Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập hàng ngày Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tuần 15 Thứ 4

Bạn đã dùng hết 2 lần làm bài Trắc nghiệm miễn phí. Mời bạn mua tài khoản VnDoc PRO để tiếp tục! Tìm hiểu thêm
Mô tả thêm:

Bộ đề gồm các câu hỏi tổng hợp nội dung Đọc hiểu văn bản và Luyện từ và câu được học ở Tuần 15 trong chương trình Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Kết nối tri thức.

HS đọc lại các nội dung sau trước khi làm bài tập:

  1. Văn bản: Tập hát quan họ
  2. Luyện từ và câu: Điệp từ, điệp ngữ
  • Thời gian làm: 15 phút
  • Số câu hỏi: 12 câu
  • Số điểm tối đa: 12 điểm
Bắt đầu làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Nhận biết

    Nêu nguồn gốc tên gọi của nhân vật "bà Trưởng".

  • Câu 2: Nhận biết

    Nhân vật tôi nhận xét như thế nào về khung cảnh ngôi nhà của bà Trưởng?

  • Câu 3: Vận dụng

    Tra từ điển và giải nghĩa từ in đậm trong câu văn sau:

    Táo cổ thụ um tùm rợp bóng, táo chín vỡ thơm nức trên những phiến đá xanh xếp như bộ xa lông đồ sộ ngoài trời.

  • Câu 4: Nhận biết

    Để hát điệu Ngỏ lời, các liền chị phải hát như thế nào?

    (HS có thể chọn nhiều đáp án)

  • Câu 5: Thông hiểu

    Gạch chân dưới hai sự vật được so sánh với nhau trong câu văn sau:

    Táo cổ thụ um tùm rợp bóng, táo chín vỡ thơm nức trên những phiến đá xanh xếp như bộ xa lông đồ sộ ngoài trời.

    Đáp án là:

    Táo cổ thụ um tùm rợp bóng, táo chín vỡ thơm nức trên những phiến đá xanh xếp như bộ xa lông đồ sộ ngoài trời.

  • Câu 6: Thông hiểu

    Nối đúng:

    Điệu Ngỏ lời
    Điệu Thương nhau
    Điệu Giã bạn
    Phải hát với giọng thẹn thùng, e ấp
    Phải hát với giọng lưu luyến, dùng dằng, đau đáu
    Phải hát nồng cháy, thiết tha
    Đáp án đúng là:
    Điệu Ngỏ lời
    Điệu Thương nhau
    Điệu Giã bạn
    Phải hát với giọng thẹn thùng, e ấp
    Phải hát nồng cháy, thiết tha
    Phải hát với giọng lưu luyến, dùng dằng, đau đáu
  • Câu 7: Vận dụng

    Thứ tự các điệu quan họ mà các liền chị học hát có gì đặc biệt?

  • Câu 8: Vận dụng

    Chọn từ ngữ thích hợp trong bảng để điền vào đoạn văn sau:

    Nhà bà Trưởng là một ngôi nhà được bởi cảnh đẹp . Đó là con đường nhỏ cong như , hai bên trồng hoa . Phía trước nhà bà là một rộng có trồng sen, mùa hè nở hoa thơm ngát. Góc vườn là thiên đường của những cây táo . Mùa quả chín, góc vườn lúc nào cũng mùi táo chín vỡ dưới phiến .

    (theo Ngọc Anh)

    bao quanhcổ thụthơm nứchồ nước
    thơ mộngđá xanhtầm xuâncổ ngỗng
    Đáp án là:

    Nhà bà Trưởng là một ngôi nhà được bao quanh bởi cảnh đẹp thơ mộng. Đó là con đường nhỏ cong như cổ ngỗng, hai bên trồng hoa tầm xuân. Phía trước nhà bà là một hồ nước rộng có trồng sen, mùa hè nở hoa thơm ngát. Góc vườn là thiên đường của những cây táo cổ thụ. Mùa quả chín, góc vườn lúc nào cũng thơm nức mùi táo chín vỡ dưới phiến đá xanh.

    (theo Ngọc Anh)

    bao quanhcổ thụthơm nứchồ nước
    thơ mộngđá xanhtầm xuâncổ ngỗng
  • Câu 9: Nhận biết

    Tìm điệp từ, điệp ngữ có trong đoạn thơ sau:

    Thiên địa mỏi mòn trong nước mắt
    Một ngày mới đến, một ngày qua

    (trích Bóng trăng kinh thành)

    → Điệp từ, điệp ngữ trong đoạn thơ là

    Đáp án là:

    Thiên địa mỏi mòn trong nước mắt
    Một ngày mới đến, một ngày qua

    (trích Bóng trăng kinh thành)

    → Điệp từ, điệp ngữ trong đoạn thơ là một ngày

  • Câu 10: Nhận biết

    Tìm điệp từ, điệp ngữ có trong đoạn thơ sau:

    Mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa. Trong nhà bỗng tối sầm, một mùi nồng ngai ngái, xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa. 

    (trích Mưa rào)

    → Điệp từ, điệp ngữ trong đoạn thơ là

    Đáp án là:

    Mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa. Trong nhà bỗng tối sầm, một mùi nồng ngai ngái, xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa. 

    (trích Mưa rào)

    → Điệp từ, điệp ngữ trong đoạn thơ là giọt

  • Câu 11: Thông hiểu

    Nêu tác dụng của điệp từ trong đoạn văn sau:

    Quỳ hai gối lên sàn, cô giáo viết thật to, thật đậm hai chữ: “Bác Hồ”. Y Hoa viết xong, bỗng bao nhiêu tiếng cùng hò reo:

    - Ôi! Chữ cô giáo này! Nhìn kìa!

    - A, chữ, chữ cô giáo!

    (trích Buôn Chư Lênh đón cô giáo)

  • Câu 12: Thông hiểu

    Nêu tác dụng của điệp từ trong đoạn văn sau:

     Mẹ làm suốt ngày
    Đôi tay không ngớt
    Một tay đun bếp
    Một tay bế em
    Một tay cào rơm
    Một tay cấy mạ
    Một tay khâu vá
    Một tay băm bèo
    Một tay nuôi heo
    Một tay cuốc đất
    Một tay đắp đập
    Một tay khai mương
    Một nắng hai sương
    Tay làm không ngớt 

    (trích Đôi tay mẹ)

Bạn còn 2 lượt làm bài tập miễn phí. Hãy mua tài khoản VnDoc PRO để học không giới hạn nhé! Bạn đã dùng hết 2 lượt làm bài tập miễn phí! Hãy mua tài khoản VnDoc PRO để làm Trắc nghiệm không giới hạn và tải tài liệu nhanh nhé! Mua ngay

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Bài tập hàng ngày Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tuần 15 Thứ 4 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
    Mã QR Code
    Đóng