Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SGK Lịch sử 9 bài 15

Giải bài tập SGK Lịch sử 9 bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

Giải bài tập SGK Lịch sử 9 bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925) được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp bài tập và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời các quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 9 Bài 15 trang 59: Tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã ảnh hưởng tới cách mạng Việt Nam như thế nào?

Trả lời:

- Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông với phong trào công nhân ở các nước tư bản đế quốc.

=> Cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam.

- Sự thành lập Quốc tế Cộng sản (3-1919) đánh dấu một giai đoạn mới trong sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.

=> Tác động mạnh mẽ đến sự lựa chọn con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc.

- Sự ra đời của hàng loạt các đảng cộng sản như: Đảng Cộng sản Pháp (1920), Đảng Cộng sản Trung Quốc (1921)...

=> Tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 9 Bài 15 trang 60: Hãy cho biết mục tiêu và tính chất của các cuộc đấu tranh trong phong trào dân tộc, dân chủ công khai.

Trả lời:

- Mục tiêu:

+ Đấu tranh đòi quyền lợi.

+ Chống sự chèn ép, áp bức.

+ Đòi các quyền tự do, dân chủ.

- Tính chất: Dân chủ tư sản.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 9 Bài 15 trang 60: Trình bày những điểm tích cực và hạn chế của phong trào trên.

Trả lời:

* Tích cực:

- Mục tiêu phong trào dân tộc của tư sản dân tộc chủ yếu đòi quyền lợi kinh tế, đấu tranh chống lại sự chèn ép của tư bản nước ngoài, đòi quyền tự do, dân chủ.

- Thức tỉnh lòng yêu nước, truyền bá tư tưởng tự do dân chủ trong nhân dân, truyền bá những tư tưởng cách mạng mới.

* Hạn chế:

- Hoạt động còn mang tính chất cải lương, phục vụ quyền lợi giai cấp.

- Giai cấp tư sản sẵn sàng thỏa hiệp với thực dân Pháp khi được chúng cho một số quyền lợi.

- Đấu tranh còn bồng bột, xốc nổi, chưa có chính đảng lãnh đạo.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 9 Bài 15 trang 61: Phong trào công nhân nước ta trong mấy năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã phát triển trong bối cảnh nào?

Trả lời:

- Năm 1920, công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn thành lập Công hội.

- Cuộc đấu tranh của công nhân, thủy thủ Pháp và công nhân, thuỷ thủ Trung Quốc ở các bến cảng lớn như Hương Cảng, Thượng Hải.. đã cổ vũ công nhân Việt Nam đấu tranh.

Giải bài tập Lịch Sử 9 bài 1 trang 61: Căn cứ vào đâu để khẳng định phong trào công nhân nước ta phát triển lên một bước cao hơn sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

Trả lời:

- Bắt đầu đi vào đấu tranh tự giác, có tổ chức lãnh đạo và mục đích chính trị rõ ràng.

- Hình thức đấu tranh: Từ đập phá máy móc sang bãi công chính trị.

- Có sự liên kết với phong trào công nhân quốc tế.

Bài 2 trang 61 Lịch Sử 9: Cuộc bãi công Ba Son (8-1925) có điểm gì mới trong phong trào công nhân nước ta sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

Trả lời:

- Cuộc bãi công Ba Son (8 – 1925) có điểm mới là:

+ Có sự liên kết với phong trào công nhân quốc tế.

+ Chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Lịch Sử 9 ngắn nhất

    Xem thêm