Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Đinh Thị Nhàn Văn học Lớp 9 Cây tre Việt Nam

Câu 4 trang 205 sgk Ngữ văn 9 tập 1

Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những câu (đoạn) sau:
a.

Một dãy núi mà hai màu mây

Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác

Như anh với em, như Nam với Bắc

Như đông với tây một dải rừng liền.

(Phạm Tiến Duật, Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây)

b. Khi tâm hồn ta đã rèn luyện thành một sợi dây đàn sẵn sàng rung động trước mọi vẻ đẹp của vũ trụ, trước mọi cái cao quý của cuộc đời, chúng ta là người một cách hoàn toàn hơn.

(Thạch Lam, Theo dòng)

c. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!

(Thép Mới, Cây tre Việt Nam)

3
3 Câu trả lời
  • Xucxich14
    Xucxich14

    a. Đoạn thơ dùng ba lần phép so sánh liên tiếp hai dãy núi Trường Sơn như hai con người, như hai miền Nam – Bắc, như hai hướng của một dải rừng. Tất cả thể hiện sự gắn bó không gì có thể chia cắt dù có sự khác biệt với nhau.

    b. Ẩn dụ ngầm vì tâm hồn con người như dây đàn làm cho lòng người xao xuyến thể hiện tâm hồn nhạy cảm, dễ rung động trước mọi vẻ đẹp cuộc đời, một người một cách hoàn toàn hơn.

    c. Biện pháp nhân hóa kết hợp điệp ngữ: tre, giữ, anh hùng được lặp lại nhiều lần tạo sự nhẹ nhàng câu văn, nhấn mạnh vai trò cây tre trong cuộc kháng chiến cứu nước.

    Trả lời hay
    3 Trả lời 01/10/21
    • Đường tăng
      Đường tăng

      a. Tác giả sử dụng biện pháp so sánh trong hai câu thơ:

      Như anh với em, như Nam với Bắc

      Như đông với tây một dải rừng liền.

      Thông qua phép tu từ, tác giả muốn khẳng định giữa anh và em, giữa hai miền Nam và Bắc tuy khác nhau mà là một, giống như mây, mưa, khí trời, … của hai bên Trường Sơn tuy khác nhau mà lại liền một dải núi.

      b. Thạch Lam sử dụng biện pháp ẩn dụ, so sánh ngầm giữa tâm hồn con người rung động trước vẻ đẹp và sự cao quý với sợi dây đàn. Qua đó muốn khẳng định con người chỉ thực sự là người khi biết rung động trước vẻ đẹp và sự cao quý, giống như sợi dây đàn sẵn sàng rung động trước mọi vẻ đẹp.

      c. Đoạn văn của Thép Mới dùng nhân hóa và điệp ngữ, tre được nhân hoá như người, điệp ngữ: tre, giữ, anh hùng,...để thấy vai trò của tre trong cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù, bảo vệ độc lập của dân tộc.

      0 Trả lời 01/10/21
      • Song Ngư
        Song Ngư

        Nghệ thuật độc đáo trong các câu (đoạn):

        a. So sánh: Hai dãy Trường Sơn ví như hai con người (anh với em), như hai miền đất (Nam với Bắc), như hai phía (đông với tây) → sự gắn bó keo sơn mà không gì có thể chia cắt được.

        b. Ẩn dụ: Sợi dây đàn để chỉ tâm hồn con người. Đó là một tâm hồn nhạy cảm biết rung động trước cuộc sống và cuộc đời...

        c. Nhân hóa và điệp ngữ: Cây tre cũng như con người, sống động, gần gũi; những từ ngữ tre, giữ, anh hùng được lặp lại nhiều lần nhằm nhấn mạnh hình ảnh cây tre cũng như những chiến công của nó, làm cho câu văn hài hòa, nhịp nhàng hơn.

        0 Trả lời 01/10/21

        Văn học

        Xem thêm