Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 9 bài 34: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000

Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 9 bài 34

Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 9 bài 34: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000 tổng hợp lời giải hay, giúp các bạn giải vở bài tập Lịch sử 9 hiệu quả và chính xác. Đây sẽ là tài liệu hay để học tốt môn Lịch sử lớp 9. Mời các bạn cùng tham khảo.

Bài tập 1 trang 121 Sách Bài tập (SBT) Lịch Sử 9

Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước ý trả lời đúng

Câu 1. Cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã có tác động đến xã hội Việt Nam là

A. từ một xã hội phong kiến trở thành xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến

B. chuyển biến mạnh mẽ từ xã hội phong kiến lạc hậu trở thành xã hội thuộc địa

C. từ xã hội phong kiến lạc hậu trở thành xã hội TBCN

D. xã hội có ít nhiều biến đổi song về cơ bản vẫn là một xã hội phong kiến lạc hậu

Câu 2. Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời có ý nghĩa lịch sử to lớn là

A. Mốc kết thúc của cuộc đấu tranh giưa hai khuynh hướng cách mạng: tư sản và vô sản, với sự thắng thế của khuynh hướng vô sản

B. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối giữa giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam

C. Chấm dưt vai trò lãnh đạo cách mạng của giai cấp tư sản Việt Nam

D. Chứng tỏ Cách mạng Việt Nam chỉ có thể đi theo con đường cách mạng vô sản.

Câu 3. Đảng Cộng sản Đông Dương vẫn vượt qua được cuộc "Khủng bố trắng" của kẻ thù trong những năm 1931-1933 là do

A. Nhờ có đường lối đúng đắn, có cơ sở bắt rễ sâu trong quần chúng nhân dân

B. Sự hỗ trợ về người và tài chính của Quốc tế Cộng Sản

C. Có lực lượng Đảng viên đông đảo cả ở trong nước và ngoài nước

D. Được Đảng Cộng Sản Trung Quốc giúp đỡ

Câu 4. Các cuộc diễn tập chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945 là

A. Đảng Cộng Sản Việt Nam thành lập, phong trào 1930-1931, phong trào 1939-1945

A. Đảng Cộng Sản Việt Nam thành lập, khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kì, binh biến Đô Lương.

C. Phong trào 1930-1931,1936-1939, cao trào kháng Nhật cứu nước (từ tháng 3 đến tháng 8-1945)

D. Các phong trào: 1930-1931, 1936-1939, 1939-1945

Câu 5. Ngày kie niệm cách mạng tháng Tám -1945 là ngày nào và vì sao lại chọn ngày đó ?

A. Ngày 15-8-1945, ngày các địa phương đầu tiên khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh lị.

B. Ngày 19-8-1945, Khởi nghĩa giành thắng lợi ở thủ đô Hà Nội

C. Ngày 23-8-1945, khởi nghĩa giành thắng thế ở Huế - kinh đô của Triều Nguyễn

D. Ngày 28-81945, địa phương cuối cùng trong cả nước giành chính quyền, cách mạng thắng Tám kết thúc thắng lợi.

Câu 6. Với chiến thắng Điện Biên Phủ 7-5-1975 đã chứng minh

A. Việt Nam có thể hoàn toàn chiến thắng mọi kẻ thù

B. Đảng Cộng Sản Việt Nam là đảng duy nhất nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam

C. Một dân tộc đất không rộng, người không đông nhưng nếu biết đoàn kết chiến đáu theo đường lối đúng đắn thì có thể chiến thắng bất kì kẻ thù nào.

D. Sự lớn mạng của hệ thống XHCN.

Câu 7. Tình hình nổi bật nhất của nước ta sau cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc là

A. miền Bắc hoà bình thống nhất, tiến lên con đường XHCN

B. đất nước bị chia cắ làm hai miền với hai chế độ chính trị, xã hội khác nhau.

C. thực dân Pháp rút khỏi Việt Nam trong khi chưa thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước theo điều khoản của hiệp định Giơ-ne-vơ.

D. Mĩ thay chân Pháp, tiếp tục cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

Câu 8. Nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước là

A. Dân tộc ta có truyền thống yêu nước, bất khuất, kiêng quyết chiến đấu vì nền độc lập tự do của dân tộc

B. Cách mạng nước ta có sự lãnh đạo của Đảng với đường lối đúng đắn là đồng thời giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH

C. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quânđoàn kết một lòng chiến đấu

D. Sự ủng hộ to lớn của các nước XHCN và các lực lượng yêu chuộng hoà bình, tiến bộ trên thế giới.

Câu 9. Thành tựu nổi bật nhất trong công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986 đến năm 2000 là

A. thành tựu về kinh tế

B. thành tựu về chính trị

C. thành tựu về văn hoá - giáo dục

D. thành tựu về ngoại giao

Câu 10. Bài học xuyên suốt và là cội nguồn thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ năm 1919 đến nay là

A. nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH

B. củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân và đoàn kết quốc tế

C. sự lãnh đoạ của Đảng Cộng Sản Việt Nam

D. nắm vững thời cơ cách mạng

Hướng dẫn làm bài:

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

B

A

D

B

C

B

B

A

A

Bài tập 2 trang 122 Sách Bài tập (SBT) Lịch Sử 9

Hoàn thiện bảng sau về một số sự kiện tiêu biểu của cách mạng nước ta từ năm 1919 đến năm 2000.

Thời gian

Sự kiện

Đảng Cộng Sản Việt Nam thành lập

1930-1931

1936-1939

Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam

Từ ngày 10 đến ngày 19-5-1941

Cách mạng tháng Tám bùng nổ thành công

Ngày 2-9-1945

Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bắt đầu

Ngày 7-5-1954

1954-1975

Thời kì đấu tranh hoà bình, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng sau kháng chiến chống Pháp

Phong trào Đồng Khởi

Chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt”

1965-1968

Xuân 1968

1969-1973

Trận “Điện Biên Phủ trên không”

Kí hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam

Ngày 30-4-1975

Thống nhất đất nước về mặt nhà nước

Tháng 12-1986

Từ năm 1986 đến năm 2000

Hướng dẫn làm bài:

Thời gian

Sự kiện

03 - 02 - 1930

Đảng Cộng Sản Việt Nam thành lập

1930-1931

Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ -Tĩnh

1936-1939

Phong trào dân chủ 1936-1939

28/01/1941

Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam

Từ ngày 10 đến ngày 19-5-1941

Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành trung ương Đảng

1945

Cách mạng tháng Tám bùng nổ thành công

Ngày 2-9-1945

QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

19-12-1946

Kháng chiến toàn quóc chống thực dân Pháp bắt đầu

Ngày 7-5-1954

Chiến thắng Điện Biên Phủ

1954-1975

Kháng chiến chống Mĩ cứu nước

1954-1975

Thời kì đấu tranh hoà bình, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng sau kháng chiến chống Pháp

1959-1960

Phong trào Đồng Khởi

1961-1965

Chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt”

1965-1968

Miền Nam chống chiến tranh cục bộ của Mĩ

Xuân 1968

Chiến dịch Xuân Mậu Thân

1969-1973

Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hoá” chiến tranh và “Đông Dương hoá” chiến tranh của Mỹ

Từ 18 tháng 12 đến 30 tháng 12 năm 1972

Trận “Điện Biên Phủ trên không”

27-1-1973

Kí hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam

Ngày 30-4-1975

Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước

9-1975

Thống nhất đất nước về mặt nhà nước

Tháng 12-1986

Đường lối đổi mới tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng

Từ năm 1986 đến năm 2000

Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội

Bài tập 3 trang 123 Sách Bài tập (SBT) Lịch Sử 9

Hãy trình bày nguyên nhân thắng lợi và những bài học kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam từ năm 1919-2000.

Hướng dẫn làm bài:

  • Nguyên nhân thắng lợi:
    • Nhân dân ta có truyền thống đoàn kết, giàu lòng yêu nước, cần cù lao động sáng tạo, anh dũng kiên cường trong chiến đấu, truyền thống đó được phát huy cao độ trong thời kì Đảng lãnh đạo.
    • Dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo, độc lập tự chủ.
  • Bài học kinh nghiệm
    • Luôn giương cao ngọn cờ: độc lập dân tộc và CNCH
    • Sự nghiệp cách mạng là do nhân dân tiến hành -> cần tăng cường khối đoàn kết toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.
    • Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu đảm bảo mọi thắng lợi của cách mạng.
Đánh giá bài viết
1 210
Sắp xếp theo

Giải Vở BT Lịch Sử 9

Xem thêm