Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950-1953)

Lý thuyết Lịch sử lớp 9: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950-1953) được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

Lý thuyết bài: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950-1953)

I/ CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI THU - ĐÔNG 1950

1. Hoàn cảnh lịch sử mới

- Cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa thành lập 1-10-1949

- Từ năm 1950 các nước Xã hội chủ nghĩa đều lần lượt đặt quan hệ ngoại giao với ta.

- Trong khi đó, Pháp ngày càng lệ thuộc Mỹ. Mỹ trực tiếp can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương

2. Quân ta tiến công địch ở biên giới phía Bắc

* Âm mưu của địch

- Nhờ có sự viện trợ của Mĩ về tài chính và quân sự, Pháp thực hiện kế hoạch Rơ – ve nhằm "khóa cửa biên giới Việt - Trung", ngăn chặn con đường liên lạc của ta với quốc tế bằng cách:

+ Lập hệ thống phòng ngự trên đường số 4, cô lập căn cứ địa Việt Bắc

+ Lập hành lang Đông Tây (nối liền các tỉnh Hải Phòng – Hà Nội - Hòa Bình- Sơn La)

=> Trên cơ Pháp có âm mưu tấn công lần thứ hai lên Việt Bắc

*Chủ trương kế hoạch của ta: chủ động mở chiến dịch Biên Giới nhằm:

- Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.

- Khai thông biên giới, khai thông con đường liên lạc giữa ta với quốc tế, Trung Quốc.

- Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo điều kiện đẩy mạnh cuộc kháng chiến tiến lên.

*Diễn biến

Lý thuyết lịch sử 9

Bác Hồ quan sát trận địa Đông Khê trong chiến dịch Biên giới 1950.

- Ngày 18-9-1950 ta tiêu diệt Đông Khê, hệ thống phòng ngự của địch trên đường số 4 bị lung lay.

- Địch buộc rút khỏi Cao Bằng, cho quân từ Thất Khê lên đánh Đông Khê và đón cánh quân từ Cao Bằng xuống, yểm trợ cho cuộc rút lui.

- Ta đoán được ý định đó của địch nên đã bố trí quân mai phục trên đường số 4. Hai cánh quân từ Cao Bằng xuống và từ Thất Khê lên, không gặp được nhau.

- Pháp buộc phải rút quân về Na Sầm, rồi Lạng Sơn, đến ngày 22 - 10 thì rút khỏi đường số 4

- Đến 23-10-1950: chiến dịch Biên Giới kết thúc hoàn toàn thắng lợi.

Lý thuyết lịch sử 9

Lược đồ Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950

*Kết quả

- Ta giải phóng vùng biên giới Việt Trung từ Cao Bằng đến Đình Lập với chiều dài 750 km.

- Hành lang Đông – Tây bị chọc thủng ở Hòa Bình.

- Kế hoạch Rơ ve của Pháp bị phá sản.

- Căn cứ Việt Bắc củng cố và mở rộng.

*Ý nghĩa

- Địch thất bại về quân sự lẫn chính trị, trở nên nên bị động .

- Quân ta giành quyền chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ) .

II/ ÂM MƯU ĐẨY MẠNH CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC ĐÔNG DƯƠNG CỦA THỰC DÂNPHÁP

- Sau thất bại cay đắng trong chiến dịch Biên giới, Pháp quyết tâm thực hiện âm mưu mới nhằm giành lại quyền chủ động chiến lược đã mất. Mĩ nhân cơ hội đó, tăng cường viện trợ cho Pháp, đẩy mạnh cuộc chiến tranh.

- Ngày 23 - 12 - 1950, "Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương" được kí kết, theo đó Mĩ viện trợ quân sự, kinh tế - tài chính cho Pháp. Từ đây, Mĩ buộc Pháp lệ thuộc vào mình và từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.

- Với sự viện trợ của Mĩ, Pháp đề ra kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi (12 - 1950) nhằm:

+ Xây dựng lực lượng, bình định vùng tạm chiếm.

