Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Bạn đã dùng hết 2 lần làm bài Trắc nghiệm miễn phí. Mời bạn mua tài khoản VnDoc PRO để tiếp tục! Tìm hiểu thêm

Bài kiểm tra kiến thức Toán lớp 4 Chủ đề 4 - Nâng cao

Mô tả thêm:

Trắc nghiệm môn Toán lớp 4 Chủ đề 4: Một số đơn vị đo đại lượng sách Kết nối tri thức giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức đã học trong chủ đề 4. Thông qua các câu hỏi trắc nghiệm, các em được rèn kĩ năng giải các bài tập Toán lớp 4. Mời các em cùng làm bài kiểm tra.

  • Thời gian làm: 35 phút
  • Số câu hỏi: 15 câu
  • Số điểm tối đa: 15 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Bắt đầu làm bài
  • Câu 1: Vận dụng

    Một căn phòng hình chữ nhật có chiều dài 15m, chiều rộng 9m. Người ta xây một bục sân khấu có chiều dài 7m, chiều rộng 5m. Diện tích phần không xây bục là:

    Diện tích căn phòng là: 15 × 9 = 135 (m2)

    Diện tích bục sân khấu là: 7 × 5 = 35 (m2)

    Diện tích phần không xây bục là: 135 - 35 = 100 (m2)

  • Câu 2: Vận dụng

    Một tấm bìa hình chữ nhật có chiều dài là 50 dm, chiều rộng là 1m. Diện tích của tấm bìa hình chữ nhật đó là bao nhiêu xăng-ti-mét vuông?

    Đổi 50 dm = 5m

    Diện tích tấm bìa là: 5 × 1 = 5 (m2)

    Đổi 5 m2 = 50 000 cm2

  • Câu 3: Vận dụng

    Một bức tường hình vuông có chu vi là 3 600 cm. Diện tích của tấm bìa đó là:

    Độ dài cạnh của bức tường là: 3 600 : 4 = 900 (cm)

    Đổi 900 cm = 9m

    Diện tích của bức tường là: 9 × 9 = 81 (m2)

  • Câu 4: Vận dụng cao

    Chọn đáp án đúng nhất:

    Một tấm bìa hình chữ nhật có chiều dài là 6 dm, chiều rộng bằng nửa chiều dài. Người ta dán các con tem lên \frac{1}{3}\(\frac{1}{3}\) diện tích tấm bìa. Phần diện tích không dán tem là:

    chiều rộng tấm bìa là: 6 : 2 = 3 (dm)

    Diện tích tấm bìa là: 6 × 3 = 18 (dm2) = 180 000 (mm2)

    Diện tích phần dán tem là: 180 000 : 3 = 60 000 (mm2)

    Diện tích phần không dán tem là: 180 000 - 60 000 = 120 000 (mm2)

  • Câu 5: Thông hiểu

    Năm 1988 kỉ niệm 700 năm chiến thắng Bạch Đằng tan quân Mông Nguyên lần thứ ba. Vậy trận chiến xảy ra vào thế kỉ nào?

    Trận chiến thẳng Bạch Đằng đánh tan quân Mông Nguyên diễn ra vào năm:

    1988 - 700 = 1288

    Năm 1288 thuộc thế kỉ XIII

  • Câu 6: Vận dụng

    Thực hiện tính: 75 tấn : 5 - 136 kg = .....

    75 tấn : 5 - 136 kg

    75 000 kg : 5 - 136 kg = 14 864 kg

  • Câu 7: Vận dụng

    Đồng hồ đang chỉ 1 giờ 30 phút. Hỏi sau 480 giây nữa thì đông hồ chỉ mấy giờ?

    Ta thấy: 480 = 60 × 8

    Vậy đổi 480 giây = 8 phút.

    Đồng hồ đang chỉ 1 giờ 30 phút. Sau 480 giây (hay 8 phút) nữa thì đồng hồ chỉ 1 giờ 38 phút.

