Giải bài tập SGK Lịch sử 9 bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925)
Giải bài tập môn Lịch sử lớp 9
Giải bài tập SGK Lịch sử 9 bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925) được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Sử lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Giải bài tập SGK Lịch sử 9 bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ năm 1945 đến nay
Giải bài tập SGK Lịch sử 9 bài 14: Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
(trang 59 sgk Lịch Sử 9): Tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã ảnh hưởng tới cách mạng Việt Nam như thế nào?
Trả lời:
- Sự thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã có tác động gắn phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông với phong trào công nhân ở các nước phương Tây cùng đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Sự thành lập Quốc tế Cộng sản (3-1919) đánh dấu một giai đoạn mới trong sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới. Những sự kiện này đã tác động mạnh mẽ đến sự lựa chọn con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc.
- Sự ra đời của hàng loạt các đảng cộng sản như : Đảng Cộng sản Pháp (1920), Đảng Cộng sản Trung Quốc (1921)... tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam.
(trang 60 sgk Lịch Sử 9): Hãy cho biết mục tiêu và tính chất của các cuộc đấu tranh trong phong trào dân tộc, dân chủ công khai?
Trả lời:
- Chống cường quyền, áp bức, đòi các quyền tự do, dân chủ, mang tính chất yêu nước, dân chủ rõ nét.
- Nhìn chung, phong trào phát triển mạnh mẽ, lôi cuốn mọi tầng lớp tham gia với nhiều hình thức đấu tranh phong phú, sôi nổi.
(trang 60 sgk Lịch Sử 9): Trình bày những điểm tích cực và hạn chế của phong trào trên?
Trả lời:
- Tích cực: mang tính chất dân chủ, yêu nước, tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng gây áp lực với thực dân Pháp, chống sự cạnh tranh, chèn ép của tư sản nước ngoài.
- Hạn chế: giai cấp tư sản sẵn sàng thỏa hiệp với thực dân Pháp khi được chúng cho một số quyền lợi.
(trang 61 sgk Lịch Sử 9): Phong trào công nhân nước ta trong mấy năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã phát triển trong bối cảnh nào?
Trả lời:
- Hoạt động của tổ chức Công hội do Tôn Đức Thắng thành lập năm 1920 ở Sài Gòn.
- Các cuộc đấu tranh của công nhân, thủy thủ Pháp và công nhân thuỷ thủ Trung Quốc ở các bến cảng lớn như Hương Cảng, Thượng Hải...
- Những sự kiện này có tác dụng cổ vũ, động viên công nhân Việt Nam đấu tranh và là nguyên nhân làm cho phong trào công nhân nước ta phát triển lên một bước cao hơn sau chiến tranh.
Câu 1 (trang 61 sgk Sử 9): Căn cứ vào đâu để khẳng định phong trào công nhân nước ta phát triển lên một bước cao hơn sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
Lời giải:
Qua các cuộc đấu tranh cụ thể nổ ra từ Bắc chí Nam và mục đích đấu tranh, cho thấy ý thức giai cấp của phong trào công nhân đang phát triển nhanh chóng. Điều đó chứng tỏ bước phát triển cao hơn của phong trào công nhân sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Câu 2 (trang 61 sgk Sử 9): Cuộc bãi công Ba Son (8-1925) có điểm gì mới trong phong trào công nhân nước ta sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
Lời giải:
Phong trào công nhân nước ta sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, cuộc bãi công Ba Son (8 – 1925) có điểm mới là công nhân đấu tranh không chỉ vì quyền lợi của mình mà còn thể hiện tình đoàn kết với công nhân và nhân dân lao động Trung Quốc. Nó chứng tỏ giai cấp công nhân nước ta từ đây bước đầu đi vào đấu tranh tự giác.