Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 đến giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX

Lý thuyết Lịch sử lớp 9: Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 đến giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 đến giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX

I. Sự khủng hoảng và tan rã của Liên Bang Xô Viết:

* Hoàn cảnh:

- Năm 1973 khủng hoảng dầu mỏ thế giới dẫn đến cuộc khủng hoảng chung của thế giới. Thế giới yêu cầu đổi mới, thích nghi về kinh tế, chính trị, xã hội trước sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật và xu hướng quốc tế hóa cao.

- Trong khi đó những nhà lãnh đạo Xô Viết chủ quan cho rằng quan hệ sản xuất Xã hội chủ nghĩa không chịu tác động chung. Mô hình cơ chế cũ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô không còn phù hợp, vì đã không tiến hành cải cách nên đã cản trở sự phát triển về mọi mặt dẫn đến tình trạng trì trệ

* Tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của Liên xô giữa những năm 1970 đến đầu những năm 1990:

+ Kinh tế khủng hoảng, công nông nghiệp trì trệ, lương thực và thực phẩm ngày càng khan hiếm, đời sống nhân dân khó khăn.

+ Chính trị xã hội mất ổn định.

* Tháng 3-1985 Goóc ba chóp đề ra đường lối cải tổ:

+ Mục đích: khắc phục những sai lầm, thiếu sót, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng và xây dựng một chủ nghĩa xã hội theo đúng bản chất và ý nghĩa nhân văn .

+ Nội dung: lập chế độ Tổng thống, thực hiện đa đảng, chuyển nền kinh tế sang cơ chế thị trường.

+ Kết quả công cuộc cải tổ: kinh tế suy sụp,chính trị rối loạn, tệ nạn xã hội phát triển , xung đột giữa các dân tộc và sắc tộc.

=> Thực chất của cải tổ là từ bỏ và phá vỡ CNXH, xa rời chủ nghĩa Mác- Lênin, nên kinh tế lún sâu vào khủng hoảng.

* Những sự kiện về sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết:

+ 19-8-1991: đảo chính lật đổ Gooc ba chốp bị thất bại; Đảng Cộng Sản Liên Xô ngừng hoạt động;chính phủ Xô Viết bị giải thể, 11 nước Cộng hòa tuyên bố độc lập thành lập cộng đồng các quốc gia độc lập SNG (21-12-1991).

+ 25-12-1992 chấm dứt chế độ XHCN ở Liên Xô tồn tại 74 năm.

Bản đồ các nước SNG

Lược đồ các nước SNG

II. Cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu:

*Tình hình các nước Đông Âu cuối những năm 70 đầu những năm 80: Kinh tế khủng hoảng gay gắt; chính trị mất ổn định .

*Diễn biến sự sụp đổ chế độ XHCN ở các nước Đông Âu:

- Cuối năm 1988 khởi đầu từ Ba Lan, lan nhanh sang Hungary, Tiệp Khắc, CHDC Đức, Bungari, Nam Tư, An ba ni.

- Ở các nước này, mít tinh, biểu tình diễn ra dồn dập, đòi cải cách kinh tế, thực hiện đa nguyên về chính trị, tiến hành tổng tuyển cử tự do

=> Được sự hỗ trợ của các thế lực phương Tây, Đông Âu phải cải cách kinh tế, thực hiện đa nguyên về chính trị ….., tiến hành tổng tuyển cử tự do.

*Kết quả: các đảng cộng sản bị thất bại, cuối 1989 chế độ XHCN bị sụp đổ ở Đông Âu.

*Hậu quả:

- Hệ thống XHCN thế giới bị sụp đổ .

- 28-6-1991: Tổ chức SEV ngừng hoạt động

- 1-7-1991 tổ chức Vacsava giải thể

*Nguyên nhân sự sụp đổ:

- Kinh tế khủng hoảng.

- Dập khuôn mô hình ở Liên Xô.

- Sai lầm và tha hóa về đạo đức của một bộ phận lãnh đạo.

- Chậm sửa đổi.

- Sự chống phá của các thế lực trong và ngoài nước.

Câu hỏi thực hành và đáp án

1/ Đầu những năm 80 của thế kỉ XX, kinh tế, chính trị xã hội của Liên Xô như thế nào?

Trả lời:

Đầu những năm 80 của thế kỉ XX, kinh tế, chính trị xã hội của Liên Xô lâm vào tình trạng khủng hoảng:

- Sản xuất công nghiệp và nông nghiệp trì trệ.

- Lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng khan hiếm.

- Đời sống nhân dân giảm sút

- Thêm vào đó, những hiện tượng vi phạm pháp chế, quan liêu thiếu dân chủ ngày càng trầm trọng => Đất nước Xô viết lâm vào khủng hoảng toàn diện.

2/ Để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, Nhà nước Liên Xô đã làm gì?