+ Kết hợp phản công và tiến công lực lượng cách mạng Việt Nam

III. ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ II CỦA ĐẢNG (2 - 1951)

- Cuộc kháng chiến của nhân dân ta đến đầu những năm 50 của thế kỉ XX đã có những thay đổi và bước ngoặt mới, để đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh kháng chiến đi đến thắng lợi. Đảng Cộng sản Đông Dương đã họp Đại hội đại biểu lần thứ II tại Chiêm Hóa - Tuyên Quang, từ ngày 11 đến 19 - 2 - 1951.

*Nội dung cơ bản của Đại hội

- Báo cáo chính trị nêu nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Việt Nam là “tiêu diệt thực dân Pháp và đánh bại can thiệp Mỹ, giành thống nhất, độc lập hoàn toàn, bảo vệ hòa bình thế giới".

- Bàn về Cách mạng Việt Nam nêu lên nhiệm vụ chống phong kiến song song với chống đế quốc.

- Đổi tên Đảng là Đảng Lao Động Việt Nam.

- Bầu ra Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị của Đảng do Hồ Chí Minh làm Chủ Tịch, Trường Chinh làm Tổng Bí Thư.

Lý thuyết lịch sử 9

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II ​

*Ý nghĩa lịch sử của Đại hội

- Đánh dấu bước trưởng thành của Đảng.

- Mối quan hệ của Đảng và quần chúng được tăng cường.

- Thúc đẩy kháng chiến giành lên thắng lợi.

IV/ PHÁT TRIỂN HẬU PHƯƠNG KHÁNG CHIẾN VỀ MỌI MẶT

1/ Về chính trị

- Ngày 3-3-1951, Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thống nhất thành Mặt trận Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (Mặt Trận Liên Việt).

- Ngày 11-3-1951 thành lập “Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào”.

Lý thuyết lịch sử 9

Đại hội toàn quốc thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt

thành Mặt trận Liên Việt (3-3-1951). Đại hội Liên minh Việt - Miên - Lào tại chiến khu Việt Bắc tháng 3-1951.

2/ Kinh tế

- Đảng và Chính phủ đề ra cuộc vận động tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm.

- Chấn chỉnh chế độ thuế khóa, xây dựng nền tài chính, ngân hàng và thương nghiệp

- Để bồi dưỡng sức dân, Đảng phát động quần chúng triệt để giảm tô và tiến hành cải cách ruộng đất.

3/ Văn hóa, giáo dục, y tế

- Cải cách giáo dục (7-1950) thực hiện với phương châm: phục vụ kháng chiến, phục vụ sản xuất, phục vụ dân sinh.

4/ Phong trào thi đua yêu nước: 1-5-1952 Đại Hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ I khai mạc tại Việt Bắc chọn được 7 anh hùng.

V/ GIỮ VỮNG QUYỀN CHỦ ĐỘNG ĐÁNH ĐỊCH TRÊN CHIẾN TRƯỜNG (đọc thêm)

* Chủ trương và hành động của ta

- Chiến trường chính: đẩy mạnh vận động chiến .

- Chiến trường khác: giữ vững và phát triển chiến tranh du kích để phối hợp, làm thất bại âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt” .

- Năm 1950- 1951 ta chủ động mở các chiến dịch:

+ Chiến dịch trung du (Trần Hưng Đạo )

+ Chiến dịch đường số 18 (Hoàng Hoa Thám)

+ Chiến dịch Hà Nam Ninh (Quang Trung)

- Kết quả: loại 1 vạn tên địch, tiêu diệt nhiều cứ điểm quan trọng của Pháp.

* Đánh bại địch ở Hòa Bình

- Âm mưu của địch là đánh ra Hòa Bình (1-1951) để giành lại quyền chủ động đã mất, nối lại hành lang Đông Tây để chia cắt Việt Bắc với Liên Khu III, IV.

- Vì vậy, ta đã truy kích, tiêu diệt thêm 1 bộ phận địch.

Câu hỏi thực hành và đáp án bài: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950-1953)

Câu 1. Bước sang năm 1950, tình hình thế giới và Đông Dương đã ảnh hưởng đến cuộc kháng chiến của nhân dân ta như thế nào?

