Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SGK Lịch sử 9 bài 25

Giải bài tập SGK Lịch sử 9 bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp

Giải bài tập SGK Lịch sử 9 bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950) được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp bài tập và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời các quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 9 Bài 25 trang 104: Trước ngày 19-12-1946, thực dân Pháp đã có những hành động gì nhằm đẩy nước ta nhanh tới chiến tranh?

Trả lời:

Pháp bội ước, tìm mọi cách để phá hoại:

- Ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp tấn công các cơ sở cách mạng, vùng tự do, căn cứ địa của ta.

- Ở Bắc Bộ, ngày 20-11-1946, Pháp đánh chiếm một số vị trí quan trọng ở thành phố Hải Phòng, nổ súng vào quân ta ở thị xã Lạng Sơn.

- Tại Hà Nội, từ đầu tháng 12-1946, thực dân Pháp liên tiếp gây ra những cuộc xung đột vũ trang.

- Ngày 18-12-1946, Pháp gửi tối hậu thư buộc chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự về chiến đấu, giao quyền kiểm soát Thủ đô cho chúng.

+ Pháp tuyên bố: Nếu ta không chấp nhân thì ngày 20-12-1946, chúng sẽ hành động.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 9 Bài 25 trang 104: Chủ tịch Hồ Chí Minh và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến trong hoàn cảnh nào? Nêu nội dung Lời kêu gọi đó.

Trả lời:

- Hoàn cảnh:

+ Pháp bội ước, tìm mọi cách để phá hoại nhằm tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa.

+ Trước âm mưu và hành động trắng trợn của Pháp, Đảng ta đứng trước sự lựa chọn một trong hai con đường: Hoặc đầu hàng hoặc chiến đấu.

+ Ban thường vụ Trung ương Đảng họp hai ngày 18 và 19 -12-1946 tại làng Vạn Phúc, thị xã Hà Đông đã quyết định phát động phong trào toàn quốc kháng chiến.

+ Tối 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

- Nội dung:

+ Vạch rõ âm mưu cướp nước ta một lần nữa của Pháp.

+ Kêu gọi nhân dân đoàn kết đánh giặc.

+ Thể hiện quyết tâm đứng lên chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc và chính quyền vừa giành được của nhân dân Việt Nam.

+ Khẳng định niềm tin tất thắng vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 9 Bài 25 trang 104: Tại sao nói cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta là chính nghĩa và mang tính chất nhân dân?

Trả lời:

- Cuộc kháng chiến của nhân dân ta là chính nghĩa vì:

+ Là cuộc chiến tranh tự vệ.

+ Nhằm chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp nhằm hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, từng bước thực hiện nhiệm vụ dân chủ, đem lại ruộng đất cho nhân dân.

- Cuộc kháng chiến của ta mang tính nhân dân vì:

+ Do toàn dân ta tiến hành, chủ yếu là lực lượng vũ trang của ba thứ quân đó là bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 9 Bài 25 trang 105: Hãy trình bày diễn biến cuộc chiến đấu ở các đô thị cuối năm 1946 – đầu năm 1947 và ý nghĩa của cuộc chiến đấu đó.

Trả lời:

- Từ cuối năn 1946, quân dân ta chủ động tấn công quân Pháp, bao vây, giam chân lực lượng chúng ở Hà Nội và các thành phố, thị xã.

+ Hà Nội:

- Cuộc chiến đấu giữa ta và địch diễn ra ác liệt ở nhiều sân bay, nhà ga, tuyến phố,…trong gần hai tháng.

- Ngày 17-2-1947, Trung đoàn thủ đô thực hiện cuộc rút quân khỏi vòng vây của địch.

+ Tại các thành phố lớn: Nam Định, Huế, Đà Nẵng,… quân ta chủ đọng tấn công địch, loại khỏi vòng chiến đấu một số lực lượng của chúng.

+ Các tỉnh phía Nam đẩy mạnh chiến tranh du kích, chặn đánh địch trên các tuyến giao thông, phá cơ sở hậu cần của chúng.

* Ý nghĩa:

- Tiêu hao sinh lực địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh.

- Giam chân địch một thời gian dài trong các đô thị, tạo ra thế trận cho cuộc chiến tranh nhân dân.

- Bảo vệ Trung ương Đảng, Chính phủ trở lại căn cứ địa an toàn.

- Tạo điều kiện cho ta chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho cuộc kháng chiến lâu dài.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 9 Bài 25 trang 106: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta đã được chuẩn bị như thế nào?