  • Câu 8: Vận dụng

    Sắp xếp các đơn vị đo khối lượng sau theo thứ tự tăng dần: 36 tấn, 3 tấn 6 tạ, 7 000 kg, 170 yến

    Đổi đơn vị đo:

    36 tấn = 36 000 kg

    3 tấn 6 tạ = 3 600 kg

    170 yến = 1 700 kg

    7 000 kg

  • Câu 9: Vận dụng cao

    Tờ giấy hình chữ nhật có chiều dài 10 dm, chiều rộng 8 dm. Tờ giấy hình vuông có chu vi bằng chu vi của tờ giấy hình chữ nhật. Tính diện tích của tờ giấy hình vuông?

    Chu vi của tờ giấy hình chữ nhật cũng là chu vi của tờ giấy hình vuông là:

    (10 + 8) × 2 = 36 (dm)

    Độ dài cạnh của tờ giấy hình vuông là:

    36 : 4 = 9 (dm)

    Diện tích của tờ giấy hình vuông là:

    9 × 9 = 81 (dm2)

  • Câu 10: Thông hiểu

    Điền số thích hợp vào chỗ trống:

    8 tạ 3 yến = 83yến

    Đáp án là:

    8 tạ 3 yến = 83yến

    8 tạ 3 yến = 80 yến + 3 yến = 83 yến

  • Câu 11: Vận dụng cao

    Sắp xếp các số đo khối lượng: 700 kg, 7 tấn, 7 tạ 5 yến theo thứ tự từ bé đến lớn là:

    Đổi: 7 tấn = 7 000 kg ; 7 tạ 5 yến = 7 050 kg

    Vì 700 kg < 7 000 kg < 7 050 kg

    Nên thứ tự các số đo khối lượng từ bé đến lớn là: 700 kg; 7 tấn; 7 tạ 5 yến

  • Câu 12: Vận dụng

    Một kho lương thực trong hai đợt nhập được 44 500 kg thóc, biết đợt thứ nhất, nếu kho đó nhập thêm 1 tạ 25 kg lương thực thì sẽ nhập được 25 tấn. Hỏi đợt thứ hai kho lương thực nhập vào bao nhiêu ki-lô-gam thóc?

    Đổi 25 tấn = 25 000 kg ; 1 tạ 25 kg = 125 kg

    Đợt thứ nhất, kho đã nhập vào số lương thực là: 25 000 - 125 = 24 875 (kg)

    Đợt thứ hai, kho đã nhập vào số lương thực là: 44 500 - 24 875 = 19 625 (kg)

  • Câu 13: Thông hiểu

    1 tấm bìa có diện tích là 8 dm². Trang cắt bớt đi một nửa diện tích tấm bìa. Tấm bìa còn lại có diện tích là:

    Tấm bìa còn lại có diện tích là:

    8 : 2 = 4 (dm2)

    Đổi 4 dm2 = 40 000 mm2

  • Câu 14: Vận dụng cao

    Đọc bài toán sau và chọn khẳng định đúng nhất:

    3 bạn cùng làm một phép tính. Trang làm xong trong 16 giây, Dũng làm xong trong \frac{1}{4}\(\frac{1}{4}\) phút và Hòa làm xong trong \frac{1}{5}\(\frac{1}{5}\) phút.

    Vậy:

    Đổi: \frac{1}{4} phút = 15 giây

    \frac{1}{5} phút = 12 giây

    So sánh: 12 giây < 15 giây < 16 giây

    Vậy Hòa làm xong nhanh nhất, Dũng làm xong thứ hai và Trang làm xong chậm nhất.

  • Câu 15: Vận dụng

    Kho A có 3 tấn 2 kg gạo. Kho B có ít hơn kho A 12 kg gạo. Số ki-lô-gam gạo ở kho B là:

    Đổi 3 tấn 2 kg = 3 002 kg

    Số gạo xe thứ hai chở là:

    3 002 - 12 = 2 990 (kg) = 299 yến

Bạn còn 2 lượt làm bài tập miễn phí. Hãy mua tài khoản VnDoc PRO để học không giới hạn nhé! Bạn đã dùng hết 2 lượt làm bài tập miễn phí! Hãy mua tài khoản VnDoc PRO để làm Trắc nghiệm không giới hạn và tải tài liệu nhanh nhé! Mua ngay

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Bài kiểm tra kiến thức Toán lớp 4 Chủ đề 4 - Nâng cao Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo