Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Lan Trịnh Văn học Lớp 7

Bài tuỳ bút "Một thứ quà của lúa non: Cốm" nói về cái gì? Đế nói về đốì tượng ấy, tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào (miêu tả thuyết minh, bình luận)?

Bài tuỳ bút nói về cái gì? Đế nói về đốì tượng ấy, tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào (miêu tả thuyết minh, bình luận)? Phương thức biểu đạt nào là chủ yếu? Bài văn có mấy đoạn? Nội dung chính cua mồi đoạn là gì?

3
3 Câu trả lời
  • Captain
    Captain

    * Bài tùy bút này nói về phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa trong một thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc là cốm. Để nói về cốm, một thứ quà của lúa non tác giả đã sử dụng nhiều phương thức miêu tả, kể, nhận xét, bình luận nhưng nổi bật hơn cả vẫn là yếu tố trữ tình là việc biểu hiện trực tiếp cảm xúc của nhà văn.

    * Bài này có ba đoạn:

    Đoạn 1: Từ đầu đến “chiếc thuyền vô ý”:

    Giới thiệu cốm và sự hình thành hạt cốm từ những tinh túy của thiên nhiên và sự khéo léo của con người.

    Đoạn 2: Từ “Cốm là thứ quà riêng biệt ”...đến “kín đáo và nhũn nhặn”:

    Những giá trị đặc sắc của cốm và về mặt giá trị văn hóa của thứ quà này gắn liền với tục lệ Sêu tết.

    Đoạn 3: Phần còn lại: Bình luận về sự thưởng thức cốm.

    0 Trả lời 29/10/21
    • Bờm
      Bờm

      - Bài tuỳ bút này viết về một thứ quà của núi non: cốm. Để nói về đối tượng ấy, tác giả đã sử dụng các phương thức miêu tả, thuyết minh, biểu cảm và bình luận. Nhưng phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm.

      - Bố cục của bài văn: gồm có 3 phần

      + Phần 1 (Từ đầu đến " thuyền rồng"): hương thơm của lúa non gợi nhớ đến cốm – đó là sự kết hợp tài tình giữa tinh túy của trời đất và bàn tay khéo léo của con người.

      + Phần 2 (tiếp theo đến “kín đáo và nhũn nhặn”): Tác giả nói về giá trị của cốm - thức dâng của trời đất, một sản phẩm văn hóa truyền thống độc đáo.

      + Phần 3 (còn lại): Bàn về sự thưởng thức cốm. Ý nghĩa sâu xa trong việc hưởng thụ một thứ sản phẩm của thiên nhiên, trời đất, của con người. Lời đề nghị của tác giả với người mua và thưởng thức cốm: hãy nâng việc thưởng thức cốm thành một nghệ thuật.

      0 Trả lời 29/10/21
      • Ỉn
        Ỉn

        Bài tuỳ bút được tác giả Thạch Lam viết về cốm – một thứ quà của lúa non và là một đặc sản của Hà Nội.

        Để giúp người đọc cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét đẹp vãn hoá trong một thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc, tác giả đã dùng phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự, bình luận. Nhưng nổi bật nhất là phương thức biểu cảm (bộc lộ cảm xúc trực tiếp của tác giả).

        Bài văn có thể phân ra thành ba đoạn:

        - Đoạn 1: Từ đầu đến… chỉ có thuyền rồng

        Từ hương thơm của lúa non, gợi nhớ đến cốm và sự hình thành hạt cốm kết hợp từ sự tinh tuý của thiên nhiên và khéo léo của con người.

        - Đoạn 2: Từ “cốm là thứ quà” … đến “ kín đáo và nhũn nhặn”.

        Tác giả phát hiện và ca ngợi giá trị của cốm.

        - Đoạn 3: Phần còn lại

        Tác giả bàn về sự thưởng thức cốm.

        0 Trả lời 29/10/21

        Văn học

        Xem thêm