Trả lời:

- Sau chiến thắng Việt Bắc, nhất là sau thắng lợi của cách mạng Trung Quốc (1-10-1949), nước ta được Trung Quốc, Liên Xô, các nước dân chủ công nhận và đặt quan hệ ngoại giao, ta có những điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển lực lượng kháng chiến toàn quốc, toàn dân, toàn diện, trường kỳ

- Lực lượng cách mạng, hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, chủ nghĩa xã hội trên thế giới được tăng cường và mở rộng

- Cách mạng nước ta thoát khỏi tế bị bao vây, đã nối liền với cách mạng Trung Quốc, Liên Xô, với các lực lượng cách mạng và các nước dân chủ khác

Câu 2. Sau chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947, Pháp lâm vào tình thế ra sao?

Trả lời:

Thất bại của Pháp sau chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 và cách mạng Trung Quốc thắng lợi (1-10-1949) đã đẩy quân Pháp vào thế bất lợi, khiến chúng càng thêm khó khăn, lúng túng và buộc phải dựa nhiều hơn vào Mĩ về tài chính, quân sự mới có thể tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược ở Đông Dương

Câu 3. Bước vào thu đông 1950, âm mưu của Pháp và Mĩ ở Đông Dương như thế nào?

Trả lời:

- Mĩ đã can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương. Nhờ viện trợ về tài chính và quân sự của Mĩ, thực dân Pháp đã thực hiện "Kế hoạch Rơ-ve" nhằm khóa cửa biên giới Việt - Trung bằng cách tăng cường hệ thống phòng ngự trên Đường số 4 và "cô lập Căn cứ địa Việt Bắc" với đồng bằng Liên khu III và Liên khu IV bằng cách thiết lập "Hành lang Đông - Tây" (Hải Phòng - Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La)

- Chuẩn bị một kế hoạch có quy mô lớn nhằm tiến công căn cứ địa Việt Bắc lần thứ hai

Câu 4. Trước âm mưu mới của thực dân Pháp, Đảng ta đã có chủ trương đối phó như thế nào?

Trả lời:

Trước âm mưu mới của thực dân Pháp, Mĩ, tháng 6 - 1950, Đảng ta đã có chủ trương quyết định ở chiến dịch Biên giới

Câu 5. Mục đích mở chiến dịch Biên giới của ta là gì?

Trả lời:

Trung ương Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm:

- Tiêu diệt một bộ phận lực lượng địch

- Khai thông con đường liên lạc quốc tế giữa nước ta với Trung Quốc và các nước dân chủ trên thế giới

- Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo điều kiện đẩy mạnh công cuộc kháng chiến tiến lên

Câu 6. Trình bày tóm tắt diễn biến chiến dịch Biên giới thu đông 1950?

Trả lời:

- Mờ sáng ngày 16 - 9 - 1950, ta ở cuộc tấn công vào cứ điểm Đông Khê, mở màn cho chiến dịch

- Sáng 18 - 9 - 1950 ta tiêu diệt Đông Khê, uy hiếp Thất Khê, thị xã Cao Bằng bị cô lập; hệ thống phòng ngự của địch trên đường số 4 bị lung lay.

- Quân Pháp ở Cao Bằng được lệnh rút theo đường số 4, đồng thời lực lượng của chúng ở Thất Khê cũng được lệnh tiến đánh Đông Khê để đón cánh quân từ Cao Bằng xuống, rồi cùng rút về xuôi

- Quân ta mai phục chặn đánh địch trên Đường số 4, hai cánh quân Cao Bằng và Thất Khê bị thiệt hại nặng nên không liên lạc được với nhau. Đến Thất Khê bị uy hiếp, quân Pháp buộc phải rút bề Na Sầm, rồi Lạng Sơn và đến ngày 22-10 thì rút khỏi Đường 4

Câu 7. Kết quả của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950?