Trả lời:

- Cuối năm 1946, công việc chuẩn bị cho kháng chiến ở Hà Nội được đẩy mạnh, di chuyển máy móc, thiết bị, vật liệu, hàng hóa, lương thực, thực phẩm đến nơi an toàn.

- Tiến hành “tiêu thổ kháng chiến”, vận động, tổ chức nhân dân tản cư, nhanh chóng chuyển đất nước sang thời chiến.

- Sau khi việc di chuyển đã hoàn thành, Nhà nước bắt tay xây dựng lực lượng về mọi mặt để bước vào cuộc chiến đấu lâu dài.

+ Về chính trị: Chia cả nước thành 12 khu hành chính và quân sự.

+ Về quân sự, tuyển chọn dân quân, du kích, đội địa phương và bộ đội chủ lực. Vũ khí vừa tự tạo, vừa lấy của địch để tự trang bị.

+ Về kinh tế:

- Ban hành chính sách để duy trì và phát triển sản xuất, trước hết là sản xuất lương thực, theo khẩu hiệu “Thực túc binh cường", “Ăn no đánh thắng”.

- Nhà tiếp tế được thành lập nhằm bảo đảm nhu cầu về ăn mặc cho lực lượng vũ trang và nhân dân ở hậu phương.

+ Về giáo dục, phong trào Bình dân học vụ tiếp tục được duy trì và phát triển.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 9 Bài 25 trang 107: Hãy trình bày âm mưu và hành động của thực dân Pháp trong cuộc tiến công căn cứ địa Việt Bắc của ta.

Trả lời:

- Âm mưu:

+ Phá tan cơ quan đầu não kháng chiến.

+ Tiêu diệt phần lớn bộ đội chủ lực của ta.

+ Khóa chặt biên giới Việt - Trung, ngăn chặn liên lạc giữa ta với quốc tế.

+ Thành lập chính phủ bù nhìn Bảo Đại, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

- Hành động của Pháp:

+ Pháp huy động 12 000 quân tinh nhuệ và hầu hết máy bay ở Đông Dương, chia thành ba cánh, mở cuộc tiến công căn cứ địa Việt Bắc.

+ Ngày 7 - 10 - 1947, một binh đoàn dù đổ quân xuống chiếm thị xã Bắc Kạn và chiếm thị trấn Chợ Mới, Chợ Đồn.

+ Cùng ngày, một binh đoàn lính bộ từ Lạng Sơn đánh lên Cao Bằng, rồi từ Cao Bằng, một cánh quân khác đánh xuống Bắc Kạn, tạo thành gọng kìm bao vây phía đông và phía bắc căn cứ địa Việt Bắc.

+ Ngày 9-10-1947, một binh đoàn hỗn hợp lính bộ và lính thủy đánh bộ ngược sông Hồng, sông Lô và sông Gâm lên thị xã Tuyên Quang, Chiêm Hóa, Đài Thị, bao vây phía tây căn cứ địa Việt Bắc.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 9 Bài 25 trang 108: Dựa vào lược đồ (Hình 45), trình bày diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947.

Trả lời:

- Tại Bắc Kạn:

+ Quân ta chủ động tiến công, bao vây, tập kích vào những nơi địch chiếm đóng, phục kích trên đường từ Bắc Kạn đi Chợ Mới, Chợ Đồn.

+ Khẩn trương di chuyển các cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ các công xưởng, kho tàng từ nơi địch uy hiếp, chiếm đóng đến nơi an toàn.

- Ở hướng Đông: phục kích chặn đánh địch trên Đường số 4, cản bước tiến của chúng, tiêu biểu là trận đánh phục kích trên đường Bản Sao - đèo Bông Lau ngày 30 - 10 - 1947.

- Ở hướng Tây,

+ Ta phục kích chặn đánh nhiều trận trên sông Lô.

+ Cuối tháng 10 -1947,5 tàu chiến địch có máy bay hộ tống từ Tuyên Quang đi Đoan Hùng lọt vào trận địa phục kích của ta (tại Đoan Hùng).

+ Đầu tháng 11 - 1947, 2 tàu chiến và 1 ca nô địch từ Chiêm Hóa về thị xã Tuyên Quang đã lọt vào trận địa phục kích của ta (tại Khe Lau, ngã ba sông Lô và sông Gâm).

- Phối hợp với cuộc chiến đấu ở Việt Bắc, quân dân ta trên các chiến trường toàn quốc hoạt động mạnh, góp phần kiềm chế quân địch.

