Các nước Mĩ La Tinh

Lý thuyết Lịch sử lớp 9: Các nước Mĩ La Tinh được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

Lý thuyết bài: Các nước Mĩ La Tinh

I. NHỮNG NÉT CHUNG.

- Vào đầu thế kỷ XX các nước Mỹ La Tinh đã giành độc lập từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, nhưng sau đó lệ thuộc Mỹ. Cho đến sau Chiến tranh thế giới thứ II Mỹ La Tinh trở thành "sân sau" của Mỹ (sân sau là thuộc địa kiểu mới của Mỹ).

Lược đồ mỹ la tinhLược đồ Mỹ La Tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh, mở đầu bằng cuộc Cách mạng Cu ba (1959).

- Đầu những năm 60 đến những năm 80 của thế kỷ XX, cao trào cách mạng bùng nổ ở Mĩ La-tinh và khu vực được ví như “Lục địa bùng cháy”.

- Kết quả, chính quyền độc tài bị lật đổ, chính phủ dân tộc được thành lập, đã thực hiện nhiều cải cách tiến bộ như ở Chi -lê, Ni- ca -ra -goa.

- Trong công cuộc xây dựng đất nước, Mĩ La-tinh thu nhiều thành tựu như củng cố độc lập chủ quyền, dân chủ hóa sinh hoạt chính trị , tiến hành cải cách kinh tế và thành lập các tổ chức liên minh khu vực về hợp tác và phát triển kinh tế

- Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, tình hình kinh tế chính trị ở Mĩ La-tinh gặp nhiều khó khăn.

II. CU BA - HÒN ĐẢO ANH HÙNG

- Đất nước Cu-ba có hình dạng giống như một con cá sấu vươn dài trên vùng biển Ca-ri-bê, rộng 110.000km2, dân số 11,3 triệu người (2002)

Cu baĐất nước Cu-ba

- Tháng 3-1952 Mỹ lập chế độ độc tài quân sự Ba ti xta.

- Ngày 26-7-1953: Phi-đen Cát-xtơ-rô chỉ huy tấn công trại lính Môn-ca-đa, mặc dù không giành thắng lợi nhưng cuộc tấn công đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh vũ trang ở Cu-ba.

Phi đen caxto

Phi - đen ca-xtơ-rô (bên trái) cùng đồng đội tại căn cứ của quân du kích Cu ba năm 1958

- Năm 1955 tại Mê hi cô, Phi -đen thành lập “Phong trào 26-7” để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới

- 25-11-1956 Phi-đen Cát-xtơ-rô trở về xây dựng căn cứ, được nhân dân ủng hộ, phong trào lan rộng ra cả nước.

-Từ cuối năm 1958, các binh đoàn cách mạng do Phi-đen chỉ huy đã liên tiếp mở các cuộc tiến công.

- Ngày 1-1-1959 chế độ độc tài Ba-ti-xta sụp đổ, cách mạng thắng lợi.

- Sau khi cách mạng thắng lợi Cu ba tiến hành cải cách dân chủ- Cải cách ruộng đất; quốc hữu hóa các xí nghiệp tư bản nước ngoài; thực hiện các quyền tự do dân chủ.

- 1961 Cuba tiến lên Chủ nghĩa xã hội.

- Dù bị Mỹ cấm vận, Cuba vẫn kiên trì xây dựng Chủ nghĩa xã hội và đạt nhiều thành tựu về công nghiệp, y tế, giáo dục, thể thao…kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực….

*Ý nghĩa

- Đem lại độc lập tự do cho nhân dân Cuba.

- Là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mỹ La tinh – cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào đấu tranh ở khu vực .

- Góp phần làm thất bại âm mưu của Mỹ đối với khu vực Mỹ La tinh

*Quan hệ Cuba và Việt Nam luôn tốt đẹp: cả hai đều có kẻ thù chung là Mỹ; cả hai đều là nước XHCN; Cuba giúp đỡ VN tận tình trong kháng chiến chống Mỹ

Câu hỏi thực hành và đáp án bài: Các nước Mĩ La Tinh

1/ Em có nhận xét gì về thời gian giành độc lập của các nước Mĩ La-tinh, châu Phi và châu Á?

Trả lời:

Khác với châu Á, châu Phi, nhiều nước ở Mĩ La-tinh đã giành được độc lập từ những thập niên đầu của thế kỉ XIX như Bra - xin, Ac - hen - ti - na, Peru...

