Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Lan Trịnh Văn học Lớp 7

Tiếng thiên trong bài Nam quốc sơn hà và các tiếng thiên dưới đây nghĩa có giống nhau không?

(1) thiên niên kỉ

(2) thiên lí mã

(3) (Lí Công Uẩn) thiên đô về Thăng Long.

3
3 Câu trả lời
  • Xử Nữ
    Xử Nữ

    Thiên trong thiên thư (ở bài Nam quốc sơn hà) nghĩa là trời, thiên trong (1) và (2) nghĩa là nghìn, thiên trong thiên đô nghĩa là dời. Đây là hiện tượng đồng âm của yếu tố Hán Việt.

    0 Trả lời 22/10/21
    • Bọ Cạp
      Bọ Cạp

      – Thiên niên kỉ, thiên lí mã: “thiên” ở đây có nghĩa là nghìn.

      – Thiên đô về Thăng Long: “thiên” có nghĩa là dời, di chuyến.

      0 Trả lời 22/10/21
      • Bạch Dương
        Bạch Dương

        Tiếng thiên trong từ thiên thư có nghĩa là “trời”. Còn thiên trong các từ Hán Việt: thiên niên kỉ, thiên lí mã, (Lí Công Uẩn) thiên đô về Thăng Long lại có nghĩa khác.

        - Thiên trong thiên niên kỉ nghĩa là nghìn năm.

        - Thiên trong thiên lí mã nghĩa là nghìn dặm ngựa.

        - Thiên trong (Lí Công Uẩn) thiên đô về Thăng Long có nghĩa là dời đi, dời khỏi

        => Đây là hiện tượng đồng âm của yếu tố Hán Việt.

        0 Trả lời 22/10/21

        Văn học

        Xem thêm