Trả lời:

Để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, tháng 3 -1985, Nhà nước Xô viết tiến hành công cuộc "cải tổ" nhằm khắc phục những sai lầm, thiếu sót trước đây, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và xây dựng chủ nghĩa xã hội theo đúng bản chất và ý nghĩa nhân văn đích thực của nó.

3/ Nội dung của công cuộc cải tổ của Gooc-ba-chốp như thế nào?

Trả lời:

- Về kinh tế: Xây dựng nền kinh tế thị trường.

- Về chính trị: Thực hiện chế độ đa nguyên về chính trị (tức nhiều Đảng cùng hoạt động), xóa bỏ chế độ một Đảng (xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Liên Xô), tuyên bố dân chủ và "công khai" mọi mặt.

- Về xã hội: Nhiều cuộc bãi công diễn ra, nhiều nước cộng hòa đòi li khai tách thành những quốc gia độc lập, các thế lực chống đối ráo riết hoạt động.

4/ Cho biết kết quả của công cuộc cải tổ của Gooc-ba-chốp?

Trả lời:

Kết quả của công cuộc cải tổ của Gooc-ba-chốp:

- Đất nước ngày càng khủng hoảng và rối loạn, nhiều cuộc bãi công diễn ra, nhiều nước cộng hòa đòi li khai,..

- Ngày 19/8/1991, cuộc đảo chính Gooc-ba-chốp nổ ra nhưng không thành đã gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng: Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động.

- Ngày 21/12/1991, 11 nước cộng hòa họp và kí kết Hiệp định giải tán Liên Xô, thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (viết tắt là SNG)

- Ngày 25/12/1991, Tổng thống Gooc-ba-chốp từ chức, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ, Liên bang cộng hòa xã hội Xô viết tan rã.

5/ Từ cuối những năm 70 và đầu những năm 80 của thế kỉ XX, tình hình các nước Đông Âu như thế nào?

Trả lời:

Từ cuối những năm 70 và đầu những năm 80 của thế kỉ XX, các nước Đông Âu lâm vào khủng hoảng kinh tế và chính trị ngày càng gay gắt:

- Sản xuất công nghiệp và nông nghiệp suy giảm, buôn bán với nước ngoài giảm sút, nợ nước ngoài tăng lên.

- Các cuộc đình công của công nhân kéo dài, quần chúng xuống đường biểu tình.

- Chính phủ đàn áp các phong trào quần chúng, không để ra các cải cách cần thiết và đúng đắn.

6/ Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu diễn ra như thế nào?

Trả lời:

- Cuối năm 1988, khủng hoảng lên tới đỉnh cao, khởi đầu từ Ba Lan rồi lan nhanh sang các nước Hung -ga-ri, Tiệp Khắc, Cộng hòa Dân chủ Đức, Ru-ma-ni, Bun-ga-ri, Nam Tư và An-ba-ni.

- Quần chúng ở các nước này mít tinh, biểu tình diễn ra dồn dập đòi cải cách kinh tế, chính trị.

- Các thế lực chống chủ nghĩa xã hội lúc đó ra sức kích động quần chúng, đẩy mạnh các hoạt động chống phá.

- Tình hình trên buộc ban lãnh đạo các nước Đông Âu phải chấp nhận thực hiện chế độ đa nguyên về chính trị và tiến hành tổng tuyển cử tự do.

- Kết quả là, các thế lực chống chủ nghĩa xã hội đã thắng cử, nắm được chính quyền nhà nước, các đảng cộng sản bị thất bại không còn nắm chính quyền.

Đến cuối năm 1989, chế độ xã hội đã bị sụp đổ ở hầu hết các nước Đông Âu.

7/ Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu dẫn đến hậu quả gì?

Trả lời:

Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu dẫn đến hậu quả:

- Kết thúc sự tồn tại của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới.

- Hội đồng tương trợ kinh tế chấm dứt hoạt động (6-1991)

- Tổ chức Hiệp ước Vac-sa-va tuyên bố giải thế (1-7-1991)

- Tổn thất nặng nề đối với phong trào cách mạng thế giới, các lực lượng tiến bộ và các dân tộc trong cuộc đấu tranh vì độc lập chủ quyền dân tộc, hòa bình, ổn định và tiến bộ xã hội.

8/ Nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu?

Trả lời:

- Đã xây dựng một mô hình về chủ nghĩa xã hội chưa đúng đắn, chưa phù hợp.

- Chậm thay đổi sửa chữa trước những thay đổi lớn của tình hình Thế giới.

- Sự tha hóa về phẩm chất chính trị và đạo đức của một số nhà lãnh đạo Đảng và nhà nước.

- Hoạt động chống phá của các thế lực chống chủ nghĩa xã hội trong và ngoài nước.

Đây là sự sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học, một bước thụt lùi tạm thời của chủ nghĩa xã hội.

Trên đây là bài Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 đến giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Giải bài tập Lịch sử 9 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Lịch sử lớp 9 và một số bài Giải bài tập Lịch Sử 9 ngắn nhất,Giải Vở BT Lịch Sử 9. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Lịch sử 9

    Xem thêm