2/ Em hãy cho biết, Mĩ La-tinh bao gồm khu vực nào? Vì sao gọi là Mĩ La-tinh?

Trả lời:

- Mĩ La-tinh chiếm một bộ phận lãnh thổ rộng lớn của châu Mĩ, gồm toàn bộ khu vực Trung - Nam Mĩ và những đảo lớn nhỏ ở vùng biển Caribe, diện tích 20 triệu km2, dân số 500 triệu người (năm 1999)

- Đến cuối thế kỉ XVIII, trừ vài bộ phận nhỏ, tất cả Trung Mĩ cùng Nam Mĩ đều là thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Vì ảnh hưởng của ách nô dịch lâu dài của chế độ thực dân, nên đa số các dân tộc ở Mĩ La-tinh đều sử dụng tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, một số nơi nói tiếng Pháp...là ngôn ngữ thuộc hệ ngôn ngữ La - tinh. Do vậy, lãnh thổ rộng lớn này đã mang tên chung là Mĩ La-tinh.

3/ Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình Mĩ La-tinh có nét gì nổi bật?

Trả lời:

Những thập niên đầu của thế kỉ XIX, nhiều nước ở Mĩ La-tinh đã giành được độc lập từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Nhưng ngay sau đó, một số nước ở lục địa này lại rơi vào vòng lệ thuộc và trở thành "sân sau" của đế quốc Mĩ.

4/ Em hãy nên những nét nổi bật của tình hình Mĩ La-tinh từ sau năm 1945?

Trả lời:

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với ưu thế về kinh tế và quân sự, Mĩ đã tìm mọi cách để biến khu vực Mĩ La-tinh thành "sân sau" của mình và dựng lên các chế độ độc tài thân Mĩ. Không cam chịu cảnh áp bức, cuộc đấu tranh chống đế độ độc tài của nhân dân các nước Mĩ La-tinh lại bùng nổ và phát triển.

- Mở đầu là cách mạng Cuba thành công (1955) đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc, từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, cao trào bùng nổ mạnh mẽ, đấu tranh vũ trang diễn ra ở nhiều nước, Mĩ La-tinh trở thành "lục địa núi lửa". Các chính quyền độc tài phản động ở nhiều nước bị lật đổ, các chính phủ dân tộc dân chủ được thành lập. Thời kì này nổi bật là những sự kiện ở Chi-lê và Ni-ca-na-goa.

- Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, các nước Mĩ La-tinh đã thu được những thành tựu quan trọng: củng cố độc lập chủ quyền, dân chủ hóa sinh hoạt chính trị, tiến hành cải cách kinh tế, thành lập các tổ chức liên minh khu vực về hợp tác và phát triển kinh tế.

- Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, tình hình kinh tế, chính trị ở Mĩ La-tinh gặp nhiều khó khăn, có lúc căng thẳng.

5/ Em có nhận xét gì về phong trào giải phóng dân tộc của Mĩ La-tinh so với phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi?

Trả lời:

Phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh là đấu tranh thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ còn phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi là chống đế quốc tay sai, giành độc lập tự do, thành lập nhà nước độc lập.

6/ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ La-tinh được mệnh danh là "Đại lục núi lửa". Em hãy cho biết vì sao lại có tên gọi như thế?

Trả lời:

Cơn bão cách mạng làm thay đổi cục diện chính trị ở nhiều nước Mĩ La-tinh từ chỗ bị rơi vào vòng nô lệ, bị lệ thuộc và trở thành "sân sau" của Mĩ. Từ khi phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, cuồn cuộn như những ngọn núi lửa tấn công vào chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ, các nước Mĩ La-tinh thành lập chính phủ, giành được quyền dân tộc thực sự.

7/ Cuộc cách mạng Cuba diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào?

Trả lời:

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với sự giúp đỡ của Mĩ, tháng 3-1952, Tướng Ba-ti-sta đã xóa bỏ Hiến pháp tiến bộ, cấm các đảng phái chính trị hoạt động và bắt giam nhiều nhà yêu nước.

- Không cam chịu sự thống trị của chế độ độc tài, nhân dân Cu Ba đã kiên trì tiến hành cuộc đấu tranh chính quyền, mở đầu là cuộc tấn công trại lính Môn-ca-đa vào ngày 26-7-1953, dưới sự chỉ huy của Phi-đen Ca-xtơ-rô

8/ Em giới thiệu vài nét về lãnh tụ Phi-đen Ca-xtơ-rô?