=> Pháp rút chạy khỏi Việt Bắc.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 9 Bài 25 trang 109: Hãy cho biết âm mưu của thực dân Pháp ở Đông Dương sau thất bại trong cuộc tiến công Việt Bắc thu – đông 1947.

Trả lời:

- Âm mưu của Pháp ở Đông Dương sau thất bại trong cuộc tiến công Việt Bắc thu – đông 1947:

+ Từ “đánh nhanh thắng nhanh” chuyển sang đánh lâu dài

+ Tăng cường thực hiện chính sách dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.

Giải bài tập Lịch Sử 9 bài 1 trang 109: Tại sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân ta bùng nổ ngày 19-12-1946?

Trả lời:

- Sau Hiệp định sơ bộ (6 – 3 – 1946) và Tạm ước (14 – 9 – 1946), ta đã thực hiện nghiêm chỉnh, nhưng với âm mưu xâm lược lâu dài đất nước ta, Pháp đã bội ước và tăng cường các hành động khiêu khích:

+ Ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp tấn công các cơ sở cách mạng, vùng tự do, căn cứ địa của ta.

+ Ở Bắc Bộ, ngày 20-11-1946, Pháp đánh chiếm một số vị trí quan trọng ở thành phố Hải Phòng, nổ súng vào quân ta ở thị xã Lạng Sơn.

+ Tại Hà Nội, từ đầu tháng 12-1946, thực dân Pháp liên tiếp gây ra những cuộc xung đột vũ trang.

+ Ngày 18-12-1946, Pháp gửi tối hậu thư buộc chính phủ ta giải tán lực lượng tự về chiến đấu, giao quyền kiểm soát Thủ đô cho chúng, nếu ta không chấp nhân ngày 20-12-1946, chúng sẽ hành động.

- Trước những hành động xâm lược của thực dân pháp, ngày 18 và 19 -12 – 1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.

- Ngay trong đêm 19 – 12 – 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và chính phủ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

Bài 2 trang 109 Lịch Sử 9: Đường lối kháng chiến tàn dân, toàn vẹn, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế của Đảng được cụ thể hóa ra sao?

Trả lời:

Đường lối kháng chiến tàn dân, toàn vẹn, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế của Đảng được cụ thể hóa trong:

- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh.

+ Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng.

+ Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổn bí thư Trường Chinh.

- Toàn dân: cuộc kháng chiến do toàn dân tiến hành.

- Toàn diện: diễn ra không chỉ trên mặt trận quân sự mà trân cả mặt trận chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao.

+ Chính trị: củng cố, xây dựng bộ máy chính quyền, xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất.

+ Kinh tế: xây dựng nền kinh tế kháng chiến trên nguyên tắc vừa kháng chiên vừa kiến quốc.

+ Văn hóa: xóa bỏ nền văn hóa ngu dân nô dịch, xây dựng nền văn hóa dân chủ mới.

- Trường kì: kháng chiến lâu dài; phòng ngự, cầm cự, tổng phản công vì quân Pháp còn mạnh.

- Tự lực cánh sinh: Phát huy mọi nỗ lực chủ quan, tránh tình thế bị động.

Bài 3 trang 109 Lịch Sử 9: Phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc chiến đấu thắng lợi ở đô thị và chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947.

Trả lời:

* Ý nghĩa của cuộc chiến đấu thắng lợi ở các đô thị:

- Tiêu hao sinh lực địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh.

- Giam chân địch một thời gian dài trong các đô thị, tạo ra thế trận cho cuộc chiến tranh nhân dân.

- Bảo vệ Trung ương Đảng, Chính phủ trở lại căn cứ địa an toàn.

- Tạo điều kiện cho ta chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho cuộc kháng chiến lâu dài.

* Ý nghĩa thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947:

- Là chiến dịch phản công lớn đầu tiên của ta giành được thắng lợi trong kháng chiến chống Pháp.

- Bảo vệ căn cứ Việt Bắc, bộ đội chủ lực ngày càng trưởng thành.

- Làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp, buộc Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.

- Chứng minh sự đúng đắn trong đường lối kháng chiến của Đảng, sự vững chắc của Căn cứ địa Việt Bắc.

- Chứng tỏ rằng lực lượng của ta ngày càng hùng mạnh, lực lượng của địch ngày càng suy yếu, cuộc chiến thay đổi theo chiều hướng có lợi cho ta.

- Ta có thêm điều kiện để xây dựng và phát triển lực lượng kháng chiến.

- Nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Lịch Sử 9 ngắn nhất

    Xem thêm