Trả lời:

- Ngày 22-12-1950, chiến dịch kết thúc thắng lợi, ta đã giải phóng vùng biên giới Việt - Trung dài 750km từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 vạn dân.

- Chọc thủng "Hành lang Đông - Tây"

- Phá vỡ thế bao vây cả trong lẫn ngoài của địch đối với căn cứ địa Việt Bắc

- Làm phá sản Kế hoạch Rơ - ve của Pháp

Câu 8. Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 thắng lợi có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Ý nghĩa của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950:

- Thắng lợi của chiến dịch Biên giới đã mở đầu giai đoạn quân ta giành quyền chủ động đánh địch trên trên chiến trường chính Bắc Bộ

- Thắng lợi này chứng minh sự trưởng thành của quân đội và cuộc kháng chiến của chúng ta, đã chuyển từ thế phòng ngự sang thế tiến công, đẩy quân Pháp vào thế bị động.

- Sau thắng lợi Biên giới, quân ta chủ động mở các chiến dịch trên chiến trường chính Bắc Bộ và giành nhiều thắng lợi

Câu 9. Tình thế của thực dân Pháp sau thất bại trong chiến dịch Biên giới 1950 như thế nào?

Trả lời:

Sau thất bại trong chiến dịch Biên giới 1950, Pháp lâm vào thế bị động, càng suy yếu và gặp nhiều khó khăn về tài chính, quân sự

Câu 10. Mĩ có âm mưu gì ở Đông Dương sau thất bại của Pháp tại chiến dịch Biên giới 1950?

Trả lời:

Lợi dụng sự suy yếu của thực dân Pháp, đế quốc Mĩ tăng cường viện trợ cho Pháp đẩy mạnh chiến tranh để thực hiện âm mưu can thiệp sâu vào Đông Dương, làm cho Pháp lệ thuộc vào Mĩ, từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương

Câu 11. Sự kiện nào chứng tỏ Mĩ ngày càng can thiệp sâu vào chiến tranh ở Đông Dương?

Trả lời:

Mĩ kí với Pháp "Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương", ngày 13-12-1950, đây là hiệp định viện trợ quân sự, kinh tế - tài chính của Mĩ cho Pháp và bù nhìn

Câu 12. Sau thất bại chiến dịch Biên giới 1950, thực dân Pháp đã có âm mưu gì?

Trả lời:

Sau thất bại chiến dịch Biên giới 1950, thực dân Pháp phải dựa nhiều hơn vào Mĩ, thực hiện âm mưu đẩy mạnh chiến tranh, giành lại quyền chủ động chiến lược đã mất. Tháng 12 - 1950, Pháp đưa ra kế hoạch Đờ Lát đờ Tát - xi - nhi. Đây là kế hoạch của địch nhằm gấp rút xây dựng lực lượng, bình định vùng tạm chiếm, kết hợp với phản công và tiến công lực lượng cách mạng

Câu 13. Nội dung chủ yếu của kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi là gì?

Trả lời:

Nội dung kế hoạch gồm 4 điểm chính:

- Gấp rút tập trung quân vào Âu - Phi nhằm xây dựng một lực lượng cơ động chiến lược mạnh, đồng thời ra sức phát triển ngụy quân để xây dựng "quân đội quốc gia"

- Lập tuyến phòng thủ "boong-ke" (công sự xi măng cốt sắt), thành lập "vành đai trắng" bao quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ nhằm ngăn chặn chủ lực của ta và kiểm soát việc ta đưa nhân tài, vật lực ra vùng tự do

- Tiến hành "chiến tranh tổng lực" bình định vùng tạm chiếm, vơ vét sức người, sức của của nhân dân để tăng cường lực lượng của chúng

- Đánh phá hậu phương của ta bằng biệt kích, thổ phỉ, gián điệp; kết hợp oanh tạc bằng phi pháp với chiến tranh tâm lý và chiến tranh kinh tế

Câu 14. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng được tiến hành trong hoàn cảnh nào?