Trả lời:

Phi-đen Ca-xtơ-rô là một luật sư trẻ tuổi có văn phòng luật tại La-ha-ba-na có tinh thần cách mạng cao. Vì thế ông không làm luật sư mà tham gia hoạt động cách mạng. Căm phẫn chế độ độc tài, ông đã tập hợp 135 nam nữ thanh niên yêu nước tấn công pháo đài Môn-ca-đa (26-7-1953).

9/ Vì sao nói cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa (26-7-1953) đã mở ra một giai đoạn mới cho phong trào đấu tranh của nhân dân Cu Ba?

Trả lời

Cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa (26-7-1953) đã mở ra một giai đoạn mới cho phong trào đấu tranh của nhân dân Cu Ba vì đây là một cuộc đấu tranh vũ trang. Từ sau cuộc tấn công đó, cách mạng Cu Ba chuyển sang giai đoạn đấu tranh vũ trang giành thắng lợi với một thế hệ chiến sĩ cách mạng mới, đầu lòng nhiệt tình và kiên cường.

10/ Cuộc đấu tranh lật đổ chế độ độc tài Ba-ti-xta của nhân dân Cu Ba diễn ra như thế nào?

Trả lời

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã giúp tướng Ba-ti-xta làm cuộc đảo chính thiết lập chế độ độc tài quân sự ngày 10/3/1952.

- Sau khi cầm quyền, Ba-ti-xta đã giải tán Quốc hội, xóa bỏ Hiến pháp năm 1940, cấm các đảng phái chính trị hoạt động, chỉ trong 6 năm cầm quyền, Ba-ti-xta đã tàn sát 20.000 chiến sĩ yêu nước và cầm tù hàng chục vạn người.

- Trước sự khủng bố của chế độ độc tài, nhân dân Cu Ba đứng lên đấu tranh mà tiêu biểu là cuộc tấn công vào trại lính Môn-đa-cô ngày 26/7/1953 dưới sự lãnh đạo của Phi-đen Ca-xtơ-rô. Cuộc tấn công tuy thất bại nhưng có ý nghĩa rất lớn. Cũng từ đó phong trào cách mạng 26/7 ra đời...

- Ngày 25/11/1956, Phi-đen Ca-xtơ-rô cùng 81 đồng chí trên con tàu Gran-ma đã trở về Tổ quốc. Vừa đặt chân lên đất liền đã bị quân đội Ba-ti-xta bao vây, tấn công. Phần lớn các chiến si hy sinh, chỉ còn lại 12 chiến sĩ trong đó của Phi-đen. Ông quyết định rút về vùng núi Xi-e-ra Ma-e-xtơ-ra...

- 1957-1958: lực lượng cách mạng phá tan nhiều cuộc càn quét của Ba-ti-xta, loại khỏi vòng chiến đấu 1000 tên, bắt sống 443 tên.

- Ngày 30/12/1958, Ba-ti-xta bỏ chạy ra nước ngoài. Ngày 1/1/1959, quân cách mạng đã lật đổ chế độ độc tài Ba-ti-xta

- Tháng 4/1961, sau chiến thắng Hi-rôn, Cu Ba tuyên bố tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- Năm 1965, Đảng Cộng sản Cu Ba đời nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa. Công cuộc xây dựng CNXH đã giành được nhiều thành tựu to lớn. Hiện nay, do chính sách bao vây, cấm vận của Mĩ, Cu Ba đang gặp nhiều khó khăn song Cu Ba vẫn kiên định con đường CNXH.

11/ Cách mạng Cuba thành công có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

Trả lời:

- Đánh dấu bước phát triển mới của phong trào dân tộc ở Mĩ La-tinh

- Làm thất bại âm mưu của Mĩ trong việc chinh phục Cu Ba.

- Cổ vũ phong trào đấu tranh của các nước trong khu vực

- Xứng đáng là lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh

Trên đây là bài Các nước Mĩ La Tinh được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Giải bài tập Lịch sử 9 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Lịch sử lớp 9 và một số bài Giải bài tập Lịch Sử 9 ngắn nhất,Giải Vở BT Lịch Sử 9. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Đánh giá bài viết
1 2.151
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Lịch sử 9

    Xem thêm