Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Kẹo Ngọt Toán học lớp 9

Bài 1.3 trang 10 Toán 9 Kết nối tri thức tập 1

Bài 1.3 trang 10 SGK Toán 9 tập 1 KNTT

Viết nghiệm và biểu diễn hình học tất cả các nghiệm của mỗi phương trình bậc nhất hai ẩn sau:

a) 2x – y = 3;

b) 0x + 2y = –4;

c) 3x + 0y = 5.

3
3 Câu trả lời
  • Bé Bông
    Bé Bông

    a) Xét phương trình 2x – y = 3. (1)

    Ta viết (1) dưới dạng y = 2x – 3. Mỗi cặp số (x; 2x – 3) với x ∈ ℝ tùy ý, là một nghiệm của (1).

    Khi đó, ta nói phương trình (1) có nghiệm (tổng quát) là: (x; 2x – 3) với x ∈ ℝ tùy ý.

    Mỗi nghiệm này là tọa độ một điểm thuộc đường thẳng y = 2x – 3.

    Ta xác định được hai điểm tùy ý của đường thẳng y = 2x – 3, chẳng hạn A(0; – 3), B(1; –1).

    Ta biểu diễn hình học tất cả các nghiệm của mỗi phương trình bậc nhất hai ẩn như sau:

    b) Xét phương trình 0x + 2y = –4 . (2)

    Ta viết gọn (2) thành y = –2. Phương trình (2) có nghiệm (x; –2) với x ∈ ℝ tùy ý.

    Mỗi nghiệm này là tọa độ một điểm thuộc đường thẳng song song với trục hoành và cắt trục tung tại điểm M(0; –2). Ta gọi đó là đường thẳng y = –2.

    Ta biểu diễn hình học tất cả các nghiệm của mỗi phương trình bậc nhất hai ẩn như sau:

    c) Xét phương trình 3x + 0y = 5. (3)

    Ta viết gọn (3) thành x=\frac{5}{3}\(x=\frac{5}{3}\). Phương trình (3) có nghiệm \left( {\frac{5}{3};y} \right)\(\left( {\frac{5}{3};y} \right)\) với y ∈ ℝ tùy ý.

    Mỗi nghiệm này là tọa độ một điểm thuộc đường thẳng song song với trục tung và cắt trục hoành tại điểm (\frac53;0)\((\frac53;0)\). Ta gọi đó là đường thẳng x=\frac{5}{3}\(x=\frac{5}{3}\).

    Ta biểu diễn hình học tất cả các nghiệm của mỗi phương trình bậc nhất hai ẩn như sau:

    0 Trả lời 16:59 28/05
    • Bé Heo
      • Bảo Ngân
        Bảo Ngân

        Thanks

        0 Trả lời 17:00 28/05

        Toán học

        Xem thêm