Trả lời:

- Đầu năm 1950, ta đã có thắng lợi ngoại giao đầu tiên, thắng lợi quân sự trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 và trong hoàn cảnh phải đứng trước âm mưu mới của Pháp và can thiệp ngày càng sâu của Mĩ nhằm giành lại quyền chủ động của chúng trên chiến trường đã làm cho cuộc chiến tranh ở Đông Dương trở nên cam go, phức tạp

- Trước tình hình đó, việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng để đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Để đáp ứng yêu cầu mới, Đảng tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (từ 11 đến 19-12-1951) tại Chiêm Hóa (Tuyên Quang)

Câu 15. Nêu những nội dung cơ bản của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng?

Trả lời:

Từ ngày 11 đến ngày 19 - 2- 1951, Đảng Cộng sản Đông Dương họp Đại hội đại biểu lần thứ II tại Chiêm Hóa (Tuyên Quang)

- Đại hội đã thông qua Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh và báo cáo bán về cách mạng Việt Nam của Tổng bí thư Trường Chinh

+ Báo cáo chính trị nêu nhiệm vụ chủ yếu trước mặt của cách mạng Việt Nam là "Tiêu diệt thực dân Pháp và đánh bại bọn can thiệp Mĩ, giành thống nhất, độc lập hoàn toàn, bảo vệ hòa bình thế giới"

+ Bàn về cách mạng Việt Nam nêu nhiệm vụ chống phong kiến phải được thực hiện đồng thời với nhiệm vụ chống đế quốc, nhưng làm từng bước, có kế hoạch để vừa bồi dưỡng lực lượng kháng chiến, vừa giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân kháng chiến

- Đại hội quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai, lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam. Lào và Campuchia xây dựng ở mỗi nước một Đảng riêng phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi nước để lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi.

- Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị của Đảng do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch và Trường Chinh làm Tổng bí thư

Câu 16. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

Trả lời:

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng là mốc đánh dấu bước trưởng thành của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng, có tác dụng thúc đẩy cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi.

Câu 17. Hãy nêu những thành tựu đạt được về chính trị trong phát triển hậu phương hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng

Trả lời:

- Thống nhất hai tổ chức Việt Minh và Hội Liên Việt thành một mặt trận duy nhất là Mặt trận Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (Mặt trận Liên Việt). Đảng Lao động Việt Nam chính thức ra mắt trước đại biểu nhân dân tham dự Đại hội

- Ngày 11-3-1951, Mặt trận Liên Việt, Mặt trận Khơ - me và Mặt trận Lào họp Hội nghị đại biểu, thành lập "Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào"

- Phong trào thi đua yêu nước ngày càng ăn sâu và lan rộng trong các ngành, các giới, làm nảy nở nhiều đơn vị, cá nhân ưu tú.

Câu 18. Hãy nêu những thành tựu đạt được về kinh tế trong phát triển hậu phương hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng?

Trả lời:

- Năm 1952, Đảng và Chính phủ vận động toàn dân tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm

- Chấn chỉnh chế độ chính khóa, xây dựng nền tài chính, ngân hàng và thương nghiệp

- Phát động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất. Tháng 12-1953, Quốc hội thông qua "Luật cải cách ruộng đất"

- Đến tháng 7 - 1954, ta thực hiện tất cả 5 đợt giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất ở một số xã thuộc vùng tự do

Câu 19: Hãy nêu những thành tựu đạt được về văn hóa, giáo dục trong phát triển hậu phương hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng?

Trả lời:

- Tiếp tục thực hiện cải cách giáo dục theo 3 phương châm: phục vụ kháng chiến, phục vụ sản xuất, phục vụ dân sinh.

- Số người đi học và học sinh phổ thông, số sinh viên đại học và trung học chuyên nghiệp năm 1954 đều tăng so với năm 1950.

Trên đây là bài Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950-1953) được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Giải bài tập Lịch sử 9 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Lịch sử lớp 9 và một số bài Giải bài tập Lịch Sử 9 ngắn nhất, Giải Vở BT Lịch Sử 9. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Lịch sử 9

    Xem thêm