kiến thức mới mà chỉ "há miệng chờ sung", hoặc "học vẹt" cho nhớ để đối phó với thầy cô, để chạy theo điểm số dẫn đến con người không có kiến thức thật, không có thực học. Những người này ra đời không những không thành công mà rất dễ trở thành gánh nặng cho xã hội.

      Vậy nên, chúng ta phải biết tự giác học là trên hết. Đặc biệt là những người còn ngồi trên ghế nhà trường cần phải ý thức được tầm quan trọng của sự tự giác trong học tập. Chúng ta càng phải biết tìm tòi nhiều nguồn kiến thức hơn để tích luỹ, tìm được một phương pháp tối ưu nhất cho riêng mình. Phải học mọi lúc, mọi nơi, không chỉ từ sách vở mà còn từ những người xung quanh ta, bởi bất cứ người nào cũng có cái hay để ta học hỏi. Có thế, vốn sống của chúng ta mới rộng, kiến thức chúng ta mới phong phú, tinh thần chúng ta mới vững vàng để thành quả chúng ta đạt được càng mãn nguyện hơn. Chính vì vậy, không bao giờ được nản chí, hãy cố gắng phấn đấu hết mình, chúng ta sẽ thấy khả năng của mình là vô hạn, không gì là không thể đạt được cả.

      0 Trả lời 22/03/23
      • mineru

        Văn học

        Xem thêm